Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục trang 99, 100, 101, 102, 103, 104 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Em đã xem những tác phẩm phim hài, kịch hài nào? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem.
Trả lời:
- Bộ phim, tiểu phẩm hài: Chôn nhời (Việt Nam), Ba chàng ngốc (nước ngoài),… Chương trình hài: Táo Quân (Gặp nhau cuối năm), Gặp nhau cuối tuần,…
Một số diễn viên hài: Xuân Hinh, Công Lý, Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung, Trấn Thành, Trường Giang (Việt Nam), Sác-lô (nước ngoài),…
- Cảm nhận của em: em thích nhất nhân vật Cô Đẩu (do nghệ sĩ Công Lý đóng) trong chương trình Táo Quân (Gặp nhau cuối năm)
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Theo dõi: Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?
- Tại vì bác phó may đến trễ và đôi bít tất lụa thì chật, mới xỏ vào đã đứt hai mắt.
2. Suy luận: Tại sao ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục?
- Mặc dù bác phó may may trang phục không đúng với ý của ông Giuốc-đanh khiến ông tức giận nhưng do bác phó may láu cá, khéo ăn nói nên ông ưng thuận ngay. Bác phó may gọi ông Giuốc-đanh là ngài và khen là những người quý phái nên ông Giuốc-đanh đã thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục.
3. Suy luận: Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may?
- Ông Giuốc-Đanh là người thích ăn diện, muốn học làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch.
- Bác phó may láu cá, ăn bớt tiền của ông Giuốc-đanh.
4. Theo dõi: Đoạn in nghiêng này là lời của ai? Vì sao em biết điều đó?
- Đoạn in nghiêng này là lời của người dẫn chuyện – tác giả.
- Đây là lời chỉ dẫn sân khấu của tác giả vở kịch. Nó chỉ dẫn việc tổ chức hoạt động của diễn viên trên sân khấu, như chỉ dẫn thời điểm ra sân khấu của “bốn chú thợ phụ”, hành động họ cần thực hiện (hai chú cởi tuột…vào cho ông), hành động mà diễn viên đóng vai ông Giuốc-đanh cần diễn tả (đi đi lại lại …của dàn nhạc),…
5. Suy luận: Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh?
- Ông Giuốc-đanh háo danh, ưa nịnh, khao khát được làm quý tộc.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Văn bản khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tên trưởng giả muốn học đòi làm sang (trước và sau khi mặc lễ phục), tạo nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết:
a. Các nhân vật ấy là hiện thân cho “cái cao cả” hay “cái thấp kém”?
b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?
Trả lời:
- Các nhân vật: Ông Giuốc-đanh, bác phó may, thợ phụ.
a. Các nhân vật đều là hiện thân cho cái thấp kém. Mỗi nhân vật “thấp kém” theo một kiểu riêng: Ông Giuốc-đanh háo danh, thích học đòi làm sang; phó may ma mãnh, bịp bợm, làm ăn giả dối; thợ phụ nịnh bợ để kiếm chác.
b, Tiếng cười chủ yếu hướng đến Ông Giuốc-đanh, hướng đến thói học đòi làm sang lố bịch.
Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa ông Giuốc-đanh với bác phó may trong văn bản:
Hành động và xung đột |
Giữa ông Giuốc-đanh và Phó may |
Các hành động làm nảy sinh xung đột |
- Phó may: - Ông Giuốc-đanh: |
Các hành động giải quyết xung đột |
- Phó may: - Ông Giuốc-đanh: |
Trả lời:
Hành động và xung đột |
Giữa ông Giuốc đanh và Phó may |
Các hành động làm nảy sinh xung đột |
* Xung đột 1: Mua bít tất quá chật - Phó may: Hành vi ăn bớt tiền (mua bít tất chật) - Ông Giuốc-đanh: Hành vi/ lời thoại: Kêu than, trách móc, bực dọc khi thử bít tất chật bị đau chân. |
Các hành động giải quyết xung đột |
- Phó may: Hành vi/ lời thoại: lí sự, tìm cách xoa dịu, phủ định về chuyện bít tất chật gây đau chân. → Xung đột 1 được giải quyết. |
Các hành động làm nảy sinh xung đột |
* Xung đột 2: May hoa ngược - Phó may: Hành vi may hoa ngược. Lời thoại ba hoa, khoác lác về chất lượng bộ lễ phục. - Ông Giuốc-đanh: Hành vi/ lời thoại: Ngờ vực, chất vấn về hoa trên áo phạm lỗi may ngược. |
Các hành động giải quyết xung đột |
- Phó may: Hành vi/ lời thoại: dùng danh nghĩa “quý phái” để lừa bịp, che dấu sự cẩu thả gây sai sót; ve vuốt thói “học làm sang” của ông Giuốc-đanh, biến sai thành đúng. - Ông Giuốc-đanh: Hành vi/ lời thoại: chuyển từ bực bội sang hài lòng, từ chê sang khen. → Xung đột 2 được giải quyết. |
Các hành động làm nảy sinh xung đột |
* Xung đột 3: Ăn bớt vải - Phó may: Hành vi ăn bớt vải của ông Giuốc-đanh (“gạn” vải may lễ phục của ông Giuốc-đanh để may áo cho bản thân) - Ông Giuốc-đanh: Hành vi/ lời thoại: Phát hiện và phàn nàn về việc phó may ăn bớt vải của mình để may áo cho hắn. |
Các hành động giải quyết xung đột |
- Phó may: Hành vi/ lời thoại: lấy lí do vải tốt, đẹp và dùng từ ngữ lập lờ (“gạn”) để che đậy việc ăn bớt vải; đnahs lạc hướng ông Giuốc-đanh bằng cách chuyển đề tài sang việc khác (thử lễ phục) - Ông Giuốc-đanh: Hành vi/ lời thoại: chưa kịp phản ứng về việc vải bị ăn bớt trắng trợn đã bị mê hoặc bởi việc thửu lễ phục “đúng thể thức” (theo cách thức mặc lễ phục cho các nhà quý phái) → Xung đột 3 được giải quyết. |
Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên lại làm bật lên tiếng cười?
Trả lời:
- Tiếng cười bật ra do nhiều nguyên nhân và từ nhiều hành vi/ lời nói của cả hai nhân vật, nhưng suy cho cùng, tiếng cười toát ra từ thói thích “học làm sang” của ông Giuốc-đanh. Là “trưởng giả học làm sang” ông ta tự biến mình thành kẻ lố bịch hoặc dễ dàng bị người khác xỏ mũi, biến ông ta thành lố bịch.
Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Cho biết:
a. Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: … “Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may)...”, “Ông Giuốc-đanh. ... (nói riêng)...” là lời của ai và có vai trò thế nào trong văn bản kịch?
b. Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Trả lời:
a. Đó là lời của tác giả, người viết kịch bản. Có tác dụng gợi ý, chỉ dẫn việc ra vào sân khấu, cách diễn xuất của diễn viên, cách bài trí sân khấu,…
b. Đoạn in nghiêng: “Bốn chú thợ phụ ra …của dàn nhạc”: Chỉ dẫn việc tổ chức hoạt động của diễn viên trên sân khấu, như chỉ dẫn thời điểm ra sân khấu của “bốn chú thợ phụ”, hành động họ cần thực hiện (hai chú cởi tuột…vào cho ông), hành động mà diễn viên đóng vai ông Giuốc-đanh cần diễn tả (đi đi lại lại …của dàn nhạc),…
- Đoạn văn như 1 màn kịch không lời thể hiện tập trung chủ đề, phô bày tính cách lố bịch nhố nhăng trong hành động của ông Giuốc-đanh.
- Thiếu thiếu đi thì tiếng cười sẽ kém phần mặn mà, sâu sắc.
Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột nào trong các dạng xung đột dưới đây:
a. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái cao cả”.
b. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái thấp kém”.
c. Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.
Em dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Trả lời:
- Đáp án đúng là: c. Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.
- Lí do: tất cả các nhân vật từ hai phía của xung đột – cả nhân vật ông Giuốc-đanh lẫn các nhân vật phó may, thợ phụ đều là hiện thân cho cái thấp kém.
Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Xác định chủ đề của văn bản. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề.
Trả lời:
- Chủ đề: Sự tốn kém và lố bịch của ông Giuốc-đanh trong việc mặc lễ phục nhằm thỏa mãn ham muốn “học làm sang”.
- Thủ pháp trào phúng: phóng đại (nói quá), lặp lại và tăng tiến, phóng đại sự lố bịch bằng những động tác cơ thể,… Ví dụ:
Thủ pháp phóng đại: tô đậm, chế giễu sự ngớ ngẩn của ông Giuốc-đanh: ông tin vào 1 điều rất vo lí rằng hoa may ngược trên lễ phục là “mốt” thời thượng, hay sở thích của những người quý phái.
Câu 7 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên, một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản. Em tán đồng ý kiến nào? Vì sao?
Trả lời:
- Thực ra “Trưởng giả học làm sang” là nhan đề của vở hài kịch lớn gồm 5 hồi. Dùng nhan đề này cho văn bản cũng phù hợp (hồi này cũng tập trung thể hiện hành động “học làm sang” của ông Giuốc-đanh).
- Tuy nhiên, ở hồi này chủ đề học làm sang chủ yếu xoay quanh việc “mặc lễ phục” của ông Giuốc-đanh. Vì thế dùng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục có ưu điểm là sát hợp với hành động, tình huống cụ thể. Điều này cũng cho thấy, đối với một văn bản, tùy góc nhìn, có thể đặt các nhan đề khác nhau.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST