Soạn bài Nguyệt cầm - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nguyệt cầm trang 60, 61, 62 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Nguyệt cầm - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 60 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Hãy hình dung cảm giác của bạn khi nghe tiếng đàn trong một đêm trăng.

Trả lời:

Khi nghe tiếng đàn trong một đêm trăng, mọi thứ trở nên huyền ảo hơn, trong không gian le lói ánh trăng, tiếng đàn vang lên nghe cô đơn, u sầu hòa trong màn đêm thinh lặng.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn” gợi tả điều gì?

Hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn” gợi liên tưởng tới hình ảnh của từng giọt chất lỏng đang rơi chầm chậm rồi tắt hẳn, hòa tan trong nền đất đá. Qua đó, nhà thơ gợi tả hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.

Quảng cáo

2. Tưởng tượng: Bạn hình dung âm thanh “long lanh tiếng sỏi” như thế nào?

Âm thanh “long lanh tiếng sỏi” là một thứ âm thanh lạ kỳ, độc đáo. Tiếng sỏi thường sẽ khô, lạch cạch, còn “long lanh tiếng sỏi” giống như miêu tả một vật lấp lánh, dễ vỡ.

3. Suy luận: Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” có mối quan hệ như thế nào?

- Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” vốn luôn là hai hình ảnh gắn liền, song hành cùng với nhau.

+ “Biển” là cái mênh mông to lớn kết hợp, bao bọc với “chiếc đảo” – không gian hẹp, ám chỉ tâm hồn.

=> Mối quan hệ giữa biển và chiếc đảo thể hiện tâm hồn thi sĩ giao thoa với âm nhạc và ánh trăng.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Nguyệt cầm là một bài thơ ra đời trong phong trào Thơ Mới, âm hưởng cổ điển và lãng mạn. Xuân Diệu nghe đàn trên sông Hương, nhớ tới hận tình Trương Chi - Mỵ Nương mà làm nên Nguyệt cầm.

Quảng cáo

Soạn bài Nguyệt cầm | Ngắn nhất Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên có gì độc đáo so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật (văn học hoặc hội hoạ, âm nhạc) mà bạn biết?

Trả lời:

- Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên đem nhiều vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc hơn so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật khác:

+ Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn gợi ra sự giao hòa của trăng - đàn và gợi ra sự thống nhất giữa chúng.

+ Người đọc choáng ngợp trước vẻ đẹp hòa hợp ấy, đồng thời cảm nhận hơi lạnh vô hình len lỏi, tác động vào tâm trí, trong dòng cảm nhận “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh”.

=> Đây là nét tài hoa tạo nên một Xuân Diệu khác biệt. Hiếm có thể thấy một hình ảnh trăng và đàn ở tác phẩm nào lại hàm ý, đặc sắc như “Nguyệt Cầm” - Xuân Diệu.

Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê vào cột [1], cột [2] một số chi tiết nghệ thuật thể hiện sự tương giao của các giác quan trong cột [3]:

Khổ thơ

Ánh sáng (trăng) [1]

Âm thanh (đàn - âm nhạc) [2]

Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]

1

… giọt rơi tàn như lệ ngân

2

… bóng sáng bỗng rung mình

3

Long lanh tiếng sỏi…

4

… ánh nhạc: biển pha lê…

Từ bảng trên, cho biết: bạn cảm nhận thế nào về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ; từ đó, giải thích ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm.

Trả lời:

Khổ thơ

Ánh sáng (trăng) [1]

Âm thanh (đàn - âm nhạc) [2]

Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]

1

- giọt ánh sáng (giọt nước lấp lánh sáng)

- rơi tàn (giọt nước sáng rơi tan thành từng hạt nhỏ)

- ngân (bạc)

- giọt đàn (âm thanh vang từng tiếng)

- rơi tàn (âm thanh vang vọng và lặng dần)

- ngân (âm vang)

… giọt rơi tàn như lệ ngân

2

Bóng hình sáng mờ, chuyển động.

Âm thanh ngân rung

… bóng sáng bỗng rung mình

3

Viên sỏi trắng sáng phản chiếu ánh sáng

Âm thanh những viên sỏi va vào nhau trong vắt.

Long lanh tiếng sỏi…

4

- ánh nhạc: không gian tỏa sáng.

- biển pha lê: không gian trong trẻo, lạnh lẽo.

- ánh nhạc: âm thanh réo rắt.

- biển pha lê: âm thanh vang vọng khắp không gian.

… ánh nhạc: biển pha lê…

- Cảm nhậnvề sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ: Không gian trong trẻo, vắng lặng, càng về cuối càngbao la, lộng lẫy; âm thanh trong vắt; cảm giác lạnh lẽo rợn người; hình ảnh nửa hư, nửa thực... Sự giao thoa cảm giác đó mang lại sự hàm súc cho câu thơ, khuấy động tất cả các giác quan, giúp người đọc hình dung một thế giới nghệ thuật với nhiều cung bậc, chiều kích khác nhau.

- Ý nghĩa nhan đề: Sự kết hợp giữa nguyệt (ánh trăng - ấn lượng thị giác) và cầm (đàn – ấn tượng thính giác), đồng thời có sự giao thoa với ý nghĩa của từ ghép nguyệt cầm (đàn nguyệt, một loại đàn dây cô).

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rợn” (khổ 4) ... là cảm giác của ai và toát ra từ đâu?

Trả lời:

- Cảm giác “lạnh” (khổ 1) và “ghê như nước” (khổ 3) đến từ dây đàm kim loại (cảm nhận xúc giác của người chơi đàn khi chạm vào dây dàn) hoặc đến từ âm sắc trong vắt, cao vút của tiếng đàn (cảm nhận thính giác của chủ thể trữ tình khi lắng nghe tiếng đàn cất lên trong đêm vắng). Tiếng đàn chậm rãi, buông từng nốt ở khổ 1 (tạo cảm giác lạnh đột ngột) và nhanh, réo rắt ở khổ 3 (tạo ấn tượng như dòng nước chảy).

- Cảm giác “rung mình" (khổ 2) đến từ sự mờ nhòe của “bóng sáng”, đó có thể là bóng trăng mờ ảo, huyền hoặc trong không gian đêm khuya (cảm nhận xúc giác của bóng trăng chuyển hoá thành cảm nhận xúc giác của chủ thể trữ tình).

- Cảm giác “rợn” (khổ 4) là cảm giác của chủ thể trữ tình khi xung quanh là "ánh nhạc: biển pha lễ” tràn ngập ánh sáng (cảm nhận thị giác) và tràn ngập một dòng âm thanh trong trẻo như pha lê với tiết tấu nhanh, hối hả (cảm nhận thính giác).

Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Chủ thể trữ tình trong bài thơ đã thể hiện cảm xúc gì khi lắng nghe tiếng đàn? Các chi tiết nào trong bài thơ cho thấy điều đó?

Trả lời:

Khổ thơ

Các chi tiết thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình

Cảm xúc của chủ thể trữ tình

1

Dây cung nguyệt lạnh, trung thương, trắng nhớ, đàn buồn, đàn lặng

Lạnh lẽo, u buồn

2 + 3

Bóng sáng rung mình, nương tử đã chết, đàn ghê như nước, nhớ Tâm Dương,...

Bồi hồi, run rẩy khi tưởng nhớ những loài hoa nghệ thuật trong quá khứ

4

chiếc đảo, rợn bốn bể, sâu âm nhạc, sao Khuê.

Rợn ngợp, rùng mình khi cảm nhận nỗi cô đơn muôn đời của những tài hoa nghệ thuật.

Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Xác định ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối. Chỉ ra mối liên hệ giữa những hình ảnh này. Từ đó xác định cấu tứ của bài thơ.

Trả lời:

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối: Các hình ảnh đều tượng trưng cho những người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong lịch sử nghệ thuật, điểm chung giữa họ là sự tài hoa và cuộc đời cô đơn, lẻ loi, là số phận bị xã hội lãng quên. Qua đó, ý nghĩa tượng trưng là cái đẹp của nghệ thuật và nỗi đau, nỗi cô đơn ngàn đời của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.

- Cấu tứ bài thơ là sự hoà nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.

Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Xác định cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong bài thơ. Từ đó, nhận xét về nhạc điệu của bài thơ và mô tả hình dung của bạn về tiếng đàn nguyệt trong đêm lạnh.

Trả lời:

- Thể thơ thất ngôn, từ ngữ mang màu sắc cổ điển, nhiều từ Hán Việt và nhiều hình ảnh lấy từ văn học cổ, nhịp 4/3 cổ diễn, vần chân, vẫn chính, sử dụng nhiều âm tiết mở (ân, inh, anh, ê). Tất cả tạo nên âm hưởng hoài cổ, nhạc điệu âm vang cho bài thơ, giúp người đọc hình dung tiếng đàn vang xa trong đêm trăng.

Bài tập sáng tạo (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ.

Trả lời:

"Nguyệt cầm" của Xuân Diệu là bài thơ ẩn chứa một nét đẹp tinh tế và sâu sắc vượt thời gian và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bài thơ không dài nhưng đong đầy tình cảm này đưa ta vào một thế giới mộng mơ, nơi mà trong tiếng đàn nguyệt êm đềm rung lên trong đêm trăng thanh vắng, tình yêu được thể hiện qua những khung trời vắng lặng và giọng hát ngọt ngào của những người yêu nhạc. Tuy chỉ là một bản tình ca nho nhỏ, nhưng bài thơ lại vang lên một thông điệp lớn lao về tình yêu thương đầy sự chân thành và lãng mạn. Những câu thơ dễ hiểu nhưng lại chứa đựng sức mạnh to lớn, gửi gắm một thông điệp không hề nhỏ bé. Và khi đọc lại "Nguyệt cầm", bất cứ ai cũng cảm thấy rung động và rộn ràng vì bài thơ đã truyền tới tâm hồn cảm giác của tình yêu và nỗi nhớ đầy vơi. Bài thơ nói lên sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc và tình yêu, mang lại một cảm xúc tuyệt vời cho những người yêu thơ.

Soạn bài Nguyệt cầm | Ngắn nhất Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên