Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản



Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản

Các bước tạo lập văn bản

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Người ta có nhu cầu tạo lập văn bản khi muốn trao đổi thông tin, tình cảm, suy nghĩ,… với người khác.

Quảng cáo

Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Bốn vấn đề không thể bỏ qua : Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào?

Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Sau khi xác định bốn vấn đề đó cần phải :

   - Tìm ý và sắp xếp ý tạo bố cục.

   - Viết thành văn bản hoàn chỉnh.

   - Kiểm tra.

Câu 4 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Sau khi có ý và dàn bài cần phải viết thành văn. Việc viết thành văn cần có đủ các yêu cầu đã đưa trong SGK.

Quảng cáo

Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Văn bản cũng cần được kiểm tra sau khi hoàn thành. Việc kiểm tra cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể : kiểm tra về nội dung, logic, cách diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, …

Luyện tập

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Các văn bản của em nên có đầy đủ các yêu cầu, nội dung của một quá trình tạo lập văn bản.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   a. Nếu bạn chỉ báo cáo thành tích học tập không thôi thì chưa đủ, mà phải từ thực tế học tập của bạn rút ra những kinh nghiệm để giúp bạn khác.

   b. Bạn luôn hướng về thầy cô cưng con (em) là chưa xác định đúng đối tượng giao tiếp. Mục đích của bạn báo cáo là viết cho bạn học sinh chứ không phải cho thầy cô, cho nên phải hướng về các bạn học sinh, xưng tôi với các bạn mới hợp lí.

Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   a. Dàn bài ấy không nhất thiết phải viết thành những câu trọn vẹn, liên kết mà chỉ cần ngắn gọn, đủ ý.

Quảng cáo

   b. – Để phân biệt mục lớn mục nhỏ thì cần phải nhìn các ý trong tổng thể, dùng các hệ thống kí hiệu quy ước chặt chẽ.

   - Để biết các mục ấy đã đầy đủ và sắp xếp hợp lí chưa, ta cần phải hiểu rõ vấn đề mình viết, nhìn khái quát – cụ thể.

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   a. Định hướng văn bản:

   - Văn bản viết cho bố

   - Viết để nói về sự ân hận của mình

   - Viết để xin lỗi bố tha lỗi.

   - Viết dưới dạng văn bản, một bức thư.

   b. Tìm ý, sắp xếp ý:

   - Cảm xúc khi đọc thư bố.

   - Sự ân hận về lỗi lầm của mình.

   - Hành động cụ thể để sữa chữa lỗi lầm.

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 7 ngắn nhất | Soạn bài lớp 7 ngắn nhất | Để học tốt Ngữ văn 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên