Soạn bài Nói quá



Soạn bài Nói quá

Nói quá và tác dụng của nói quá

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Câu tục ngữ muốn nói về độ dài ngắn ngày đêm theo mùa khác biệt: tháng năm ngày dài đêm ngắn, còn tháng mười ngày ngắn đếm dài.

Quảng cáo

   - Câu ca dao …thánh thót như mưa ruộng cày… ý nói sự vất vả, cực nhọc.

   → Cách nói quá sự thật, phóng đại mức độ, tính chất của sự vật.

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Cách nói phóng đại như vậy giúp nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự vật, sự việc, hiện tượng.

Luyện tập

Câu 1 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Biện pháp nói quá trong các câu:

Quảng cáo
Câu Biện pháp nói quá Giải thích ý nghĩa
a. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm Niềm tin vào lao động và thành quả lao động
b. em có thể đi lên đến tận trời được Trấn an người nghe vết thương nhỏ, không sao
c. cụ bá thét ra lửa Kẻ có quyền uy, hống hách, hay quát tháo.

Câu 2 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Điền thành ngữ vào chỗ trống:

   a. chó ăn đá gà ăn sỏi

   b. bầm gan tím ruột.

   c. ruột để ngoài da.

   d. nở từng khúc ruột

   e. vắt chân lên cổ

Câu 3 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt câu với thành ngữ:

   - Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

   - Tinh thần dân tộc và khát vọng tự do chính là sức mạnh dời non lấp biển của dân ta.

   - Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời kiến tạo một cuộc sống tự do.

   - Bộ đội ta mình đồng da sắt.

   - Bài toán này tớ nghĩ nát óc không ra.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Năm thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá:

   - Kêu như trời đánh

   - Dữ như cọp.

   - Khỏe như voi.

   - Ăn như lợn.

   - Nhanh như chớp.

Câu 5* (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Một số bài văn, bài thơ sử dụng biện pháp nói quá:

    Hôm nay, Hà Nội nóng như đổ lửa. Thủ đô đang trong mùa nắng nóng và đây là đợt nắng nóng cao điểm nhất từ đầu mùa. Nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 43 độ C. Trong thời điểm này, chúng ta cần hạn chế ra đường từ 9h sáng đến 5h chiều. Các bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để giải nhiệt, không nước nước đá vì có thể gây bệnh về họng. Ở trong nhà có điều hòa, tránh bật dưới 25 độ C, dễ gây sốc nhiệt khi bạn ra ngoài. Thời tiết này cần đưa trẻ em và người già vào nới thoáng mát. Để sống chung với cái nóng như Hỏa Diệm Sơn của Hà Nội chúng ta hãy cố gắng thực hiện những điều trên.

   - Biện pháp nói quá: nóng như đổ lửa, cái nóng như Hỏa Diệm Sơn

Câu 6* (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác:

   - Nói quá phóng đại sự việc nhằm nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm, tạo độ tin cậy cao cho người đọc.

   - Nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào điều không có thực, tạo ra sự khôi hài hoặc chê bai tạo tiếng cười chế nhạo.

Quảng cáo

Bài giảng: Nói quá - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất | Soạn bài lớp 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 8 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên