Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 63 lớp 11 - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 63 lớp 11 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 63 lớp 11 - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tìm đọc thêm:

- Một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du: Long Thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn đất Long Thành), Điếu La Thành ca giả (Viếng ca nữ đất La Thành), Sở kiến hành (Những điều trông thấy),…

- Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn).

Trả lời:

- Bài thơ Long Thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn đất Long Thành):

Long thành giai nhân,

Bất ký danh tự.

Ðộc thiện huyền cầm,

Cử thành chi nhân dĩ cầm danh.

Học đắc tiên triều cung trung “Cung phụng” khúc,

Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh.

Dư tại thiếu niên tằng nhất kiến,

Giám Hồ hồ biên dạ khai yến.

Thử thời tam thất chánh phương niên,

Quảng cáo

Xuân phong yểm ánh đào hoa diện.

Ðà nhan hám thái tối nghi nhân,

Lịch loạn ngũ thanh tuỳ thủ biến.

Hoãn như luơng phong độ tùng lâm,

Thanh như chích hạc minh tại âm…

(Trích)

- Bài thơ Điếu La Thành ca giả (Viếng ca nữ đất La Thành):

Nhất chi nùng diễm há Bồng Doanh,

Xuân sắc yên nhiên động lục thành.

Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh?

Trủng trung ưng tự hối phù sinh.

Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng

Phong nguyệt không lưu tử hậu danh.

Tưởng thị nhân gian vô thức thú,

Cửu tuyền khứ bạn Liễu Kỳ Khanh.

- Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn)

Quảng cáo

Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô,
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Ngọn đường lê lác đác sương sa,
Lòng nào là chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh,
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,
Còn chi ai quý ai hèn,
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tĩnh bình rưới hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi,
Giải oan, cứu khổ, hồn về tây phương…

(Trích)

Quảng cáo

Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Trên cơ sở phân tích điểm tương đồng giữa bài Đọc Tiểu Thanh kí với đoạn thơ sau trong Truyện Kiều: “Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu/ Nỗi niềm tưởng đến mà đau/ Thấy người nằm đó biết sau thế nào?”, tìm hiểu đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong sáng tác của ông.

Trả lời:

Đề tài Nguyễn Du quan tâm trong sáng tác của ông: Đề tài người phụ nữ được khám phá một cách sâu sắc toàn diện.

Ông luôn trân trọng ngợi ca nhan sắc cũng như sự tài hoa ở họ. Nguyễn Du khóc cho hết thảy kiếp phận đàn bà, đặc biệt là những người con- gái hồng nhan bạc mệnh. Viết về người phụ nữ, nhà thơ luôn bày tỏ một tình cảm yêu mến, trân trọng, ngợi ca không đứng ngoài nhìn vào rồi khóc thương mà Nguyễn Du luôn nhập thân vào những nỗi đau đớn mà người phụ nữ phải chịu đựng.

Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tìm đọc một số bài phân tích, đánh giá về Truyện Kiều (nhất là các bài liên quan đến các đoạn trích trong sách giáo khoa), một số bài thơ viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều (ví dụ: Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu, Bài học nhỏ về nhà thơ lớn của Tế Hanh, Nhớ Tố Như của Huy Cận, Bên mộ cụ Nguyễn Du của Vương Trọng,…).

Trả lời:

Bài phân tích, đánh giá Truyện Kiều

Phạm Quỳnh đã từng khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Từ trước đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du được đánh giá là kiệt tác văn chương của dân tộc. Thật vậy, để làm nên giá trị đó là những đóng góp, sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Du về cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

Trước tiên, dù sáng tác dựa trên cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm tài nhân) song Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới với những sáng tạo về giá trị nội dung. Truyện Kiều mang giá trị hiện thực phản ánh bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam bất công, tàn bạo và xã hội kim tiền chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là lời tố cáo các thế lực đen tối như sai nha, quan xử kiện, … ích kỉ, tham lam, coi rẻ sinh mạng, phẩm giá con người. Tác phẩm còn cho thấy những tác động tiêu cực của đồng tiền: đó là những lời ngon ngọt “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”, là những lần lừa gạt Thúy Kiều vào lầu xanh của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tất cả chung quy lại cũng vì đồng tiền làm tha hóa nhân cách của con người.

Không chỉ dừng lại ở giá trị hiện thực rộng lớn, tác phẩm còn mang những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Truyện Kiều là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa chà đạp con người như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tác phẩm còn thể hiện tiếng nói thương cảm, xót xa của Nguyễn Du trước số phận bi kịch của con người: “Tiếc thay một đóa trà mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về”, để rồi sau này ông thốt lên: Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Thúy Kiều là người con gái tài sắc nhưng số phận lại vô cùng éo le, lấy chữ hiếu làm đầu để rồi sau bao nhiêu trắc trở, nàng lại cô đơn vò võ một mình. Càng xót xa bao nhiêu, nhà thơ lại càng khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người: khát vọng về quyền sống, quyền tự do, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Mối tình Kim Kiều vượt lên trên lễ giáo phong kiến cùng thái độ chủ động của người con gái khi yêu: “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” thể hiện khát vọng tình yêu của con người cùng hình ảnh người anh hùng Từ Hải ẩn chứa ước mơ của tác giả về một xã hội công bằng,… Bởi những giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả đó, Mộng Liên Đường chủ nhân đã từng ca ngợi Nguyễn Du là người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

Không chỉ có những đặc sắc về nội dung mà Truyện Kiều còn mang những nét sáng tạo vô cùng độc đáo về nghệ thuật. Tác phẩm là sự kết tinh các thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Về thể loại, tác phẩm được viết dưới hình thức một truyện thơ Nôm với thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc. Về ngôn ngữ, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm có vận dụng kết hợp linh hoạt với các ca dao, thành ngữ quen thuộc. Nghệ thuật trong Truyện Kiều đã có bước phát triển vượt bậc: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí nhân vật. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhà thơ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại để miêu tả nội tâm và ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tính cách, hoàn cảnh nhân vật. Với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng quen thuộc trong thơ trung đại; với các nhân vật phản diện, nhà thơ thường sử dụng ngôn từ bình dân tả thực. Bên cạnh đó, ông còn có những đặc sắc nghệ thuật khi tả cảnh với bút pháp tả cảnh ngụ tình sinh động, giúp nhân vật thể hiện cảm xúc, tâm trạng của mình một cách gián tiếp. Tất cả đã làm nên một “Truyện Kiều” với những sáng tạo mới mẻ về hình thức thể hiện.

Với những đóng góp to lớn cả về nội dung và nghệ thuật, Truyện Kiều xứng đáng được coi là kiệt tác văn học của dân tộc. Thời gian cứ thế trôi và những gì là thơ, là văn, là tuyệt tác thì luôn còn mãi. Và “Truyện Kiều” cũng vậy…

Bài học nhỏ về nhà thơ lớn – Tế Hanh

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Du

Tôi về Nghi Xuân

Hỏi quê nhà thi sĩ

Một bà cụ trả lời tôi giản dị:

Nguyễn Du nào tôi chẳng nhớ tên

 

Tôi nói thêm: Nguyễn Du người đã viết

Truyện thơ nôm hay nhất, Truyện Kiều

Cụ vội đáp: Thế thì tôi biết

Rẽ hướng này ông hãy đi theo

 

Cụ vui vẻ: Chúng tôi ai chẳng thuộc

Một ít câu Kiều như từ thuở ông cha

Người yêu đoạn cuối Kim Kiều tái hợp

Người yêu đoạn đầu trong cõi người ta

 

Đoạn báo oán báo ân tôi thích nhất

Khi Thuý Kiều vạch tội lũ Hoạn thư

Bọn Khuyển Ưng, Tú bà, Sở Khanh... đền tội ác

Và sư Giác Duyên, chị quản gia... được trả nghĩa nhân từ

 

Tôi chào cụ ra đi, suy nghĩ:

Đây là thơ không biết có thời gian

Nhà thi sĩ của những nhà thi sĩ

Ôi người con yêu quý của Việt Nam!

 

Một nhân vật như Thuý Kiều đã đi vào lịch sử

Chịu thay chúng ta bao áp bức trên đời

Những câu thơ thành ca dao tục ngữ

Ru hồn ta như tiếng mẹ ru nôi

 

Bà cụ không nhớ tên Nguyễn Du có gì đâu đáng trách

Một cái tên như bao cái tên thường

Nhưng cụ đã gửi lòng trong áng sách

Theo dõi đời Kiều từng đoạn từng chương

 

Cuộc gặp gỡ tình cờ đem cho tôi bài học

Như thể qua hai trăm năm, nhà thơ nhắn lại bây giờ

Hãy đi con đường vào trái tim bạn đọc

Người ta có thể quên tên người làm thơ nhưng đừng để quên thơ


1964-1965

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên