Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần ? - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần ? trang 33, 34, 35, 36, 37 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần ? - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 33 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em đã biết gì về sóng thần ? Trong tình huống nếu chẳng may gặp sóng thần, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ mình và hỗ trợ những người xung quanh?
Trả lời:
- Sóng thần là một loạt các sóng biển đưa nước dâng vào đất liền. Hậu quả của sóng thần vô cùng lớn, gây ra nhiều thiệt hại cho con người cả về vật chất lẫn tính thần
- Khi có sóng thần chúng ta cần:
+ Di chuyển vào sâu trong nội địa và tới khu đất cao.
+ Phản ứng nhanh nếu bị mắc kẹt trong nước.
+ Thông báo để được cứu hộ.
+ …
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Theo dõi: Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cho em biết điều gì?
Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cho em biết bài học sẽ tìm hiểu về sóng thần.
2. Đọc quét: Đọc quét hai đoạn đầu của văn bản và cho biết điều khiến sóng thần trở nên đáng sợ nhất với con người là gì.
Sóng thần trở nên đáng sợ nhất với con người là khi nó đến gần bờ.
3. Đọc hiểu phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh minh họa ở đoạn này có hỗ trợ cho ý tưởng chính của toàn đoạn không? Vì sao?
Hình ảnh minh họa ở đoạn này có hỗ trợ cho ý tưởng chính của toàn đoạn. Vì nó giúp cho người đọc dễ hình dung được sự thay đổi và đường di chuyển của sóng thần.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Văn bản giới thiệu những thông tin cơ bản về sóng thần và nêu ra một số thảm họa sóng thần lớn đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?
Trả lời:
- Mục đích: đưa ra những thông tin về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần)
- Đặc điểm của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy là:
Văn bản chia bố cục rõ từng đoạn theo các ý chính:
+ Định nghĩa
+ Cơ chế hình thành sóng thần
+ Nguyên nhân
+ Dấu hiệu sắp có sóng thần
+ Các thảm họa sóng thần trong lịch sửss
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chỉ ra cách trình bày thông tin và căn cứ xác định của một số đoạn văn sau:
a. Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa… A-lát-xca năm 1958 cao đến 525 m.
b. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất… trong khu vực “vòng đai Lnb ửa châu Á-Thái Bình Dương”.
c. Những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình… đến vùng cao hơn để trúc ẩn trước khi sóng thần đến.
Trả lời:
a.
- Cách trình bày thông tin: theo cấu trúc so sánh và đối chiếu
- Căn cứ: vào một số từ ngữ “Do vậy”, “Nói cách khác”.
b.
- Cách trình bày thông tin: theo cấu trúc so sánh và đối chiếu
- Căn cứ: vào một số từ ngữ “Ngoài ra”.
c.
- Cách trình bày thông tin: theo cấu trúc so sánh và đối chiếu
- Căn cứ: vào một số từ ngữ “hoặc”, “do vậy”.
Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tìm thông tin cơ bản của đoạn văn: “Sóng thần đã được nhắc đến… Ngày 17/7/1998, sóng thần làm hơn 2100 người chết tại Pa-pua Niu Ghia-nê”. Thông tin cơ bản đã được thể hiện bằng những chi tiết nào? Xác định vai trò của những chi tiết này trong đoạn văn.
Trả lời:
- Thông tin cơ bản đã được thể hiện bằng các số liệu cụ thể: ngày tháng diễn ra sóng thần và số lượng người thiệt mạng.
- Những chi tiết này có vai trò quan trọng, nó phản ảnh chân thực, rõ nét thông tin cũng như sức tàn phá mà mỗi trận sóng thần gây ra.
Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Văn bản sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Nhận xét về hiệu quả biểu đạt của chúng trong văn bản.
Trả lời:
- Văn bản sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu
- Hiệu quả: Giúp cho đoạn văn miêu tả rõ nét và người đọc dễ hình dung hơn về cách hình thành, hậu quả tàn phá của sóng thần.
Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Sau khi đọc văn bản, em hiểu thêm điều gì về sóng thần ?
Trả lời:
Sau khi đọc văn bản, em hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành sóng thần và các nguyên nhân gây ra các thảm họa sóng thần. Cùng với đó, em cũng hiểu rõ hơn về hậu quả và sức tàn phá mà các đợt sóng thần gây ra cho nhân loại.
Câu 6 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Dựa trên những hiểu biết của em về sóng thần, thiết kế áp phích để hướng dẫn mọi người những việc cần làm khi xảy ra sóng thần.
Trả lời:
Tham khảo:
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST