Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm



Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm

I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận

Câu 1: Luận điểm trong các đoạn văn

Quảng cáo

a. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của 4 phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Đoạn a: Viết theo cách quy nạp (câu chủ đề nằm ở cuối đoạn, tóm lại ý của toàn đoạn)

b. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng danh với tổ tiên ta ngày trước.

Đoạn b: Viết theo cách diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai tiếp ý câu chủ đề).

Quảng cáo

Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm | Ngắn nhất Soạn văn 8

Câu 2:

a. Lập luận là việc sắp đặt các luận điểm và luận cứ thành một hệ thống có sức thuyết phục làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.

Luận điểm: Bản chất chó của vợ chồng Nghị Quế. (Câu chủ đề - cuối đoạn).

b. Lập luận (theo cách tương phản): đưa ra cách xem chó, quý chó. Cách đối xử với người "giở giọng chó má".

=> Làm nổi bật luận điểm, bản chất chó má của giai cấp địa chủ.

c. Thay đổi trật tự sắp xếp các ý làm cho luận điểm bị mờ nhạt.

d. Khi trình bày đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau làm cho lập luận thêm chặt chẽ, luận điểm được nổi bật, làm rõ bản chất thú vật của vợ chồng Nghị Quế.

II. Luyện tập

Câu 1: Diễn đạt thành luận điểm ngắn gọn.

a. Cần phải viết ngắn gọn, rõ ràng.

b. Nguyên Hồng, không chỉ đam mê viết mà còn muốn truyền nghề cho các bạn trẻ.

Câu 2:

- Luận điểm: "Tôi thấy Tế Hanh là người tinh lắm".

- Luận cứ:

   + Tế Hanh đã ghi được những nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

   + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi với mỗi con người.

- Cách sắp xếp luận cứ: theo trình tự tăng tiến, làm cho người đọc thấy hứng thú không ngừng được tăng lên.

Quảng cáo

Câu 3:

a) Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài

   + Làm bài tập giúp cho việc nhớ lại, củng cố lí thuyết

   + Làm bài tập giúp ta nhớ kiến thức dễ dàng.

   + Làm bài tập giúp ta rèn và phát triển năng lực tư duy → hiểu bài dễ hơn.

=> Học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.

b) Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.

   + Học vẹt là học thuộc một cách máy móc, không cần hiểu.

   + Học mà không hiểu thì rất dễ quen và khó vận dụng những điều đã học vào thực tế → làm mất thời gian (công sức)

   + Học vẹt tạo thói quen lười suy nghĩ? mòn năng lực lực tư duy.

   + Cần học trên cơ sở hiểu, nhận thức đúng về đối tượng

=> không nên học vẹt.

Câu 4:

- Luận điểm: "Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu"

- Các luận cứ và trình tự sắp xếp:

   + Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu.

   + Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt mục đích.

   + Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ

   + Vì thế, văn giải thích phải viết sao cho dễ hiểu.

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất | Soạn bài lớp 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 8 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên