Soạn bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trang 100, 101, 102 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
* Tri thức về kiểu bài:
- Khái niệm: Là kiểu bài sử dụng kết hợp nhiều yếu tố, phương tiện để miêu tả, giải thích, làm rõ đặc điểm của một đối tượng, giúp người đọc hiểu rõ đối tượng ấy.
* Yêu cầu đối với kiểu bài:
+ Nêu được đối tượng hay quy trình cần thuyết minh
+ Làm rõ các đặc điểm của đối tượng/ các bước thực hiện hay các công đoạn trong việc thực hiện quy trình.
+ Lồng ghép được một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
+ Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.
+ Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ phù hợp.
+ Bố cục đảm bảo ba phần:
Mở bài |
Nêu nhan đề bài viết và giới thiệu đối tượng/ quy trình cần thuyếtminh. |
Nội dung chính |
Lần lượt thuyết minh về các đặc điểm có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và có thể kết hợp sử dụng một số phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ làm rõ nội dung thuyết minh. |
Kết thúc |
Khẳng định giá trị của đối tượng/ quy trình trong đời sống hoặc nêu tác dụng của việc nhận thức đúng về đối tượng/ quy trình. |
* Hướng dẫn đọc và phân tích ngữ liệu tham khảo:
Văn bản: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: Những thước phim đánh thức kí ức tuổi thơ và tình quê hương.
Câu 1 (trang 102 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Nhận xét của bạn về cách mở đầu và kết thúc của văn bản.
Trả lời:
Cách mở đầu và kết thúc của văn bản đã thực hiện đúng theo yêu cầu của văn bản thuyết minh.
Câu 2 (trang 102 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Bài thuyết minh đã giải thích, trình bày những nội dung cụ thể nào? Các nội dung ấy đã làm rõ được đặc điểm nào của đối tượng?
Trả lời:
- Bài thuyết minh đã giải thích, trình bày những nội dung cụ thể về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm, những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm và những tín hiệu từ công chúng và dư luận.
- Các nội dung ấy đã làm rõ được giá trị mà bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” mang lại, đó là những thước phim đánh thức ký ức tuổi thơ và tình quê hương.
Câu 3 (trang 102 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Văn bản đã lồng ghép yếu tố nào trong số các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận? Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản có gì đáng lưu ý?
Trả lời:
- Văn bản đã lồng ghép tất cả các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thuyết minh:
+ Yếu tố tự sự để nói về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm.
+ Yếu tố miêu tả để nói về những vẻ đẹp của tác phẩm và sự đón nhận của công chúng.
+ Yếu tố biểu cảm để nói về những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm, tác giả sử dụng yếu tố biểu cảm.
+ Yếu tố nghị luận để bày tỏ quan điểm của mình về những khía cạnh, những vấn đề trong tác phẩm.
- Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản được kết hợp một cách hài hòa và sắp xếp theo trình tự hợp lí; giúp thông tin cụ thể, thuyết phục, hấp dẫn hơn.
Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Tác giả đã sắp xếp các nội dung cụ thể trong bài viết theo trật tự nào?
Trả lời:
Tác giả đã sắp xếp các nội dung cụ thể trong bài viết theo trật tự: nội dung - hình thức nghệ thuật - giá trị của tác phẩm.
* Hướng dẫn thực hành viết theo quy trình
Bạn thực hiện viết bài theo quy trình bốn bước:
1. Chuẩn bị giết;
2. Tìm ý, lập dàn ý
3. Viết bài;
4. Xem lại và chỉnh sửa (xem hướng dẫn ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên, (Ngữ văn 11, tập một)).
Khi tiến hành tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết kiểu bài này, bạn sử dụng mẫu bảng kiểm nêu ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ văn 11, tập một).
Đề bài (trang 102 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Viết bài thuyết minh về một đối tượng theo lựa chọn cá nhân (một tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội họa,... hoặc một nhân vật/ sự kiện văn hóa... Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Bài viết tham khảo:
Hình ảnh những người lính hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn đã trở nên quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Họ là những anh hùng của dân tộc những người không sợ hy sinh để chiến đấu bảo vệ hòa bình cho đất nước. Công lao to lớn ấy mà họ đã trở thành hình tượng cao đẹp cho các văn nghệ sĩ mà Phạm Tiến Duật cũng thế. Gắn liền với tên tuổi của ông là bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 mất năm 2007 quê ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Năm 1946 ông gia nhập vào quân đội hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hai hình tượng nổi bật trong thơ của Phạm Tiến Duật là người lính và những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ của ông có giọng điệu sôi nổi trẻ trung ngang tàn tinh nghịch giàu chất lính.
Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết vào năm 1969 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra gay go ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969.
Khi phân tích bài thơ ta có thể chia làm 3 phần. Phần thứ nhất gồm hai khổ thơ đầu với nội dung là tư thế hiên ngang ra trận của người lính, phần thứ hai gồm bốn khổ thơ tiếp theo nêu lên tinh thần dũng cảm lạc quan và phần thứ ba là khổ thơ cuối cùng nêu lên ý chí chiến đấu. Bên cạnh đó cũng có thể chia thành hai ý chính để phân tích là hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe Trường Sơn xuyên suốt bài thơ.
Về nội dung qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính bài thơ đã khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ với tư thế hiên ngang tinh thần lạc quan dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Để xây dựng thành công nội dung cũng không thể không kể đến sự góp mặt của những nét nghệ thuật đặc sắc. đó là thể thơ tự do ngôn ngữ thơ ngang tàn tinh nghịch giàu tính khẩu ngữ tự nhiên khỏe khoắn và việc sử dụng một loạt các biện pháp nghệ thuật như so sánh nhân hóa hoán dụ điệp từ liệt kê đối lập đảo ngữ động từ mạnh và điệp cấu trúc.
Năm tháng dần trôi những công lao to lớn của các anh đã được ghi chép đầy đủ trong kho tàng lịch sử nước nhà cũng như trong thơ ca. Đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính càng khơi dậy trong em niềm tự hào về những vị anh hùng của dân tộc đã hi sinh xương máu của mình đến ngày nay chúng ta có được một cuộc sống yên bình và tươi đẹp.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST