Soạn bài Chí Phèo (trang 67) - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Chí Phèo trang 67 → trang 76 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Chí Phèo (trang 67) - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 67 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc truyện nói chung, các em cần chú ý:

+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.

+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể trình bày bằng một sơ đồ).

+ Những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong truyện? Nhận biết và chỉ ra tác dụng của việc chuyển đổi điểm nhìn (nếu có).

+ Thông điệp mà truyện muốn gửi đến người đọc là gì?

+ Nội dung của tác phẩm khơi gợi ở em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

- Đọc trước truyện Chí Phèo và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản.

Quảng cáo

Trả lời:

- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.

- Tóm tắt: Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

Quảng cáo

- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.

- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:

+ Chí Phèo – bá Kiến:

+ Chí Phèo – Thị Nở:

+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:

- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.

- Điểm nhìn trần thuật trong truyện đa dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.

- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.

Quảng cáo

- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.

- Thông tin về tác giả Nam Cao:

+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam.

+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.

2. Đọc hiểu

*Nội dung chính: Văn bản là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời, ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

Soạn bài Chí Phèo | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

*Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chí Phèo chửi những ai? Tiếng chửi cho thấy điều gì ở Chí?

Trả lời:

- Chí Phèo chửi đời, chửi mình, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những người sinh ra hắn.

- Tiếng chửi cho thấy tình thế bi đát và bi kịch cuộc đời Chí Phèo.

Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Ngôn ngữ trong phần (1) là lời của ai?

Trả lời:

Ngôn ngữ trong phần (1) là lời của người kể chuyện.

Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý những chi tiết tả ngoại hình của Chí Phèo.

Trả lời:

Những chi tiết tả ngoại hình của Chí Phèo: trông đặc như thằng săng đá, đầu trọc, răng cạo trắng hớn, mặt thì đen, cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm, mặc quần nái đen với cái áo tây vàng, ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy.

Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Trong phần (2), Chí Phèo đã có những hành động như thế nào?

Trả lời:

- Những hành động của Chí Phèo trong phần (2):

+ Hắn ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều, say khướt rồi xách một vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến để chửi.

+ Chí chửi bới, đập đầu rạch mặt ăn vạ, lăn lộn dưới đất.

+ Hắn rên rỉ, đòi liều phen sống chết, tính trả thù bố con bá Kiến.

+ Chí mắc mưu, trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Những lời nói, cử chỉ của nhân vật bá Kiến góp phần thể hiện đặc điểm tính cách của nhân vật này như thế nào?

Trả lời:

- Lời nói: Quát mắng người nhà, thân mật gian xảo với Chí Phèo.

- Cử chỉ: Đối đãi tốt với Chí Phèo.

=>Bá Kiến là nhân vật có lòng dạ độc ác, điển hình cho tầng lớp địa chủ, cường hào ác bá ở nông thôn thời bấy giờ: bất nhân, vô lương tâm, nham hiểm, gian hùng, thối nát, bỉ ổi.

Câu 6 (trang 70 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý những từ ngữ, chi tiết thể hiện tâm trạng và những thay đổi của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở.

Trả lời:

- Những từ ngữ, chi tiết nói về tâm trạng của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở: bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài, lòng mơ hồ buồn, hắn nghe thấy những âm thanh thường ngày, nao nao buồn, ao ước có một gia đình nho nhỏ.

- Những thay đổi của Chí: nhận thức Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống, nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc. Lúc này, Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

Câu 7 (trang 71 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý những đoạn độc thoại nội tâm của Chí Phèo.

Trả lời:

Những độc thoại nội tâm của Chí Phèo cho thấy Chí ngẫm ra bao điều về cuộc đời mình, hiện tại của Chí là con số không tròn trĩnh: không vợ, không con, không nhà, không cửa, tương lai chỉ có sự đơn độc.

Câu 8 (trang 72 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý những từ ngữ và câu văn diễn tả tâm trạng của Chí Phèo.

Trả lời:

- Những từ ngữ và câu văn diễn tả tâm trạng của Chí Phèo: hắn tự hỏi rồi tự trả lời, hắn nhớ đến “bà ba” rồi hắn thấy nhục, vì bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều.

=> Tình yêu thương của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.

Câu 9 (trang 73 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Vì sao có sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm trạng của Chí Phèo?

Trả lời:

Sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm trạng của Chí Phèo: hắn muốn Thị về ở với hắn, muốn được làm người lương thiện.

Câu 10 (trang 73 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Bà cô thị Nở có thái độ như thế nào?

Trả lời:

Bà cô thị Nở có thái độ phản đối gay gắt khi biết chuyện cô cháu gái tuổi ba mươi chưa trót đời lại đi quen Chí Phèo.

Câu 11 (trang 73 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Lưu ý thái độ và tâm trạng của thị Nở.

Trả lời:

Thái độ và tâm trạng của thị Nở: lộn ruột, tức, giận dữ nổi lên đùng đùng, chạy đến nhà Chí để chửi.

Câu 12 (trang 74 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Hình dung dáng điệu, ngôn ngữ và hành động của Chí Phèo ở phần (5).

Trả lời:

Dáng điệu, ngôn ngữ và hành của Chí Phèo ở phần (5): vừa đi vừa chửi, dọa giết “nó”, nhưng cuối cùng hắn lại đến nhà bá Kiến đòi lương thiện, giết bá Kiến rồi tự sát.

Câu 13 (trang 75 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Dự đoán: Chí Phèo sẽ làm gì?

Trả lời:

Dự đoán: Chí Phèo đến tìm Bá Kiến, giết Bá Kiến và tự sát.

Câu 14 (trang 75 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý một số chi tiết đặc sắc trong phần kết thúc truyện.

Trả lời:

- Chi tiết kết thúc truyện: Hình ảnh cái lò gạch cũ hiện lên trong tâm trí Thị Nở.

- Kết thúc mở với kết cấu vòng tròn gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm, gửi gắm triết lý của nhà văn. Kết thúc có tính chất dự báo: những cảnh “quần ngư tranh thực”, tình trạng tha hóa lưu manh hóa sẽ còn tiếp diễn.

*Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tóm tắt nội dung của từng phần đã được đánh số trong văn bản.

Trả lời:

- Nội dung của từng phần trong văn bản:

+ Phần (1): Chí Phèo ra tù và tiếng chửi của Chí.

+ Phần (2): Chí Phèo tha hóa, làm tay sai cho Bá Kiến, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

+ Phần (3): Chí thức tỉnh, khao khát hạnh phúc, khao khát trở thành người lương thiện.

+ Phần (4): Bi kịch của Chí Phèo.

+ Phần (5): Cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo với hình ảnh Thị Nở bên cái lò gạch cũ.

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các nhân vật có ảnh hưởng đến số phận Chí Phèo.

Trả lời:

Soạn bài Chí Phèo | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Vì sao Chí Phèo lại mang dao đi giết bá Kiến và tự sát?

Trả lời:

* Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở:

- Hoàn cảnh gặp Thị Nở trong cơn say.

- Trước hết là sự thức tỉnh: khi tỉnh rượu, hắn cảm nhận về không gian, cuộc sống xung quanh, tình trạng của mình… sau đó hắn tỉnh ngộ, cảm nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc của Thị Nở.

- Sau đó là hắn hy vọng, ước mơ lương thiện trở về, đặt niềm hy vọng lớn ở Thị Nở. Hắn đã ngỏ lời với thị, trông đợi thị về xin phép bà cô.

- Tiếp đó là thất vọng và đau đớn: bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo và Thị Nở đã từ chối Chí nhưng hắn vẫn cố níu giữ. Đau đớn và căm hận, Chí quyết giết chết thị và bà cô thị.

- Cuối cùng là phẫn uất và tuyệt vọng: Chí về nhà uống rượu, ôm mặt khóc. Và rồi hắn xách dao đi đến nhà Bá Kiến, đòi lương thiện. Hắn đã giết Bá Kiến và tự sát.

* Khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát vì:

Bá Kiến là nguyên nhân tha hóa của Chí Phèo. Cái xã hội bất công này không cho Chí cơ hội trở lại làm người tốt. Đó là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí.

Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Theo em, nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo là gì? Vì sao? Qua nhân vật này, nhà văn thể hiện những tình cảm, tư tưởng nào?

Trả lời:

- Theo em, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người là nỗi khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo. Vì chính bi kịch này đã khiến Chí mất đi tình yêu với Thị Nở, dẫn đến cái chết của Chí Phèo.

- Qua nhân vật này, Nam Cao đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những kiếp người bị đày đọa, bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân lương thiện. Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho họ. Ông lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động. Nhà văn thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân.

Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích và làm sáng tỏ một số đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện: cách mở đầu truyện, không gian và thời gian, sử dụng chi tiết, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi điểm nhìn,…

Trả lời:

Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:

- Cách mở đầu truyện: mở đầu mới mẻ, sáng tạo độc đáo của nhà văn, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

- Không gian: vùng nông thôn, những căn nhà nơi thôn dã, những con đường làng. 

- Thời gian: thời gian hiện thực hàng ngày, thời gian hồi tưởng, thời gian tương lai, thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai đan xen.

- Sử dụng các chi tiết độc đáo: chi tiết tiếng chửi, chi tiết bát cháo hành, chi tiết cái lò gạch cũ.

- Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho thiên truyện. Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột. Chí Phèo chết nhưng còn bao nhiêu số kiếp Chí Phèo tái diễn?

- Ngôn ngữ: được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện ngắn này. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau.

- Giọng điệu trần thuật: thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiếp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn.

Câu 6 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ không? Nếu có, đó là chủ đề gì? Chủ đề phụ này có liên quan gì với chủ đề chính của tác phẩm?

Trả lời:

- Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ. Đó là: sức mạnh của tình yêu thương, Biết yêu thương và chia sẻ với những người không may lầm đường lạc lối, tạo cơ hội để họ hoàn thiện bản thân và phải biết vượt qua nghịch cảnh để sống đàng hoàng, tử tế.

- Chủ đề phụ cùng với chủ đề chính góp phần làm nổi bật nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Câu 7 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Từ truyện Chí Phèo, có thể nhận thấy những giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh nào? Giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh ấy có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống ngày nay?

Trả lời:

Giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh: Hiện tượng xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên