Soạn bài Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) ngắn nhất

Soạn bài Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Những đời vua mà ông Quán ghét: vua chúa đắm say tửu sắc, tàn bạo bất nhân, ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo đến đời sống của dân, để triều đại suy tàn

- Những người mà ông Quán thương: những người vì dân vì nước, cả đời bôn ba xuôi ngược, vất vả nhưng sự nghiệp không thành .

=> Cơ sở lẽ ghét thương theo quan điểm của NĐC: cội nguồn sự ghét là lòng thương, thương là gốc, càng yêu thương nhân dân, tiếc thương những người tài đức lại càng căm ghét những kẻ hại dân hại đời.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Phép đối ghét và thương được sử dụng thành công

- Ghét và thương được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh tình cảm

+ Điệp từ “ghét”: tăng sức mạnh cảm xúc

- Điệp từ “thương”: nhấn mạnh tình cảm đối với những người vì dân vì nước

Tác dụng: làm sáng tỏ lẽ ghét thương của NĐC

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” : cội nguồn sự ghét là lòng thương, thương là gốc => hai tình cảm đối lập nhưng thực chất là sự thống nhất, bổ sung, hỗ trợ cho nhau

=> Đây cũng chính là tuyên ngôn về lẽ ghét thương của ông Quán

Luyện tập(trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Câu thơ: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

+ Câu thơ đã bàn đến cội nguồn của sự ghét – xuất phát từ tấm lòng yêu dân, thương dân, yêu thương những điều chính nghĩa mà phải chịu nhiều bất công, người ta mới ghét những điều giả dối, xấu xa, phi nghĩa

+ Câu thơ thể hiện rõ nét tấm lòng nhân đạo của tác giả

Xem thêm các bài soạn Lẽ ghét thương hay, ngắn khác:

Bài giảng: Lẽ ghét thương - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)

- Quê quán: Gia Định 

- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.

- Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù

- Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh

- Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ mua chuộc ông khẳng khái khước từ

 Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân.

- Các tác phẩm chính: chủ yếu bằng chữ Nôm.

  + truyện thơ dài: truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử- Hà Mậu được sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược

+ một số tác phẩm mang nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,... sáng tác sau khi Pháp xâm lược

- Nội dung thơ văn:

  + Mang nặng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa:

    • Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc

    • Những mẫu người lí tưởng trong sáng tác của ông là những con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu độ nhân thế

  + Lòng yêu nước thương dân:

    • Thơ văn chống Pháp của ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, tố cáo tội ác kẻ thù: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ trong trận vong Lục tỉnh,...

    • Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta

    • Biểu dương các anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu vì đất nước: Văn tế Trương Định, Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp

- Nghệ thuật thơ văn

  + Bút pháp trữ tình nồng đậm hơi thở cuộc sống

  + Đậm đà sắc thái Nam Bộ

  + Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

 + Đoạn thơ được trích từ câu 473 đến câu 504 trong truyện “Lục Vân Tiên”, được sáng tác trong những năm đầu của thế kỉ 19, khi ông bị mù về dạy học chữa bệnh cho dân ở quê nhà.

- Thể loại: Truyện thơ Nôm

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục: 

+ Phần 1 (6 câu đầu): Cuộc đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên

+ Phần 2 (10 câu tiếp): Lời ông Quán bàn về lẽ ghét

+ Phần 3 (còn lại): Lời ông Quán bàn về lẽ thương

-   Giá trị nội dung: 

 + Đoạn trích nói lên những tình cảm yêu ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả

-   Giá trị nghệ thuật: 

+ Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên