Soạn bài Viết Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề (trang 52) - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Viết Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề trang 52 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.
- Soạn bài Viết Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề (hay nhất)
- Top 30 Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- (Kết nối tri thức) Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề (ngắn nhất)
- (Chân trời sáng tạo) Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ (ngắn nhất)
Soạn bài Viết Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề (trang 52) - ngắn nhất Cánh diều
1. Định hướng
a) Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề là viết thu hoạch sau khi nghiên cứu về một đề tài đã được thực hiện. Vấn đề nghiên cứu rất đa dạng, phong phú, có thể đó là một vấn đề đặt ra trong học tập gắn với môn học như
- Đặc điểm các nhân vật trong các đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (sử thi Tây Nguyên) và Ra-ma buộc tội (sử thi Ấn Độ).
- Thân phận người phụ nữ trong các bài thơ của Hồ Xuân Hương hoặc qua các nhân vật phụ nữ trong hai vở chèo Kim Nham và Quan Âm Thị Kính.
Nhưng vấn đề nghiên cứu cũng có thể xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, đã và đang đặt ra trong cuộc sống. Ví dụ, vấn đề văn hoá đọc qua báo cáo kết quả nghiên cứu sau đây:
Đọc văn bản: Thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Trả lời câu hỏi:
1. Nhan đề cho biết thông tin gì?
→ Thực trạng văn hoá đọc của sinh viên trường ĐH Công nghiệp Hà Nội và cách phát triển văn hoá đọc
2. Phần tóm tắt có nhiệm vụ như thế nào?
→ Nêu ra ý chính của toàn bộ bài nghiên cứu
3. Chú ý nội dung chính của phần Giới thiệu.
→ Nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện ở trường ĐH Công nghiệp HN
4. Tác giả trích dẫn những gì và cách trích dẫn như thế nào?
→ trích dẫn thông tin cụ thể từ các nguồn tham khảo, mỗi trích dẫn đều được chú thích tên tác giả và năm xuất bản.
5. Phương pháp nghiên cứu ở đây là gì?
→ Nghiên cứu định tính
6. Chú ý các tiêu đề nhỏ để biết kết quả chính của bản báo cáo.
- Nhu cầu đọc
- Thói quen đọc
- Nguồn tài liệu
- Nhu cầu và hứng thú đọc
7. Phương tiện hỗ trợ ở đây có phù hợp không?
→ Phương tiện hỗ trợ là biểu đồ kết quả khảo sát, phù hợp với bài nghiên cứu
8. Các bảng biểu này có tác dụng gì?
→ Giúp người đọc có thể so sánh, phân tích và nhận xét về văn hoá đọc của 2 nhóm người đọc
9. Nội dung chính của phần kết luận là gì?
→ Ý nghĩa của văn hoá đọc
10. Những tài liệu tham khảo này có liên quan đến nội dung báo cáo như thế nào?
→ Những tài liệu này được trích dẫn và sử dụng trong báo cáo
b) Để viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, các em cần
- Lựa chọn một vấn đề cần phải tổng kết, làm rõ thêm trong các bài đã học hoặc một vấn đề có ý nghĩa đặt ra từ cuộc sống Việc lựa chọn đề tài cho bài nghiên cứu của mình là bước đầu tiên và rất quan trọng.
- Tiến hành nghiên cứu theo một quy trình: Xác định mục đích và cách thức nghiên cứu, thu thập và lựa chọn tài liệu, ghi chép, sử dụng các công cụ tra cứu như từ điển, sách báo, Internet; tổng hợp kết quả nghiên cứu
- Xây dựng dàn ý (đề cương) của báo cáo kết quả nghiên cứu. Đề cương của báo cáo kết quả nghiên cứu thường có các nội dung lớn sau đây:
Phần mở đầu
+ Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu.
+ Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu.
Phân nội dung
+ Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra.
+ Có thể trích dẫn ý kiến người khác, cước chú, lập biểu bảng, thống kê về đối tượng nghiên cứu để chứng minh cho tính chính xác trong các lập luận và nhận định của mình.
+ Tạo sự so sánh cần thiết với các đối tượng nghiên cứu khác để tạo nên sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài viết.
Phần kết luận
+ Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày.
+ Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu (nếu có).
- Kết quả nghiên cứu tuy mới chỉ dừng ở mức rèn luyện, tập dượt nhưng các em cần mạnh dạn tìm hiểu, cố gắng để có được những phát hiện của riêng mình, tránh việc đạo văn hoặc vay mượn phát hiện của người khác mà không dẫn nguồn tài liệu. Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề có thể sử dụng trich dẫn, cước chủ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp
2. Thực hành
Bài tập (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều): Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
Xem thêm Top 30 Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
a) Chuẩn bị
- Xác định yêu cầu cần thực hiện của bài tập.
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, đọc lại các bài thơ trung đại đã học, chủ ý đến các yếu tố như thể loại, thể thơ, bố cục các bài thơ, sổ cầu trong một bài, số từ trong một câu, niêm luật của bài thơ, cách gieo vần, các phép đối, phân biệt giữa thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán,
- Đọc lại các bài thơ Đường luật đã học trong Bài 6 và các bài thơ Đường luật đã học ở Trung học cơ sở
- Sưu tầm một số ý kiến của các nhà nghiên cứu viết về thơ Đường luật.
b) Tìm ý và lập dàn ý
1. Phần mở đầu
- Giới thiệu chung về thơ Đường luật và ý nghĩa của việc tìm hiểu hình thức thơ Đường luật
- Nêu cách thức tiến hành nghiên cứu
2. Phần nội dung
- Giới thiệu các bài thơ Đường luật trung đại đã học và cách phân loại chúng.
- Phân tích bố cục chung của một bài Đường luật thất ngôn bát cú, các câu đề, thực, luận, kết và vai trò của chúng trong bài thơ. Từ đó, giới thiệu thêm về thơ tứ tuyệt
- Giới thiệu vần, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật (có thể lập bảng niêm luật của thơ Đường luật); nêu tác dụng của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung
- Phân tích sự sáng tạo về hình thức của thơ Nôm Đường luật
3. Phần kết luận
- Khái quát, tổng hợp lại vấn đề được trình bày
c) Viết
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu theo dàn ý đã lập.
- Chú ý nêu rõ các kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức của thơ Đường luật và ý kiến của bản thân về vai trò, tác dụng của việc nghiên cứu vấn đề này.
- Nêu các tài liệu tham khảo mà mình đã trích dẫn và sử dụng (nếu có).
Bài viết tham khảo
ĐẶC ĐIỂM THƠ ĐƯỜNG LUẬT QUA MỘT SỐ BÀI THƠ TRUNG ĐẠI
1. Giới thiệu
Thơ ca là một dòng chảy bất tận trong văn học Việt Nam từ quá khứ cho đến hiện tại. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hoá Trung Hoa nhưng văn học Việt Nam vừa có những kế thừa, vừa có sự sáng tạo và phát triển. Một trong số đó, không thể không nói đến thể thơ Đường luật được biết bao thi nhân sử dụng thời trung đại. Thể thơ Đường luật đã góp phần giúp văn học Việt Nam ngày càng phát triển với nhiều thi phẩm đáng được coi là tuyệt tác.
2. Nội dung
Thơ Đường luật được đưa vào dạy học trong SGK Ngữ Văn 7 với một số tác phẩm như: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt?), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Thiên Trường vãn vọng (Trần Nhân Tông), Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), .... Thơ Đường luật có nguồn gốc từ Trung Quốc và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời nhà Đường. Thơ Đường phát triển qua 3 giai đoạn: sơ Đường (617 – 755), Trung đường (755 – 821), Vãn Đường (821 – 907), trong đó, thời kì thơ Đường đạt đến đỉnh cao trong khoảng năm 713 – 766. Giai đoạn này, thơ Đường là sự kết tinh của các khuynh hướng, trường phái khác nhau như: khuynh hướng hiện thực với Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị; khuynh hướng lãng mạn gắn với tên tuổi Lý Bạch; trường phái Sơn Thuỷ Điền Viên với Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Phái Biên Tái với Sầm Than, Cao Thích. Thơ Đường phát triển mạnh mẽ và qua con đường giao lưu, tiếp xúc văn hoá đã đi sâu vào văn học Việt Nam.
Về nội dung, thơ Đường luật được chi phối bởi 3 cảm hứng. Thứ nhất là nỗi u hoài về thế sự, nặng niềm ưu tư xã hội, đó là cảm hứng của nhà Nho. Thứ hai, thơ Đường hướng về tư tưởng Đạo giáo yêu thiên nhiên, thích xa lánh việc đời, gắn với tư tưởng lão Trang. Thứ ba, thơ Đường hướng về Phật giáo, xa lánh đời nhưng vẫn gần nhân thế.
Về nghệ thuật, đặc điểm thơ Đường luật được tìm hiểu theo các yếu tố: Thể thơ, Cấu trúc và Luật thi. Trước hết, thể thơ Đường được phân loại như sau:
Về luật thi, tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn “Thi pháp thơ Đường” khẳng định: “Một bài thơ phải bảo đảm sáu yêu cầu về niêm, luật, vận, đối, tiết tấu, bố cục” [1; 195]. Trước hết, “niêm” nghĩa đen là “dính”, là nguyên tắc phân phối thanh theo chiều dọc, nó làm các liên thơ liên kết (dính) với nhau. “Luật” là luật điều tiết âm thanh theo chiều ngang (trong một dòng thơ), sao cho bằng trắc hoà hợp. Có thể tóm gọn luật thơ Đường trong câu: “nhất, tam, ngũ, bất luận / nhị, tứ, lục phân minh”. Có nghĩa là chữ thứ tư phải là tâm đối xứng, khác thanh với hai chữ 2 và 6. Còn các chữ 1,3,5 có thể thay đổi linh hoạt. Về vần, thơ Đường luật chỉ được gieo một vần là vần bằng. Vần trắc rất ít khi được dùng. Về đối, đây là nguyên tắt bắt buộc của luật thi. Nguyên tắc này yêu cầu hai liên 3 và 4 phải là “đối liên” (cặp câu đối nhau), tức là câu 4 phải đối với câu 3, câu 6 phải đối với câu 5.
Về cấu trúc, thơ Đường thường được chia thành 4 phần: Đề, thực, luận, kết (khai, thừa, chuyển, hợp) như sau:
Ngoài ra, một số bài thơ Đường có thể chia làm 3 phần: 2/4/2 hoặc 2 phần 4/4.
Để làm rõ những đặc điểm riêng, chúng ta có thể sử dụng bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan đến phân tích thi luật thể thơ Đường như sau:
Có thể nói, “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là một tuyệt tác Đường luật Việt Nam. Tác giả vừa sử dụng ngôn ngữ Nôm của dân tộc vừa vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ Đường luật.
3. Kết luận
Thơ Đường luật kết tinh những giá trị văn hoá tốt đẹp, là đỉnh cao của thơ ca trung đại. Các thi nhân Việt Nam đã biết dựa theo thể thơ truyền thống của Trung Quốc và có những vận dụng, sáng tạo mang đậm bản sắc dân tộc. Do đó, tìm hiểu thơ Đường luật cũng chính là cách người đọc khám phá nền văn học cổ trung đại cũng như tư tưởng dân tộc qua mỗi thời kì. Vì vậy, chúng ta cần có thái độ tôn vinh, trân trọng đối với thơ Đường luật và có tinh thần nghiêm túc, cầu tiến khi học tập về thể thơ Đường.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bản báo cáo đã viết. Đối chiếu với mục Định hướng và dàn ý ở trên để phát hiện và tự sửa lỗi theo hướng dẫn sau
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều