Trắc nghiệm Tri thức ngữ văn (có đáp án) - Cánh diều

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Tri thức ngữ văn Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Trắc nghiệm Tri thức ngữ văn (có đáp án) - Cánh diều

Quảng cáo

Lí thuyết về tiểu thuyết và truyện ngắn

 

Câu 1. Dòng nào sau đây nói đúng đặc điểm cơ bản của truyện ngắn?

A. Là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa; có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chương.

B. Là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa; có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, ít nhân vật.

C. Là các câu chuyện kể bằng văn vần và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa; có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang.

D. Là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa; có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, một nhân vật.

Câu 2. Truyện ngắn thường tập trung vào:

A. Một tình huống, một chủ đề nhất định; đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc của cuộc sống.

B. Một chuỗi tình huống, một chủ đề nhất định; đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc của cuộc sống.

C. Một tình huống nhất định, đa chủ đề; đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc của cuộc sống.

D. Tập trung vào nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống.

Quảng cáo

Câu 3. Truyện ngắn thường:

A. Hạn chế về ngôn ngữ, miêu tả.

B. Hạn chế sự việc.

C. Hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian.

D. Hạn chế về ngôi kể.

Câu 4. Dòng nào nói lên nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn?

A. Có tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối, có những tác phẩm phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn hoặc luân phiên điểm nhìn trần thuật.

B. Chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối tác phẩm để kể chuyện.

C. Phải ghép nhiều điểm nhìn trần thuật để kể chuyện.

D. Thường xuyên luân phiên điểm nhìn trần thuật để kể chuyện cho hấp dẫn.

Quảng cáo

Câu 5. Nhan đề của truyện ngắn thường là:

<![if !supportLists]>A.   <![endif]>Chứa đựng ý nghĩa của tác phẩm.

B. Nếu tên nhân vật chính.

C. Từ ngữ độc lạ.

D. Tùy thuộc ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

Câu 6. Đề tài của truyện ngắn là:

<![if !supportLists]>A.   <![endif]>Điều chứa đựng trong kết thúc của truyện.

B. Phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm.

C. Điều tác giả muốn nói.

D. Ý nghĩa của sự việc đặc sắc nhất.

Câu 7. Chủ đề của truyện ngắn được thể hiện qua:

<![if !supportLists]>A.   <![endif]>Nội dung được phản ánh trong tác phẩm.

B. Các sự việc được nói tới.

C. Được toát lên từ nội dung của tác phẩm.

D. Thể hiện ở nhan đề.

Quảng cáo

Câu 8. Điểm nhìn toàn tri trong nghệ thuật kể chuyện là:

A. Người kể chuyện hóa thân vào nhân vật chính để biết hết mọi chuyện.

B. Người kể chuyện có vai trò toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả, biết rõ hành động, suy nghĩ cảm giác của các nhân vật.

C. Là người kể chuyện mượn quan điểm, thái độ cảm giác của một nhân vật nào đó.

D. Người kể chuyện là quan sát viên.

Câu 9: Các sự việc trong truyện ngắn được sắp xếp như thế nào?

<![if !supportLists]>A.   <![endif]>Theo trình tự thời gian.

B. Theo ý đồ nghệ thuật của tác giả.

C. Theo trình tự không gian.

D. Cần đảo trình tự 2 sự kiện chính.

Câu 10. Điều làm nên sức hấp dẫn, sự cuốn hút của truyện

A. Tên nhân vật, ngôi kể.

B. Tình huống truyện, nhan đề, cách kết thúc truyện.

C. Tình huống truyện, nhan đề.

D. Tên tuổi của tác giả.

Câu 11. Dòng nói lên đặc điểm của người kể chuyện hạn tri trong tác phẩm tự sự?

A. Điểm nhìn “từ bên trong” (gắn với điểm nhìn hạn tri) khi người kể chuyện là nhân vật.

B. Điểm nhìn bên trong thường thể hiện qua độc thoại nội tâm của nhân vật nên người đọc có cảm giác được kết nối trực tiếp với nhân vật.

C. Điểm nhìn hạn tri khiến người đọc có cảm giác được kết nối trực tiếp với nhân vật.

D. Cȧ ý a & b.

Câu 12. Tính cách của nhân vật trong truyện ngắn thể hiện qua:

A. Sự việc, lời nói, hành động, ngoại hình, suy nghĩ, tâm trạng; lời người kể chuyện, trong mối quan hệ với các nhân vật khác.

B. Hành động, suy nghĩ; lời người kể chuyện, trong mối quan hệ với các nhân vật khác.

C. Sự việc, lời nói, hành động, ngoại hình, mơ ước.

D. Lời người kể chuyện và nhận xét của các nhân vật khác.

Câu 13. Dòng nào nói đúng đặc điểm nhân vật của truyện ngắn hiện đại?

<![if !supportLists]>A.   <![endif]>Nhân vật hoặc tốt, hoặc xấu từ đầu đến cuối tác phẩm.

B. Nhân vật có ưu và nhược điểm; thường khắc họa qua một quãng đời.

C. Khắc họa cả cuộc đời, số phận nhân vật.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 14. Dòng nào nói lên cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm văn học – truyện ngắn?

<![if !supportLists]>A.   <![endif]>Là tình cảm, thái độ tác giả dành cho hệ thống nhân vật chính diện.

B. Là trạng thái tình cảm ngợi ca dâng lên mãnh liệt trải dài trong toàn tác phẩm, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.

C. Là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật khi tác giả miêu tả bối cảnh, sự việc chính.

D. Là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng, sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm.

Câu 15. Truyện ngắn có kết thúc mở là:

A. Sự việc cuối không ai ngờ tới.

B. Sự việc cuối cùng gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ.

C. Nhân vật chính thay đổi tính cách.

D. Người kể chuyện nhận xét về nhân vật chính.

Câu 16. Cách cảm nhận, suy nghĩ về nhân vật chính của bạn đọc là:

A. Tất cả đều giống nhau.

B. Mỗi người có một suy nghĩ, đánh giá riêng.

C. Học sinh suy nghĩ, cảm nhận theo giáo viên định hướng.

D. Nên suy nghĩ trái chiều với số đông.

Câu 17. Tính mở, kích thích tư duy độc giả của truyện ngắn thường thể hiện ở yếu tố nào?

A. Độc giả tham gia hoàn thành tác phẩm, sáng tạo, dự đoán sự việc kết thúc.

B. Dấu ba chấm trong trong tác phẩm.

C. Không kể về lai lịch nhân vật.

D. Tác giả không nhận xét về nhân vật.

Câu 18. Bối cảnh lịch sử – văn hoá trong văn bản văn học được thể hiện qua:

A. Sự việc được kể.

B. Bối cảnh, sự việc, nhân vật, ngôn ngữ tác phẩm.

C. Phong tục địa phương trong tác phẩm, thói quen của nhân vật.

D. Ứng xử của nhân vật chính.

Câu 19. Tóm tắt được văn bản truyện ngắn nhằm mục đích nào sau đây?

A. Nắm được cốt truyện và các sự việc, nhân vật chính.

B. Tiện để kể lại cho người khác nghe.

C. Có cái nhìn bao quát khi đánh giá nhân vật tác phẩm, bức thông điệp…

D. Cả ý a & c.

Câu 20. “Nêu những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học” có nghĩa là:

A. Nêu điều kiện em được tiếp xúc với tác phẩm, nhà văn.

B. Nêu hoàn cảnh em được tranh luận với các bạn về tác phẩm.

C. Nếu điều em biết được do đọc sách/ được người lớn hướng dẫn/ tự tìm hiểu/ trải qua… khiến em hiểu sâu hơn về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.

D. Kể về lần em hóa thân vào nhân vật/rơi vào cảnh ngộ giống nhân vật.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên