Top 20 Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay (hay nhất)
Tổng hợp trên 20 bài văn Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay (mẫu 1)
- Dàn ý Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay
- Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay (mẫu 2)
- Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay (mẫu 3)
- Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay (mẫu 4)
- Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay (mẫu 5)
- Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay (mẫu 6)
- Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay (mẫu 7)
- Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay (mẫu 8)
Top 20 Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay (hay nhất)
Đề bài: Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về vấn đề: Thị hiếu của thanh niên ngày nay.
Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay - mẫu 1
Trong thời đại ngày nay từ ngữ “thần tượng” đang là một hiện tượng xảy ra nhiều ở giới trẻ và trở thành một trào lưu gây sốt. Những ca sĩ, nghệ sĩ bắt đầu nổi danh với phong cách biểu diễn độc đáo, lôi cuốn đã trở thành thần tượng, sự ngưỡng mộ trong mắt của giới trẻ. Thần tượng mặc dù là điều không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhiên để nhận biết được thế nào là đúng thế nào là không nên thì chưa chắc bạn trẻ nào cũng nhận ra.
Thần tượng là một hiện tượng đang xảy ra với diễn biến mạnh ở giới trẻ khi trào lưu ca sỹ nào nổi lên mạnh mẽ thì sẽ kéo theo sự đam mê, ngưỡng mộ đến tôn thờ. Thần tượng chính là một hình mẫu lý tưởng đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật khiến người hâm mộ chạy theo, một số người còn đua đòi học hỏi, làm theo để có thể được như thần tượng. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay còn lấy đó làm khuôn mẫu để mình phấn đấu trở thành như họ, nhưng họ lại không biết được “thần tượng” đó có thực sự ý nghĩa đối với bản thân họ hay không. Và việc ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng. Tuy nhiên có rất nhiều người cuồng thần tượng đến mức mê muội, mù quáng, mất hết lí trí, cứ lao vào như một lẽ tự nhiên.
Việc mỗi người chúng ta có một thần tượng để học hỏi, noi theo thực sự là việc tốt nhưng thần tượng là người như thế nào, có đáng học hỏi hay không là điều mà không phải bạn trẻ nào cũng nhận ra. Việc ngưỡng mộ thần tượng lại càng cần thiết vì chúng ta có thể dựa vào đó để phát triển và càng ngày càng hoàn thiện bản thân minh hơn. Hiện tượng “thần tượng” diễn ra nhiều nhất ở giới trẻ. Những hình mẫu lý tưởng diễn ra đã vượt mức quốc gia, sang những khu vực khác, đặc biệt những ngôi sao Kpop, diễn viên Hàn Quốc, Trung Quốc và một số ngôi sao ca sĩ mới nổi lên mạnh mẽ ở Việt Nam.
Giới trẻ Việt Nam chạy theo trào lưu, theo phong trào theo đuổi một hình mẫu nổi lên trong một thời kỳ nhất định. Đến một giai đoạn nào đó hình mẫu đó không còn thu hút và lôi cuốn nữa họ sẽ đi tìm một hình tượng khác mà mình thích để theo đuổi. Thực ra thần tượng chỉ diễn ra trong một thời kỳ nhất định, khi “thần tượng” của họ đang có sức nóng, sức ám ảnh lớn đối với người hâm mộ. Và người hâm mộ sẽ dành nhiều thời gian để tìm hiểu tất cả các thông tin về thần tượng đó, từ tên tuổi, quê quán, đến những chi tiết đời sống riêng không cần tiết lộ. Họ tìm mọi cách để đào bới thông tin, bất kỳ thông tin nào về thần tượng của họ. Họ dành nhiều thời gian cho công cuộc tìm kiếm và công cuộc hâm mộ đó. Và tất nhiên, thời gian để họ “hâm mộ” những thứ khác là không có. Rất nhiều bạn trẻ còn coi đó là lẽ sống, quên ăn, quên ngủ, quên học, thậm chí “bơ” rất nhiều chuyện, nhưng chính bản thân họ lại không nghĩ ra.
Thế giới ngày càng phát triển, trong số đó có không ít người đã tạo dựng nên cho mình một xu hướng riêng biệt tạo nên thành công cho chính mình. Những con người ấy là hình mẫu lý tưởng cho những người khác tin tưởng và noi theo. Họ chính là thần tượng trong mắt những người yêu mến họ. Thế nhưng bên cạnh những điểm tốt, thần tượng còn có những mặt hạn chế tiêu cực. Mỗi người chúng ta phải biết lựa chọn làm sao để trở thành một người hâm mộ chính đáng.
Dàn ý Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay
1. Mở bài
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: thị hiếu của thanh niên hiện nay.
- Nêu sự cần thiết, tầm quan trong khi bàn luận về vấn đề.
2. Thân bài
* Luận điểm 1: Giải thích thị hiếu là gì?
- "Thị" có nghĩa là "ham thích, thích", "hiếu" cũng mang nghĩa tương tự, chỉ "thích, ham, ưa thích".
-> "Thị hiếu" - một từ chỉ xu hướng ham thích, thích thú một thứ, một việc gì đó và thường áp dụng cũng như thưởng thức chúng vào cuộc sống hàng ngày.
* Luận điểm 2: Thực trạng hiện nay về thị hiếu của thanh niên.
- Thanh niên chủ yếu bị thu hút bởi các thị hiếu về thẩm mĩ, thể hiện qua nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, xây dựng, kinh doanh,...
- Một vài bạn trẻ dễ dàng cổ xúy cho mặt sai trái của tình yêu và hôn nhân, mốt thời trang lập dị, phản cảm "thiếu vải" hay các phát ngôn gây sốc dư luận.
- Một bộ phận người trẻ tuổi "sính ngoại", đề cao "tung hô" phong tục tập quán của nền văn hóa khác mà lãng quên "cái hồn dân tộc".
- Ta cũng bắt gặp các bạn có cách tiếp nhận thị hiếu một cách tích cực khi đứng trước cơn sốt ảo, các trào lưu về văn hóa, nghệ thuật -> biết cách tiếp thu đúng đắn, phù hợp.
* Luận điểm 3: Chỉ ra một vài nguyên nhân.
- Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chính bản thân các bạn trẻ khi có cái nhìn lệch lạc, quan điểm sai lầm.
- Ngoài ra, một vài bạn dễ bị kích thích bởi cái mới mẻ nhưng không chịu tìm tòi kĩ càng.
* Luận điểm 4: Hậu quả (nếu có).
- Xã hội văn minh bị ảnh hưởng bởi các trào lưu "độc hại" -> kéo theo sự phát triển và gia tăng các giá trị thẩm mỹ, văn hóa "bẩn".
- Khi thị hiếu của thanh niên ngày càng có chiều hướng "sính ngoại", chúng ta dễ dàng đánh mất đi bản sắc tốt đẹp của dân tộc và "hòa nhập thành hòa tan".
- Các bạn trẻ sẽ sa vào những tệ nạn, ứng xử ngày càng kém và đạo đức trở nên suy đồi.
* Luận điểm 5: Đề ra một vài biện pháp khắc phục.
- Mỗi người chúng ta cần tự có ý thức trong việc lựa chọn và tiếp nhận các giá trị văn hóa, thẩm mỹ.
- Mỗi cá nhân phải trang bị kiến thức, kỹ năng để hội nhập thời đại toàn cầu.
- Các đơn vị truyền thông, các nhà quản lý cần thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, chuyên đề tìm hiểu lịch sử, truyền thống của mỗi dân tộc.
- Những người làm giáo dục cần phối hợp với gia đình để có phương pháp định hướng kiến thức về thị hiếu cho các bạn học sinh.
-> Lưu ý: Bài viết cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ bản thân.
Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay - mẫu 2
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đã phát triển sự giao lưu giữa các nền văn hóa, giữa các dân tộc trên thế giới. Điều này đã thúc đẩy việc thanh niên mỗi quốc gia tiếp nhận những thị hiếu trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên, không phải thị hiếu nào cũng mang tính tích cực, đôi khi nó lại đem đến những hậu quả khó lường.
Thị hiếu là gì? Trước hết, nếu chiết tự từng tiếng thì "thị" có nghĩa là "ham thích, thích" còn "hiếu" cũng mang nghĩa tương tự, chỉ "thích, ham, ưa thích". Như vậy, ghép nghĩa của hai tiếng này lại, ta sẽ giải nghĩa được từ "thị hiếu" - một từ chỉ xu hướng ham thích, thích thú một thứ, một việc gì đó và thường áp dụng cũng như thưởng thức chúng vào cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, internet với tốc độ phủ sóng cao cùng sự phát triển giao lưu trên "không gian mạng" đã giúp thanh niên - những con người nhanh nhạy trước thay đổi của thời đại tiếp cận với nhiều thị hiếu khác nhau. Thanh niên chủ yếu bị thu hút bởi các thị hiếu về thẩm mĩ, thể hiện qua nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, xây dựng, kinh doanh,... Tuy nhiên, thanh niên hiện tại đang chưa có cảm nhận rõ ràng về thị hiếu, dẫn đến các lầm tưởng về thị hiếu của bản thân. Ta dễ dàng nhận thấy điều này thông qua cách ăn mặc, cách suy nghĩ, cảm thụ thẩm mỹ và những lời lẽ, phát ngôn... Một vài bạn trẻ dễ dàng cổ xúy cho mặt sai trái của tình yêu và hôn nhân, mốt thời trang lập dị, phản cảm "thiếu vải" hay các phát ngôn gây sốc dư luận. Đặc biệt, thanh niên giới trẻ đang có xu hướng yêu thích và đề cao thị hiếu với những giá trị văn hóa "nhập ngoại" mà gạt bỏ, thậm chí là "chà đạp" giá trị văn hóa truyền thống của đất nước. Một bộ phận người trẻ tuổi "sính ngoại", đề cao "tung hô" phong tục tập quán của nền văn hóa khác mà lãng quên "cái hồn dân tộc". Bên cạnh một số bạn "hòa nhập nhưng lại hòa tan" như vậy, ta cũng bắt gặp các bạn có cách tiếp nhận thị hiếu một cách tích cực khi đứng trước cơn sốt ảo, các trào lưu về văn hóa, nghệ thuật. Những bạn trẻ này biết cách tiếp thu đúng đắn, phù hợp với nhu cầu bản thân và chọn lọc những giá trị tốt đẹp để học hỏi. Hình ảnh các bạn thanh niên cùng nhau xây dựng và khôi phục lại trang phục từ triều đại nhà Lí, Trần đến Hậu Lê và Nguyễn đã làm chúng ta thêm tự hào về văn hiến của đất nước.
Thế giới hội nhập hiện nay dễ dàng tạo điều kiện cho thanh niên có nhiều cơ hội tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa khác nhau. Đây cũng là một phần nguyên nhân gây nên việc tiếp thu, phát triển một cách tiêu cực các thị hiếu. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chính bản thân các bạn trẻ khi có cái nhìn lệch lạc, quan điểm sai lầm, dẫn đến tiếp nhận những giá trị không phù hợp với chuẩn mực xã hội và truyền thông văn hóa dân tộc. Ngoài ra, một vài bạn dễ bị kích thích bởi cái mới mẻ nhưng không chịu tìm tòi kĩ càng.
Nếu không có sự chọn lọc các thị hiếu mang tính tốt đẹp và tích cực, điều gì sẽ xảy ra? Đầu tiên, xã hội văn minh bị ảnh hưởng bởi các trào lưu "độc hại". Điều này kéo theo sự phát triển và gia tăng các giá trị thẩm mỹ, văn hóa "bẩn". Không chỉ vậy, khi thị hiếu của thanh niên ngày càng có chiều hướng "sính ngoại", chúng ta dễ dàng đánh mất đi bản sắc tốt đẹp của dân tộc và "hòa nhập thành hòa tan". Bên cạnh đó, các bạn trẻ sẽ sa vào những tệ nạn, ứng xử ngày càng kém và đạo đức trở nên suy đồi.
Và để thị hiếu của thanh niên trở nên có định hướng đúng đắn hơn, mỗi người chúng ta cần tự có ý thức trong việc lựa chọn và tiếp nhận các giá trị văn hóa, thẩm mỹ. Mỗi cá nhân phải trang bị kiến thức, kỹ năng để hội nhập thời đại toàn cầu. Ngoài ra, các đơn vị truyền thông, các nhà quản lý cần thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, chuyên đề tìm hiểu lịch sử, truyền thống của mỗi dân tộc. Không chỉ vậy, những người làm giáo dục cần phối hợp với gia đình để có phương pháp định hướng kiến thức về thị hiếu cho các bạn học sinh.
Như vậy, thị hiếu của thanh niên có ảnh hưởng rất lớn tới xã hội hiện nay. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng học tập, tìm hiểu và chọn lọc những kiến thức bổ ích để chung tay xây dựng nước nhà và truyền bá bản sắc tốt đẹp của dân tộc ra khắp năm châu bốn bể.
Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay - mẫu 3
Ngày nay, sự toàn cầu hóa đã tạo ra sự giao lưu giữa các nền văn hóa và dân tộc trên thế giới. Thanh niên của mỗi quốc gia tiếp nhận những thị hiếu trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, không phải thị hiếu nào cũng mang tính tích cực và có thể gây ra những hậu quả không lường trước.
Thị hiếu là sự ham thích và ưa thích một thứ gì đó trong cuộc sống hàng ngày. Thanh niên hiện nay tiếp cận với nhiều thị hiếu khác nhau nhờ internet và sự phát triển giao lưu trên mạng. Họ thường quan tâm đến thị hiếu về thẩm mỹ trong nghệ thuật, xây dựng, kinh doanh, v.v. Tuy nhiên, nhiều thanh niên chưa có cảm nhận rõ ràng về thị hiếu và có những lầm tưởng về thị hiếu của mình. Điều này thể hiện qua cách ăn mặc, suy nghĩ, thẩm mỹ, và lời lẽ, phát ngôn. Một số thanh niên khuyến khích mặt sai trái của tình yêu và hôn nhân, mốt thời trang lập dị, phản cảm, và có những phát ngôn gây sốc. Đồng thời, có thanh niên đánh giá cao và hướng tới thị hiếu "nhập ngoại", lãng quên bản sắc văn hóa truyền thống của đất nước. Tuy nhiên, cũng có những thanh niên tích cực tiếp thu thị hiếu và trào lưu văn hóa, nghệ thuật một cách đúng đắn, phù hợp.
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ quan điểm sai lầm và cái nhìn lệch lạc của các bạn trẻ. Họ có thể bị kích thích bởi những thứ mới mẻ nhưng không chịu tìm hiểu kỹ.
Hậu quả của việc không lựa chọn và tiếp nhận thị hiếu tích cực có thể là sự suy thoái của xã hội văn minh và giá trị thẩm mỹ. Thanh niên có thể mất đi bản sắc dân tộc và "hòa nhập thành hòa tan". Hơn nữa, họ có thể rơi vào các tệ nạn và có hành vi đạo đức suy đồi.
Để thanh niên có thị hiếu đúng đắn hơn, mỗi cá nhân cần có ý thức trong việc chọn lọc và tiếp nhận các giá trị văn hóa, thẩm mỹ. Cần trang bị kiến thức và kỹ năng để hòa nhập với thời đại toàn cầu. Đồng thời, các đơn vị truyền thông và nhà quản lý cần tổ chức chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và tìm hiểu lịch sử, truyền thống của từng dân tộc. Giáo dục cần hợp tác với gia đình để định hướng kiến thức về thị hiếu cho học sinh.
Với vai trò của một học sinh, tôi sẽ cố gắng học tập, tìm hiểu và chọn lọc những kiến thức bổ ích để đóng góp vào xây dựng đất nước và bảo tồn bản sắc dân tộc.
Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay - mẫu 4
Trong thời đại hiện đại, khái niệm "thần tượng" đang trở thành một hiện tượng phổ biến trong giới trẻ và trở thành một trào lưu gây sốt. Các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng với phong cách biểu diễn độc đáo và cuốn hút đã trở thành những thần tượng, được ngưỡng mộ bởi giới trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra được điều gì là đúng và không nên trong việc nhận biết về thần tượng.
Thần tượng là một hiện tượng mạnh mẽ đang diễn ra trong giới trẻ, khi một ca sĩ nổi lên thì sẽ kéo theo sự đam mê và ngưỡng mộ tới mức tôn thờ. Thần tượng là một hình mẫu lý tưởng trong lĩnh vực nghệ thuật, khiến người hâm mộ theo đuổi và có những người thậm chí cố gắng học tập và bắt chước để trở thành như thần tượng. Nhiều bạn trẻ hiện nay thậm chí lấy thần tượng làm gương mẫu để phấn đấu, nhưng họ không biết liệu thần tượng đó có ý nghĩa thực sự đối với bản thân mình hay không. Ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính và mến phục sâu sắc dành cho những cá nhân hoặc cộng đồng được coi là hình mẫu lý tưởng hoặc có sức cuốn hút đặc biệt. Tuy nhiên, có nhiều người cuồng thần tượng đến mức mù quáng, mất đi lý trí và cứ theo đuổi một cách vô tư.
Việc mỗi người chúng ta có một thần tượng để học tập và noi theo là tốt, nhưng không phải ai cũng nhận ra được thần tượng đó là ai và liệu họ có đáng để noi theo hay không. Ngưỡng mộ thần tượng càng cần thiết, vì chúng ta có thể dựa vào đó để phát triển và hoàn thiện bản thân. Hiện tượng "thần tượng" chủ yếu diễn ra trong giới trẻ, và những hình mẫu lý tưởng không chỉ xuất hiện ở trong nước mà còn lan tỏa ra ngoài quốc gia, đặc biệt là các ngôi sao Kpop, diễn viên Hàn Quốc, Trung Quốc và một số ngôi sao ca sĩ nổi tiếng mới của Việt Nam.
Giới trẻ Việt Nam thường theo đuổi một xu hướng, một hình mẫu nổi lên trong một thời kỳ nhất định. Khi hình mẫu đó không còn thu hút và cuốn hút nữa, họ sẽ tìm kiếm một hình tượng khác mà họ thích để theo đuổi. Thật ra, thần tượng chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định, khi thần tượng của họ đang có sức hút và ảnh hưởng lớn đối với người hâm mộ. Người hâm mộ sẽ dành nhiều thời gian để tìm hiểu mọi thông tin về thần tượng, từ tên tuổi, quê quán đến những chi tiết cá nhân không cần thiết. Họ cố gắng tìm mọi cách để thu thập thông tin về thần tượng của mình và dành nhiều thời gian cho việc hâm mộ đó. Trong quá trình này, họ thường quên đi những việc khác, thậm chí bỏ quên ăn, ngủ, học tập và không còn chú ý đến những điều quan trọng khác.
Thế giới ngày càng phát triển và có nhiều người đã tạo dựng được một xu hướng riêng và đạt được thành công cho bản thân. Những người này trở thành hình mẫu lý tưởng cho người khác tin tưởng và noi theo. Họ là thần tượng trong mắt những người hâm mộ yêu mến họ. Tuy nhiên, thần tượng cũng có những hạn chế và mặt tiêu cực. Mỗi người chúng ta cần biết lựa chọn một cách hợp lý để trở thành người hâm mộ đúng đắn.
Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay - mẫu 5
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đã mở ra cơ hội giao lưu giữa các nền văn hóa và dân tộc trên khắp thế giới. Điều này đã khiến thanh niên trong mỗi quốc gia tiếp nhận và ưa thích các thị hiếu trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên, không phải thị hiếu nào cũng có tính chất tích cực và đôi khi nó gây ra những hậu quả không lường trước.
Thị hiếu là gì? Từ "thị" có nghĩa là "ham thích, thích" và "hiếu" cũng có ý nghĩa tương tự, chỉ "thích, ham, ưa thích". Khi kết hợp nghĩa của hai từ này, ta có thể hiểu "thị hiếu" là xu hướng ham thích, thích thú một thứ, một việc gì đó và thường áp dụng và trải nghiệm chúng trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, internet và sự phát triển của mạng xã hội đã giúp thanh niên - những người trẻ nhạy bén và thích thích nghi với thay đổi của thời đại - tiếp cận với nhiều thị hiếu khác nhau. Thanh niên thường hứng thú với thị hiếu về thẩm mỹ trong nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, xây dựng, kinh doanh và nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, hiện nay, các thanh niên chưa có ý thức rõ ràng về thị hiếu, dẫn đến những hiểu lầm về thị hiếu của bản thân. Điều này dễ thấy qua cách ăn mặc, suy nghĩ, cảm nhận thẩm mỹ và cách diễn đạt bằng lời nói. Một số thanh niên khuyến khích các khía cạnh tiêu cực của tình yêu và hôn nhân, thời trang kỳ quặc, phản cảm hoặc phát ngôn gây sốc. Đặc biệt, có xu hướng "sính ngoại" và coi thường giá trị văn hóa truyền thống của quốc gia, thậm chí đánh đổ nó. Một số thanh niên "hòa nhập nhưng lại hòa tan" như vậy, trong khi những người khác tiếp thu thị hiếu một cách tích cực và lựa chọn các giá trị tốt đẹp để học hỏi. Hình ảnh các thanh niên cùng nhau xây dựng và khôi phục trang phục từ các triều đại như Lí, Trần, Hậu Lê và Nguyễn đã làm tăng niềm tự hào về văn hiến của quốc gia.
Quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay tạo điều kiện cho thanh niên tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa khác nhau. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra việc tiếp thu và phát triển một cách tiêu cực các thị hiếu. Nguyên nhân chính xuất phát từ những quan điểm sai lầm và cái nhìn chưa đúng đắn của các bạn trẻ, dẫn đến việc tiếp nhận những giá trị không phù hợp với chuẩn mực xã hội và truyền thông văn hóa dân tộc. Ngoài ra, một số người dễ bị kích thích bởi những điều mới mẻ mà không chịu tìm hiểu kỹ càng.
Nếu không có việc lựa chọn kỹ lưỡng các thị hiếu có tính chất tốt đẹp và tích cực, hậu quả sẽ là gì? Đầu tiên, xã hội văn minh sẽ bị ảnh hưởng bởi những trào lưu "độc hại". Điều này dẫn đến sự phát triển và gia tăng của các giá trị thẩm mỹ và văn hóa "xấu". Không chỉ vậy, khi thị hiếu của thanh niên có xu hướng "sính ngoại", chúng ta dễ dàng mất đi những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc và "hòa nhập thành hòa tan". Ngoài ra, các bạn trẻ sẽ rơi vào những tệ nạn, có hành vi ngày càng kém và đạo đức sẽ suy đồi.
Để thị hiếu của thanh niên có hướng đi đúng đắn hơn, mỗi người chúng ta cần có ý thức trong việc lựa chọn và tiếp nhận các giá trị văn hóa và thẩm mỹ. Mỗi cá nhân cần có kiến thức và kỹ năng để hội nhập vào thế giới toàn cầu. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông và các nhà quản lý cần tổ chức thường xuyên các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, chuyên đề tìm hiểu lịch sử và truyền thống của từng dân tộc. Đồng thời, người giáo dục cần hợp tác với gia đình để định hướng kiến thức về thị hiếu cho học sinh.
Tóm lại, thị hiếu của thanh niên có tác động lớn đến xã hội hiện nay. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi sẽ cố gắng học tập, tìm hiểu và lựa chọn những kiến thức có ích để đóng góp vào xây dựng đất nước và phổ biến những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc trên khắp năm châu bốn bể.
Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay - mẫu 6
Trong thời đại hội nhập toàn cầu, tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ đang tăng cường giao lưu, trao đổi trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, lịch sử,… Điều này dẫn tới sự sản sinh các trào lưu, “nóng trend” được vô vàn người hưởng ứng. Đây chính là những yếu tố tác động trực tiếp tới thị hiếu của thanh nhiên ngày nay.
Vậy, như thế nào là thị hiếu? Lúc chúng ta chiết tự tiếng “thị”, “hiếu” thì cả hai đều có nghĩa tương tự nhau, chỉ “thích, ham, ưa thích”. Tương tự, “thị hiếu” – một từ chỉ sự thích thú, thích thú trước một thứ, một việc gì đó. Từ đây, con người ko chỉ thưởng thức nhưng còn vận dụng các điều đó vào chính cuộc sống hàng ngày.
Các thiết bị điện tử thông minh ra đời đã mang tới những bước chuyển mới trong đời sống nhân loại. Đâu đâu, ta cũng bắt gặp Internet vận tốc cao, phủ sóng khắp mọi nơi. Nhờ đó, con người dễ dàng tiếp cận với nhiều thị hiếu không giống nhau. Nếu các bậc phụ huynh có xu thế tìm về trị giá xưa cũ thì thế hệ thanh niên, lớp trẻ lại lựa chọn sự năng động, hiện đại. Thị hiếu của thanh niên được trình bày qua nhiều phương diện: thời trang, nghệ thuật,… Họ có thể tiếp thu và nắm bắt trào lưu thịnh hành hay các cơn sốt gây bão số đồng mạng. Tuy nhiên, chính bởi sự mơ hồ trong nhận thức đã dẫn tới một vài hành vi tiêu cực. Đó là việc vài bạn trẻ ăn mặc lập dị theo kiểu “thiếu vải”, tạo nên sự phản cảm. Có người thì lại phát ngôn gây sốc, mang tính xúc phạm, nhằm câu view, câu like. Trong bối cảnh hội nhập, giao lưu, một số thanh niên thường “sính ngoại”, đề cao phong tục, tập quán của dân tộc khác. Họ sẵn sàng chê bai, chối bỏ văn hóa nước nhà. Kế bên những người có thị hiếu méo mó tương tự, vẫn còn nhiều bạn trẻ tiếp thu trào lưu, thành phần văn hóa một cách tích cực. Các bạn đó luôn biết dung hòa mọi trị giá, biết lựa chọn điều thích hợp với bản thân, xã hội. Ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những tập thể, tư nhân đang ra sức khôi phục lại y phục cổ của nước nhà từ thời Lí, Trần, Hậu Lê và Nguyễn. Hay còn là một số người ngày ngày giữ gìn và kế thừa, khôi phục truyền thống, văn hóa dân gian.
Nguyên nhân của việc lan truyền, tiếp thu các thị hiếu mang tính tiêu cực tới từ chính con người. Trước hết là do các bạn trẻ thiếu hiểu biết, dẫn tới có cái nhìn méo mó và ý kiến sai trái. Một vài tư nhân thì dễ bị kích thích, cuốn vào thú vui mới mẻ nhưng chưa trang bị đầy đủ tri thức. Số khác thích “a-dua” theo trào lưu, theo “mốt” nhưng ko chịu tìm tòi tỉ mỉ.
Có thể nói, các trào lưu độc hại ngày càng tăng thêm sẽ làm xã hội văn minh tồn tại nhiều trị giá thẩm mĩ, văn hóa “rác”. Từ đây, con người dễ bị bóp méo về tư tưởng, đạo đức, méo mó trong tam quan. Ko chỉ vậy, lúc thanh niên tiếp tục xu thế “sính ngoại”, non sông có nguy cơ đánh mất những bản sắc tốt đẹp, hòa nhập trở thành “hòa tan”.
Tương tự, chúng ta cần tự ý thức trong lựa chọn và tiếp thu các trị giá văn hóa, thẩm mỹ. Cái gì tốt đẹp, văn mình thì hãy niềm nở đón nhận, điều gì méo mó, phản cảm thì phải lên án, gạt bỏ. Ngoài ra, các đơn vị truyền thông, các nhà quản lý nên tổ chức giao lưu văn hóa nghệ thuật, chuyên đề tìm hiểu lịch sử, văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Đặc trưng, những người làm giáo dục cần phối hợp với gia đình để có định hướng đúng mực về thị hiếu cho học trò.
Thị hiếu của thanh niên vẫn đang tác động rất nhiều tới đời sống xã hội. Do đó, chúng ta – thế hệ trẻ nhưng non sông kì vọng cần siêng năng học tập, tu dưỡng đạo đức, biết lựa chọn và tiếp thu những trị giá tốt đẹp, văn minh.
Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay - mẫu 7
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đã phát triển sự giao lưu giữa các nền văn hóa, giữa các dân tộc trên thế giới. Điều này đã thúc đẩy việc thanh niên mỗi quốc gia tiếp nhận những thị hiếu trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên, không phải thị hiếu nào cũng mang tính tích cực, đôi khi nó lại đem đến những hậu quả khó lường.
Thị hiếu là gì? Trước hết, nếu chiết tự từng tiếng thì "thị" có nghĩa là "ham thích, thích" còn "hiếu" cũng mang nghĩa tương tự, chỉ "thích, ham, ưa thích". Như vậy, ghép nghĩa của hai tiếng này lại, ta sẽ giải nghĩa được từ "thị hiếu" - một từ chỉ xu hướng ham thích, thích thú một thứ, một việc gì đó và thường áp dụng cũng như thưởng thức chúng vào cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, internet với tốc độ phủ sóng cao cùng sự phát triển giao lưu trên "không gian mạng" đã giúp thanh niên - những con người nhanh nhạy trước thay đổi của thời đại tiếp cận với nhiều thị hiếu khác nhau. Thanh niên chủ yếu bị thu hút bởi các thị hiếu về thẩm mĩ, thể hiện qua nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, xây dựng, kinh doanh,... Tuy nhiên, thanh niên hiện tại đang chưa có cảm nhận rõ ràng về thị hiếu, dẫn đến các lầm tưởng về thị hiếu của bản thân. Ta dễ dàng nhận thấy điều này thông qua cách ăn mặc, cách suy nghĩ, cảm thụ thẩm mỹ và những lời lẽ, phát ngôn... Một vài bạn trẻ dễ dàng cổ xúy cho mặt sai trái của tình yêu và hôn nhân, mốt thời trang lập dị, phản cảm "thiếu vải" hay các phát ngôn gây sốc dư luận. Đặc biệt, thanh niên giới trẻ đang có xu hướng yêu thích và đề cao thị hiếu với những giá trị văn hóa "nhập ngoại" mà gạt bỏ, thậm chí là "chà đạp" giá trị văn hóa truyền thống của đất nước. Một bộ phận người trẻ tuổi "sính ngoại", đề cao "tung hô" phong tục tập quán của nền văn hóa khác mà lãng quên "cái hồn dân tộc". Bên cạnh một số bạn "hòa nhập nhưng lại hòa tan" như vậy, ta cũng bắt gặp các bạn có cách tiếp nhận thị hiếu một cách tích cực khi đứng trước cơn sốt ảo, các trào lưu về văn hóa, nghệ thuật. Những bạn trẻ này biết cách tiếp thu đúng đắn, phù hợp với nhu cầu bản thân và chọn lọc những giá trị tốt đẹp để học hỏi. Hình ảnh các bạn thanh niên cùng nhau xây dựng và khôi phục lại trang phục từ triều đại nhà Lí, Trần đến Hậu Lê và Nguyễn đã làm chúng ta thêm tự hào về văn hiến của đất nước.
Thế giới hội nhập hiện nay dễ dàng tạo điều kiện cho thanh niên có nhiều cơ hội tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa khác nhau. Đây cũng là một phần nguyên nhân gây nên việc tiếp thu, phát triển một cách tiêu cực các thị hiếu. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chính bản thân các bạn trẻ khi có cái nhìn lệch lạc, quan điểm sai lầm, dẫn đến tiếp nhận những giá trị không phù hợp với chuẩn mực xã hội và truyền thông văn hóa dân tộc. Ngoài ra, một vài bạn dễ bị kích thích bởi cái mới mẻ nhưng không chịu tìm tòi kĩ càng.
Nếu không có sự chọn lọc các thị hiếu mang tính tốt đẹp và tích cực, điều gì sẽ xảy ra? Đầu tiên, xã hội văn minh bị ảnh hưởng bởi các trào lưu "độc hại". Điều này kéo theo sự phát triển và gia tăng các giá trị thẩm mỹ, văn hóa "bẩn". Không chỉ vậy, khi thị hiếu của thanh niên ngày càng có chiều hướng "sính ngoại", chúng ta dễ dàng đánh mất đi bản sắc tốt đẹp của dân tộc và "hòa nhập thành hòa tan". Bên cạnh đó, các bạn trẻ sẽ sa vào những tệ nạn, ứng xử ngày càng kém và đạo đức trở nên suy đồi.
Và để thị hiếu của thanh niên trở nên có định hướng đúng đắn hơn, mỗi người chúng ta cần tự có ý thức trong việc lựa chọn và tiếp nhận các giá trị văn hóa, thẩm mỹ. Mỗi cá nhân phải trang bị kiến thức, kỹ năng để hội nhập thời đại toàn cầu. Ngoài ra, các đơn vị truyền thông, các nhà quản lý cần thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, chuyên đề tìm hiểu lịch sử, truyền thống của mỗi dân tộc. Không chỉ vậy, những người làm giáo dục cần phối hợp với gia đình để có phương pháp định hướng kiến thức về thị hiếu cho các bạn học sinh.
Như vậy, thị hiếu của thanh niên có ảnh hưởng rất lớn tới xã hội hiện nay. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng học tập, tìm hiểu và chọn lọc những kiến thức bổ ích để chung tay xây dựng nước nhà và truyền bá bản sắc tốt đẹp của dân tộc ra khắp năm châu bốn bể.
Nghị luận về Thị hiếu của thanh niên ngày nay - mẫu 8
Với sự giao lưu, hội nhập văn hóa ngày càng mạnh mẽ, nhận thức của con người cũng dần đổi khác. Từ đó, vô vàn thị hiếu mới được hình thành, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và tốc độ phát triển của xã hội.
Đầu tiên, từ “thị hiếu” được giải thích là khuynh hướng ưa thích của đông đảo quần chúng đối với một sự vật, sự việc, hiện tượng bất kì thuộc về sinh hoạt vật chất hay cả về văn hóa. Thị hiếu của quần chúng sẽ thường chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy nên ta mới thường nghe đến việc nhanh chóng nắm bắt thị hiếu để tiếp cận thị trường trong kinh doanh. Tương tự, “thị hiếu của thanh niên” chính là cụm từ dùng để chỉ những xu hướng được giới trẻ ưa chuộng.
Thực tế, ta biết đến thị hiếu của thanh niên qua hàng loạt “trend” phổ biến trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,... Nếu nhìn theo mặt tích cực, đã có rất nhiều bạn trẻ sử dụng nguồn lực công nghệ thông tin để lan tỏa những giá trị tốt đẹp, hướng cộng đồng quay về với những hoạt động mang đậm tính dân tộc. Họ ưa chuộng nét đẹp truyền thống của danh lam thắng cảnh quê hương, của những làng nghề thủ công hay của cả những di tích lịch sử xưa cũ. Từ đó, trực tiếp giúp quảng bá hình ảnh rất nhiều địa danh dọc Tổ quốc. Ngoài ra, họ còn phát động phong trào thiện nguyện, kêu gọi được vô số mạnh thường quân từ cả trong và ngoài nước, giúp đỡ thêm cho những mảnh đời cơ cực, thiếu may mắn.
Nhưng trong xã hội không chỉ tồn tại những thị hiếu tốt. Dưới sức ảnh hưởng khủng khiếp của xu thế hội nhập, một bộ phận giới trẻ bắt đầu có tư tưởng “sính ngoại” mà bỏ quên mất giá trị văn hóa truyền thống. Báo đài đã đưa không ít thông tin về vấn đề này. Nào là cổ xúy những điều sai trái trong quan điểm tình yêu, hôn nhân; chạy theo “mốt” thời trang phản cảm; đưa ra nhiều phát ngôn “gây shock” để thu hút sự chú ý của cộng đồng; mù quáng ủng hộ thần tượng mà chống đối lại cả gia đình, người thân;... Thực trạng tiêu cực này vẫn còn đang diễn ra từng ngày, kéo lùi sự phát triển chung của toàn xã hội.
Nguyên nhân dẫn tới vấn đề thị hiếu chưa phù hợp chủ yếu là do tầm nhận thức của chính bản thân những người trẻ. Việc thiếu kinh nghiệm sống khiến thanh niên chưa xác định được cách chọn lọc và tiếp nhận thông tin. Từ đó hình thành những hiểu biết sai lệch, dẫn đến vô số hậu quả nặng nề cho bản thân và xã hội. Sự giáo dục thiếu cẩn trọng cùng quy định kiểm duyệt thông tin chưa nghiêm ngặt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện trạng tiêu cực này.
Vậy chúng ta cần làm gì để khắc phục sự tràn lan của thị hiếu xấu? Đầu tiên, hãy tự ý thức những điều đúng - sai. Khi tiếp cận nguồn thông tin khổng lồ trên internet, mỗi người cần giữ cho mình một cái đầu tỉnh táo. Hãy không ngừng trau dồi bản thân về cả kiến thức, đạo đức để phát triển năng lực chọn lọc thông tin. Từ đó, mang lại nhiều giá trị tốt đẹp. Về phía gia đình và nhà trường cũng cần có phương án giáo dục, định hướng cụ thể, đúng đắn, xây dựng cho người trẻ những tư tưởng đúng đắn từ sớm. Các đơn vị truyền thông cũng cần thắt chặt quản lí, kiểm duyệt thông tin. Đồng thời, tích cực tổ chức tuyên truyền những hoạt động chung giúp kết nối cộng đồng.
Tựu chung lại, thị hiếu của giới trẻ vẫn đang tồn tại hai mặt tốt - xấu song song. Việc của chúng ta là phát huy cái tích cực, loại bỏ cái tiêu cực, hướng đến phát triển bản thân, đem lại nhiều giá trị cho xã hội.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:
- Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên và con người, trong đó có sử dụng các từ ngữ gợi cảm xúc.
- Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).
- Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm của tác giả với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã học.
- Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.
- Viết bản tin (khoảng 200 chữ, có thể sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) về một hoạt động hay sự kiện văn hóa, giáo dục mới diễn ra trong nhà trường hoặc tại địa phương của bạn.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST