Trắc nghiệm Đất nước (có đáp án) - Cánh diều
Với 37 câu hỏi trắc nghiệm Đất nước Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.
Trắc nghiệm Đất nước (có đáp án) - Cánh diều
Vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi
Câu 1. Nguyễn Đình Thi sinh ra tại đâu?
A. Hà Nội, Việt Nam
B. Luông Pra Băng, Lào
C. Cam - pu - chia
D. Miến Điện
Câu 2. Địa danh nào sau đây là quê quán của tác giả Nguyễn Đình Thi?
A. Làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội
B. Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
C. Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây
D. Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Câu 3. Tích vào đáp án không đúng khi nói về tác giả Nguyễn Đình Thi:
A. Từ nhỏ Nguyễn Đình Thi đã nổi tiếng thông minh, học rất giỏi tất cả các môn, đặc biệt là môn Triết
B. Ông học luật ở Đại học Đông Dương và trở thành một trong những cán bộ chủ chốt của Hội Văn hóa Cứu quốc.
C. Ông bị thực dân Pháp bắt, kết án và tù đày ra Côn Đảo từ năm 1929 đến năm 1936
D. Nguyễn Đình Thi là một nhà văn hóa, một nghệ sĩ đa tài
Câu 4. Công việc nào dưới đây không đúng khi nói về tác giả Nguyễn Đình Thi?
A. Viết văn, thơ
B. Soạn nhạc, soạn kịch
C. Viết lí luận phê bình văn nghệ, biên khảo triết học
D. Dạy nghề thuốc
Câu 5. Nguyễn Đình Thi được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?
A. 1995
B. 1996
C. 1997
D. 1998
Câu 6. Tích vào những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thi:
Xung kích
Gió lộng
Máu và hoa
Con nai đen
Rừng trúc
Mấy vấn đề văn học
Công việc của người viết thiểu thuyết
Câu 7. Đặc điểm chính những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là:
A. Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
B. Tác phẩm luôn gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lượi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính tác giả
C. Những tác phẩm văn xuôi của ông là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong những cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
D. Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam
Câu 8. Tác phẩm văn đầu tiên của Nguyễn Đình Thi là:
A. Mặt trận trên cao
B. Xung kích
C. Vào lửa
D. Vỡ bờ
Câu 9. Tiểu thuyết được xem là thành công nhất trong lĩnh vực văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là tác phẩm nào?
A. Vào lửa
B. Vỡ bờ
C. Mặt trận trên cao
D. Rừng trúc
Câu 10. Nội dung sau được trích từ tiểu luận nào của Nguyễn Đình Thi?
“Văn nghệ phụng sự chiến đấu nhưng chính chiến đấu đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, sắt lửa mặt trận đang đúc lên văn nghệ mới của chúng ta”
A. Nhận đường
B. Mấy vấn đề về văn học
C. Công việc của người viết tiểu thuyết
D. Rừng trúc
Câu 11. Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Đình Thi đúng hay sai? “Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài. Ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng”
A. Đúng
B. Sai
Câu 12. Lĩnh vực nào không đúng khi nói về tác giả Nguyễn Đình Thi?
A. Sáng tác nhạc
B. Kiến trúc
C. Làm thơ, viết tiểu thuyết
D. Viết kịch
E. Viết tiểu luận phê bình
F. Dạy nghề thuốc
Câu 13. Phong cách thơ của Nguyễn Đình Thi là:
A. Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
B. Thơ luôn hướng đến cái chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
C. Thơ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén. Mang màu sắc trữ tình chính luận.
D. Thơ mang cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên một nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi.
Câu 14. Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi có đặc điểm gì?
A. Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
B. Phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
C. Những truyện không có cốt truyện, khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 15. Tiểu luận của tác giả Nguyễn Đình Thi là:
A. Nhận đường
B. Chủ nghĩa Mác và vấn đề Văn hóa Việt Nam
C. Nói chuyện thơ ca kháng chiến
D. Quyền sống con người trong “Truyện Kiều”
Vài nét về văn bản Đất nước
Câu 1. Tác giả của bài Đất nước là ai?
A. Trần Đăng Khoa.
B. Nguyễn Đình Thi.
C. Tế Hanh.
D. Xuân Diệu.
Câu 2. Tác giả Nguyễn Đình Thi quê ở đâu?
A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
C. Hà Nội.
D. Nam Định.
Câu 3. Ngoài là một nhà thơ, Nguyễn Đình Thi còn là?
A. Nhà văn, nhà phê bình văn học, nhạc sĩ.
B. Nhà văn, nhà nghiên cứu, nhạc sĩ.
C. Nhà văn, nhà khảo cổ, nhạc sĩ.
D. Nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu.
Câu 4. Bài thơ “Đất nước” được trích trong tập thơ nào?
A. Tập Đất nước.
B. Tập Mây đầu ô.
C. Tập Trường ca mặt đường khát vọng.
D. Tập Người chiến sĩ.
Câu 5. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát.
B. Thơ tám chữ.
C. Thơ tự do.
D. Thơ bảy chữ.
Câu 6. Bài thơ “Đất nước” được sáng tác trong khoảng thời gian nào?
A. 1948 – 1954
B. 1948 – 1955
C. 1948 – 1956
D. 1948 – 1957
Câu 7. Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Đất nước”?
A. Nhịp điệu, hình ảnh thơ sáng tạo
B. Ngôn ngữ thơ lắng đọng, cô đúc
C. Sử dụng sáng tạo, phong phú các biện pháp tu từ
D. Các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo
Phân tích văn bản Đất nước
Câu 1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
A. Tình yêu đôi lứa.
B. Quê hương đất nước.s
C. Tình cảm gia đình.
D. Tinh thần đoàn kết.
Câu 2. Chủ đề của bài thơ là gì?
A. Bài thơ thể hiện tình yêu đối với cảnh đẹp đất nước, từ đó thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương của tác giả.
B. Bài thơ thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào sâu sắc về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. Bài thơ thể hiện niềm tự hào sâu sắc về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
D. Bài thơ là lời cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu cho quân và dân ta.
Câu 3. Hà Nội trong hoài niệm của nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào?
A. Là những con người thân thương.
B. Là những con đường quen thuộc.
C. Là những cánh đồng bát ngát.
D. Là những cảnh vật thiên nhiên đặc trưng mùa thu.
Câu 4. Độ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu trong khổ thơ thứ 3 có tác dụng gì?
A. Giúp nhân vật trữ tình thể hiện sự thay đổi tâm trạng từ vui sướng, tự hào đến buồn, bâng khuâng, lưu luyến.
B. Giúp nhân vật trữ tình thể hiện sự thay đổi tâm trạng từ buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.
C. Thể hiện sự hùng vĩ của thiên nhiên.
D. Thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên đất nước.
Câu 5. Bức tranh đất nước trong “mùa thu nay” qua cảm nhận của nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào?
A. Cái nhìn thay đổi của thiên nhiên không còn im lặng nữa mà như đang cất tiếng nói.
B. Bức tranh thu đẹp, tràn ngập niềm vui sướng, tự hào.
C. Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 6. Tác giả cảm nhận đất nước trong chiến tranh như thế nào?
A. Đất nước anh hùng.
B. Đất nước đau thương.
C. Đất nước tươi đẹp.
D. Đáp án khác.
Câu 7. Từ khổ 5 – 10 những dòng thơ nào chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước đau thương căm hờn?
A. Bát cơm chan nước mắt.
B. Đứa đè cổ – đứa lột da.
C. Súng nổ rung trời giận dữ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8. Từ khổ 5 – 10 những dòng thơ nào chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước quật cường anh dũng?
A. Súng đạn chúng bay không bắn được
Xiềng xích chúng bay không khóa được
B. Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
C. Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9. Thời gian sáng tác bài thơ có gì đặc biệt?
A. Bài thơ được sáng tác trong một thời gian dài (1948 – 1955), tương đương với thời kì chống đế quốc Mĩ.
B. Bài thơ đã được viết rất nhiều lần và có những câu thơ lấy từ bài thơ khác.
C. Bài thơ được sáng tác trong một thời gian dài (1948 – 1955), tương đương với thời kì chống thực dân Pháp.
D. B và C đúng.
Câu 10. Hình tượng đất nước trong khổ thơ cuối hiện lên như thế nào?
A. Từ hình tượng người lính chiến bước ra từ trong khói lửa chói lòa, lấm lem bùn đất đã khái quát hóa thành biểu tượng chung cho đất nước Việt Nam.
B. Mang khuynh hướng sử thi và chất anh hùng ca.
C. Thể hiện sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân dân Việt Nam.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 11. Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội trong khổ thơ đầu bài thơ Đất nước là:
A. Sáng mát trong
B. Gió thổi mùa thu hương cốm mới
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 12. Bức tranh mùa thu trong hoài niệm được tác giả tái hiện như thế nào?
A. Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng của mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn
B. Cảnh sắc thu đẹp nhưng tĩnh lặng, vắng bóng người, vắng cả âm thanh. Cảnh vật bình dị, dân dã, khung cảnh ấy thường hiển hiện mỗi độ thu về trên những làng quê, đi vào tâm thức con người.
C. Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13. Câu thơ nào dưới đây thể hiện hình ảnh đất nước vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù?
A. “Những đêm dài hành quân nung nấu”
B. “Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa”
C. “Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà”
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 14. Nghệ thuật không được sử dụng ở phần 2 bài thơ “Đất nước” là:
A. Hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình, gợi cảm
B. Thủ pháp đối lập
C. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét
D. Giọng thơ suy tưởng: đặt câu hỏi và tự trả lời
Câu 15. Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
A. Đất nước chìm trong máu và nước mắt
B. Đất nước bật lên nỗi căm hờn
C. Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi
D. Tất cả các đáp án trên
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều