Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo) ngắn nhất năm 2021

Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo) ngắn nhất

A. Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo) (ngắn nhất)

Câu 1 :

Các câu nghi vấn có trong đoạn trích và chức năng của nó:

a. “Con người… để có ăn ư?” (Thể hiện sự ngạc nhiên và bộc lộ cảm xúc)

b. Dùng để phủ định- bộc lộ cảm xúc, niềm tiếc nhớ khôn nguôi cảnh núi rừng hùng vĩ, tráng lệ, đẹp, nên thơ với con hổ trong tư thế uy nghi làm chủ.

c. “Sao ta… Nhẹ nhàng rơi?”: Cầu khiến và bộc lộ cảm xúc.

d. “Ôi, nếu thế… bóng bay?”: phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Câu 2 :

a- Sao cụ lo xa thế? (…) Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? (…). Ăn hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? (có từ nghi vấn: sao, gì, gì và kết thúc bằng dấu chấm hỏi; dùng để phủ định.).

b- “Cả đàn… ấy, chăn dắt làm sao?” làm sao và dấu chấm hỏi ⇒ biểu thị sự ái ngại, băn khoăn.

c- “Ai… tử?”: ai và dấu chấm hỏi ⇒ khẳng định.

d- gì, sao và dấu chấm hỏi ⇒ dùng để hỏi.

* - Khi đọc từng đoạn trích chú ý các câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi và có các từ nghi vấn: sao, gì, làm sao, ai. Đó là các câu nghi vấn.

* Trong các câu trên, có những câu được thay thế mà ý nghĩa tương đương:

a- Cụ không phải lo xa như thế. Không nên nhịn đói mà tiền để lại. Ăn hết thì đến lúc chết không có tiền mà lo liệu.

b- Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt đàn bò được hay không?

c- Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.

d- Không thể thay thế được.

Câu 3 :

- Bộ phim Harry Potter kết thúc có hậu không bạn?

- Sao chị Dậu lại có số phận đau khổ đến như vậy?

Câu 4 :

Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa ?”, “Cậu đọc sách đấy à ?”, “Em đi đâu đấy ?” không nhằm để hỏi mà để chào, làm quen.

Xem thêm các bài soạn Câu nghi vấn (tiếp theo) hay, ngắn khác:

B. Kiến thức cơ bản

- Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,… và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Top 3 Soạn văn lớp 8 ngắn nhất | Top 3 Soạn bài lớp 8 ngắn nhất được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung chương trình Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên