Soạn bài Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí trang 25, 26, 27, 28, 29 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Định hướng

1.1. Bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể như: nghị luận về một hiện tượng xã hội trong cuộc sống; nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc ngạn ngữ, ca dao,…

1.2. Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:

- Nhận biết đúng dạng đề bàn về tư tưởng, đạo lí (thông qua một câu danh ngôn hay hoặc ngạn ngữ, ca dao,…nêu trực tiếp tư tưởng, đạo lí)?

- Tìm hiểu nội dung cụ thể của tư tưởng, đạo lí ấy, những điều chưa rõ cần giải thích và làm sáng tỏ.

- Xác định tính thời sự và ý nghĩa của vấn đề tư tưởng, đạo lí mà đề văn nêu lên đối với xã hội nói chung, thế hệ trẻ nói riêng.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: xác định luận đề, các luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. Các luận điểm, lí lẽ phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu. Các dẫn chứng có thể lấy từ đời sống, trong lịch sử và trong tác phẩm văn học. Bố cục bài viết theo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

Quảng cáo

- Thể hiện rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề, vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm của người viết.

2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Bài tập: Suy nghĩ về câu cách ngôn: “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.”.

a) Chuẩn bị

- Tìm hiểu đề bài để biết các thông tin chính trước khi viết (trọng tâm vấn đề, kiểu bài, phạm vi bàn luận,…).

- Đọc kĩ các nội dung nêu lên ở mục 1. Định hướng.

- Tìm các tư liệu liên quan đến đề tài đã xác định (các bài viết, câu chuyện, tranh, ảnh,…)

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.” nghĩa là thế nào?

Quảng cáo

→ “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.” nghĩa là khi bạn suy nghĩ và hướng mình tới những điều tốt đẹp, thì những u ám, xấu xa, khó khăn hay thời kỳ tăm tối kia sẽ bị đẩy lùi, quên lãng và chìm vào quá khứ.

+ Tại sao cứ hướng về Mặt Trời, bóng tối lại ngả phía sau lưng bạn?     

→ Cứ hướng về Mặt Trời, bóng tối ngả phía sau lưng bạn là miêu tả sự thật hiển nhiên khi bạn hướng mình về phía ánh sáng thì bóng của bạn sẽ ngả về sau.

+ Điều đó được thực hiện cụ thể như thế nào?

→ Khi ta luôn hướng về những điều tốt đẹp thì tự bản thân sẽ hoàn thiện hơn, ít đi những bóng tối. Ví dụ: Trong công việc nhiều khi ta gặp vô vàn khó khăn thâm chí là thất bại điều quan trọng là ta phải có niềm tin đứng lên khi vấp ngã.

+ Câu cách ngôn trên có giá trị gì?

→ Có giá trị về bài học nhận thức và hành động: luôn hướng về những gì tốt đẹp, rèn luyện ý chí, sống lạc quan, nhân ái hơn.

 - Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Quảng cáo

Mở bài

Nêu vấn đề bằng một trong các cách: phản đề, so sánh, đặt câu hỏi,…

Thân bài

Giải quyết vấn đề:

+ Giải thích câu cách ngôn bằng cách đặt câu hỏi: Là gì? Tại sao?

+ Phân tích: Thể hiện như thế nào?

+ Chứng minh: Bằng chứng cụ thể là gì?

+ Bình luận: Có giá trị và tác động như thế nào?

Kết bài

Tổng hợp vấn đề một trong các cách: tóm lược, phát triển, vận dụng, liên tưởng,…

c) Viết

Viết bài văn gồm ba phần lớn theo dàn ý trên. Trong khi viết, các em cần chú ý:

- Mở bài: Nêu vấn đề (luận đề).

- Thân bài:

Soạn bài Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

+ Gồm các đoạn văn, nêu các ý lớn (luận điểm) làm sáng tỏ cho luận đề.

+ Các luận cứ (a, b, c,…) trong mỗi đoạn làm rõ cho luận điểm. Ví dụ:

Đoạn 1: (Luận điểm 1)

Soạn bài Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

- Kết bài: Tổng hợp các ý đã nêu hoặc mở rộng vấn đề.

*Bài viết tham khảo

Có bao giờ bạn nghĩ tại sao những khó khăn cứ chồng chất khó khăn? Có bao giờ bạn nghĩ thần may mắn không mỉm cười với bạn nữa khi mà toàn những chuyện khiến bạn phải đau đầu suy nghĩ? Dũng cảm đối mặt với thử thách hay là đầu hàng với số phận an bài đều do bạn quyết định và lựa chọn nhưng nếu là tôi thì chắc chắn tôi sẽ tiếp tục đương đầu với những khó khăn vì tôi luôn tin rằng “hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ở sau lưng bạn”

Ánh nắng mặt trời là ánh nắng rực rỡ do thiên nhiên và tạo hóa tạo nên.Một khi chúng ta hướng về phía mặt trời nghĩa là chúng ta đi về phía có ánh sáng, có điều tốt đẹp để đẩy lùi những bóng tối, và bóng của mình sẽ ngả về sau lưng,đó là những khó khăn vất vả

Trong cuộc sống của chúng ta ai cũng có những khó khăn của mình. Khó khăn là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Không phải lúc nào con đường chúng ta đi lúc nào cũng bằng phẳng mà sẽ có lúc chúng ta phải đương đầu với những thử thách đó. Vì vậy để vượt qua con đường đó chúng ta không còn cách nào khác là vượt qua những trở ngại đó rồi sẽ tìm thấy con đường mới lạ và tươi đẹp hơn. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có một bản lĩnh sống kiên cường đứng dậy sau những lần vấp ngã đó. Chẳng có ai cả một đời suôn sẻ mà không bị vấp ngã, căn bản chúng ta sẽ làm gì khi bị vấp ngã mà thôi. Đó là lúc chúng ta cần hướng tới phía có mặt trời

Mặt trời ấy là sự phấn đấu nỗ lực trong học tập của những sĩ tử đã bị rớt trong kì thi và tiếp tục bắt đầu lại, mặt trời là những hy vọng của người nông dân trong ngày mùa thu hoạch và mặt trời còn là những động lực giúp những em bé khuyết tật vươn lên trong cuộc sống, đi qua nỗi đau mất mát để tìm kiếm những tia hi vọng cho mình. Thế đấy thực sự là muôn hình vạn trạng, muôn vàn khó khăn trong những bước đường đi. Có những số phận còn đau thương, còn bi đát hơn chúng ta rất nhiều nhưng họ vẫn sống, vẫn vô tư và vẫn tin vào điều kì diệu trong cuộc sống. đó chính là những ánh sáng đang đẩy lùi những bóng tối về phía sau lưng, khó khăn thất bại nào rồi cũng sẽ qua, căm bản mình biết vượt qua khó khăn như thế nào sau mỗi lần vấp ngã

“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”. Một câu danh ngôn nhưng chứa đựng trong đó là biết bao những triết lý về nhân sinh, lời khuyên đúng đắn cho những ai đang gặp khó khăn thì hãy luôn sống lạc quan và yêu đời. Hãy tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp đang chờ bạn ở phía trước

Đáng tiếc thay trong xã hội ngày nay vẫn có nhiều người sống thiếu niềm tin, không có niềm tin vào cuộc sống, khi vấp ngã chỉ biết than vãn và khóc lóc mà không dám bước lên phía trước. Họ là những con người rất dễ bị nhấn chìm, một là họ bước đi và tìm thấy cho mình cơ hội và hai là họ bị tụt lại. Nếu bạn không tiến không một dòng người thì bạn bị đẩy lùi là điều đương nhiên. Với những người này họ luôn sợ hãy và dễ nản lòng. Họ không biết nắm bắt những điều kì diệu trong cuộc sống. Có những cô cậu sinh ra trong gia đình giàu có chưa phải va vấp, chưa nếm trải những khó khăn, suốt ngày chỉ quen chơi bời, hễ cho bị bố mẹ mắng là lại bỏ nhà đi rồi tụ tập bạn bè rượu chè đàn đúm. Hay có nhiều bạn thi trượt đại học rồi nản chí bỏ cuộc mà không bước tiếp rồi nghĩ quẩn có thể tìm đến những cái chết, thân xác là do bố mẹ bạn tặng, tạo hóa ban tặng cho chúng ta cho nên chúng ta phải biết nhìn về phía trước, phải có ý chí vượt qua mọi thử thách

Các bạn ạ! Hãy biết hy vọng và không ngừng hy vọng bởi vì không có ngõ cụt nào mà chúng ta không thể thoát ra được. Có niềm tin chúng ta sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn bao giờ hết, vậy nên chúng ta hãy vượt qua mọi trở ngại của khó khăn, ở đó sẽ có ánh sáng soi chiếu vào bạn. Hãy tin vào điều kì diệu của bản thân tạo ra nhé các bạn

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

- Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở mỗi bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:

+ Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài đã viết.

+ Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.

+ Tự đánh giá kết quả viết.

- Việc kiểm tra, chỉnh sửa cần chú ý những yêu cầu sau đây:

Phương diện kiểm tra, đánh giá

Câu hỏi kiểm tra

Nội dung

+ Mở bài: Có giới thiệu được khái quát nội dung bài viết không? (Ở bài này là bạn về một lối sống tích cực qua một câu cách ngôn).

+ Thân bài:

●   Đã nêu được các nội dung cụ thể làm rõ cho nội dung khái quát đã nêu ở mở bài chưa? (Ở bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận câu cách ngôn).

●   Bài viết đã đủ ý chưa? Các ý có phù hợp với vấn đề nghị luận và luận điểm không?

●   Nội dung cụ thể: Lí lẽ và bằng chứng có sinh động, đặc sắc, giàu sức thuyết phục?

●   Có phát biểu được những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân sâu sắc không?

+ Kết bài: Đã tổng hợp và gợi mở được vấn đề cần bàn luận trong bài chưa? (Ở bài này là ý nghĩa của lối sống tích cực).

Hình thức

+ Bài viết có đủ ba phần và nội dung (độ dài) các phần có cân đối không?

+ Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận trong khi viết hay chưa?

+ Bài viết còn mắc những lỗi nào (dùng từ, đặt câu, chính tả,…)?

Tự đánh giá

+ Mức độ đáp ứng yêu cầu mà bài viết đã đạt được?

+ Em thấy hứng thú hoặc khó khăn nhất khi thực hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết?

 

2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Mở bài, kết bài và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận.

a) Cách thức

- Nhiệm vụ của Mở bài là nêu lên vấn đề cần bàn luận trong bài viết. Có thể mở bài bằng các cách sau:

Tên

Cách thức

Nêu phản đề

Người viết nêu lên giả định ngược với điều mình muốn khẳng định, sau đó giới thiệu điều mình muốn khẳng định (chính đề).

Nêu câu hỏi

Người viết nêu vấn đề bằng cách đặt ra các câu hỏi trước vấn đề sẽ bàn luận trong bài.

So sánh

Người viết so sánh hai hiện tượng, sự vật, sự việc, con người,…Từ đó, dẫn vào vấn đề cần bàn luận.

- Nhiệm vụ của Kết bài là tổng hợp và gợi mở vấn đề có thể suy nghĩ tiếp từ nội dung cần bàn luận trong bài viết. Có thể kết bài bằng các cách sau:

Tên

Cách thức

Tóm lược vấn đề

Người viết tóm tắt lại các nội dung đã trình bày ở thân bài.

Phát triển vấn đề

Người viết mở rộng thêm vấn đề đã đặt ra trong bài,

- Câu chuyển đoạn: Để đảm bảo cho bài văn liền mạch, có lô gích giữa các đoạn văn, cần có câu chuyển đoạn. Ví dụ: chuyển từ đoạn giải thích sang đoạn chứng minh cho tính đúng đắn của một cách ngôn, có thể viết: “Vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn nêu trên đã được thể hiện rất sinh động trong cuộc sống và trong nhiều tác phẩm thơ văn.”.

b) Bài tập

Từ đề bài đã nêu ở ý 2.1, mục 2. Thực hành, các em hãy:

- Viết mở bài bằng một trong ba cách sau:

+ Nêu phản đề: “Có người cho rằng, trong cuộc sống, ai cứ hăng hái đi đầu, sống mạnh mẽ, tích cực, dễ bị ghen ghét, thiệt thòi. Thực ra thì không phải như vậy….?

+ Đặt câu hỏi: “…”

+ So sánh: “…”

- Viết kết bài bằng một trong hai cách đã nêu: Tóm lược vấn đề, phát triển vấn đề.

Trả lời:

- Mở bài tham khảo:

+ Nêu phản đề: Có người cho rằng, trong cuộc sống, ai cứ hăng hái đi đầu, sống mạnh mẽ, tích cực, dễ bị ghen ghét, thiệt thòi. Thực ra thì không phải như vậy. Mỗi người là một vũ trụ thu nhỏ bởi vậy mỗi người sẽ có cho mình một cách sống, một cách suy nghĩ riêng. Nhưng sống và nghĩ như thế nào để chúng ta thấy hạnh phúc, để cuộc đời này có ý nghĩa. Đó chính là một vấn đề đáng quan tâm và đã có ý kiến cho rằng: “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.”.

+ Đặt câu hỏi: Bạn sẽ làm gì khi mà khó khăn dường như lấp kín hết cuộc đời bạn, khi mà thần may mắn không còn mỉm cười với bạn nữa, khi mà xung quanh bạn toàn những tai tiếng và nỗi nhục nhã ê chề bủa vây…? Dũng cảm đối mặt với những thử thách đó hay đầu hàng, phó mặc cho số phận đã an bài? Nếu là tôi, chắc chắn tôi sẽ tiếp tục đương đầu với những khó khăn đó vì tôi luôn tin vào câu cách ngôn nổi tiếng: “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.”.

+ So sánh: “Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương/ Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát”

Trong cuộc sống của mỗi con người ai cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Không một ai cuộc sống lại trải toàn hoa hồng, thảm nhung. Chính vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải biết đứng lên, biết vượt qua khó khăn, thử thách để hướng đến tương lai. Bàn về điều này đã có ý kiến cho rằng: “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.”.

- Kết bài tham khảo:

+ Tóm lược vấn đề: Như vậy, câu cách ngôn “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.” là một lời khuyên về cách sống rất ý nghĩa, đúng đắn. Chúng ta hãy hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, nơi đó ta sẽ tìm thấy sự thành công, sự tươi sáng, đẹp đẽ của chính mình.

+ Phát triển vấn đề: Thật vậy, biết hy vọng và tin tưởng vào những điều tốt đẹp là phương thuốc nhiệm màu giúp chúng ta mạnh mẽ hơn, tự tin hơn trong cuộc sống. Có niềm tin chúng ta sẽ tìm thấy sự chia sẻ, nâng đỡ và tình yêu thương giữa cuộc sống đời thường đầy khó khăn, thử thách này. Vậy nên, tôi, bạn và tất cả mọi người hãy rèn luyện cho mình ý chí, niềm tin để luôn tin rằng ở mỗi người sẽ có một mặt trời chân lý luôn tỏa sáng giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên