Top 10 Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước
Tổng hợp trên 10 bài Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước (mẫu 1)
- Dàn ý Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước
- Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước (mẫu 2)
- Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước (mẫu 3)
- Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước (mẫu 4)
Top 10 Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước
Đề bài: Trường bạn tổ chức cuộc thi Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước ( Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ ). Bạn hãy thành lập nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.
Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - mẫu 1
Nhan đề: Khái quát đề tài nghiên cứu: Gìn giữ và phát huy giá trị đặc sắc của làn điệu then tính ở Tỉnh Bắc Kạn - Dàn ý
Tóm tắt
Hát then đàn tính mang tính chất lễ và hội, ngoài mang yếu tố tâm linh để cầu một mùa vụ bội thu còn để giải trí, giãi bày và thể hiện nỗi lòng và tình yêu đôi lứa. Người hát then trong dịp lễ tết là những người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng bội thu, đời sống của nhân dân no ấm. Ngày nay hát then đàn tính được sân khấu hoá nhiều hơn, xuất hiện rộng rãi trong nhiều dịp sinh hoạt văn hoá của người dân Bắc Kạn. Tuy nhiên trong một bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay, việc yêu thích cũng như biểu diễn các làn điệu then đã không còn được như trước. Vì thế vấn đề bảo tồn và giữ gìn những giá trị đặc sắc của hát then đàn tính là hết sức cần thiết.
Cơ sở lí thuyết: nêu khái niệm, lí thuyết nền tảng.
Kết quả nghiên cứu:
Trình bày kết quả nghiên cứu theo từng mục tương ứng:
I. Một số vấn đề về liên quan đến làn điệu hát then đàn tính ở Bắc Kạn.
Hát then là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng và của một số vùng núi dân tộc phía Bắc. Theo quan niệm của người Tày, then có nghĩa là “Trời”. Hát then là một loại hình tín ngưỡng dân gian có nội dung thuật lại những hành trình của con người lên thiên giới với mong muốn cầu xin những điều tốt lành.
Dịp diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc… đồng bào dân tộc thường xuyên hát then, thực hiện nghi lễ cùng với đàn tính, thẻ âm dương, hát then…
II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở Bắc Kạn hiện nay
Đồng bào dân tộc Tày, Nùng chiếm hơn 70% dân số cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hát then là một nhu cầu sinh hoạt tâm linh, văn hoá, tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây. Một số gia đình của người dân tộc Tày, Nùng khá giả thậm chí còn mời những nghệ nhân về hát then để cầu tài lộc, bình anh. Ở xã Yên Cư có khoảng 20% số gia đình đầu năm thường mời nghệ nhân về để hát then. Điều đó cho thấy những nghệ nhân hát then rất được trân trọng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, bản vùng cao. Đó cũng là cách tồn làn điệu hát then đàn tính một cách hiệu quả nhất hiện nay.
Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian vừa qua tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hình thức để bảo tồn và phổ biến làn điệu hát then trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh thường xuyên sưu tầm, dàn dựng nhiều làn điệu then cổ để biểu diễn ở những vùng sâu, vùng xa, những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với mong muốn để làn điệu hát then được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của quần chúng.
Tuy nhiên có một vấn đề đáng lo ngại là các nghệ nhân hát then cao tuổi ngày càng ít dần, làn điệu then chưa hấp dẫn đến bộ phận giới trẻ, vì thế trong tương lai làn điệu hát then có nguy cơ bị mai một.
III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy nét đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn
Như trên đã nói làn điệu hát then có vai trò quan trọng đến với đời sống văn hoá tinh thần của người tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các dân tộc khác nói chung. Bởi các làn điệu hát then không chỉ mang tính chất giải trí, là món ăn tinh thần sau ngày những ngày làm việc căng thẳng mà còn là hình thức sinh hoạt mang tính chất tâm linh, tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa vụ ấm no cho buôn làng.
Di sản hát then đàn tình đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm vinh dự tự hào của người Tày nói riêng và của các dân tộc anh em khác ở vùng Đông Bắc nói chung. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy di sản hát then đàn tính là vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Kết luận: Khái quát những ý chính từ kết quả nghiên cứu: Giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn là một trong những vấn đề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn hết sức quan tâm. Đây là một việc làm khó, đòi hỏi phải có sự chung sức của toàn thể nhân dân, đặc biệt của bộ phận giới trẻ, những người có vai trò quan trọng đến việc giữ gìn và quảng bá làn điệu then tính.
Dàn ý Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước
Bước 1: Chuẩn bị viết
Xác định đề tài
Đề tài của bài viết chính là vấn đề được lựa chọn để nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu, bạn nên chọn vấn đề mới hoặc cách nhìn mới về vấn đề có tính thiết thực, khơi gợi được ở người đọc mối quan tâm, hứng thú.
Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc
Bạn cần trả lời các câu hỏi: Bản báo cáo này được viết với mục đích gì? Người đọc bản báo cáo này là ai? Từ đó, xác định nội dung, cách viết phù hợp.
Thu thập tài liệu:
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, bạn cần tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài như báo chí, sách biên khảo, bài phỏng vấn chuyên gia, các công trình nghiên cứu khoa học... Bạn có thể đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu bằng cách trả lời những câu hỏi: Tài liệu được công bố khi nào? Ai là tác giả? Đơn vị công bố...
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý
Bạn đã xử lí các tư liệu thu thập được và phác thảo các ý tưởng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, dự tính những trích dẫn, cước chú và phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng.
Lập dàn ý:
Từ các ý đã tìm được, bạn sắp xếp các ý đảm bảo các phần trong bố cục bài báo cáo. Các đề mục cần được diễn đạt rõ ràng-loogic. Liên kết cùng hướng về làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu.
Bước 3: Viết bài:
Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - mẫu 2
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Tóm tắt:
Theo nghĩa Hán - Việt cốt là xương, cách là tiêu chuẩn, phạm vi, quy định. Nói tới cốt cách của con người là nói đến nét đặc sắc, đặc trưng về tính cách của một con người hoặc của một tầng lớp xã hội. Chẳng hạn, người ta nói tới cốt cách nhà Nho, cốt cách nhà tri thức, cốt cách nhà văn... Nói tới cốt cách của một dân tộc thì không chỉ nói tới những nét đặc sắc, đậm đà được biểu hiện qua tính cách mà còn thông qua toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc. Cốt cách dân tộc là cái tương đối ổn định, bền vững bởi nó được hình thành, tạo dựng và khẳng định trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc. Lĩnh vực thể hiện rõ nhất cốt cách dân tộc, tinh thần dân tộc là văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là biểu hiện sống động của cốt cách dân tộc qua bao thăng trầm của lịch sử. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là giữ gìn cốt cách dân tộc. Cốt cách dân tộc được coi là "chất", là "bộ gien" của mỗi dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là bảo vệ, giữ gìn bộ gien quý đó. Một nền văn hóa giữ được cốt cách dân tộc sẽ là một nền văn hóa có đủ "sức khỏe" để đề kháng, chống lại sự "ô nhiễm văn hóa" hay "xâm lăng văn hóa" một cách vô thức hay có chủ định. Đây là một điều kiện cơ bản để "tiếp biến" văn hóa trước sự tác động nhiều chiều, phức tạp của khách quan được thực hiện một cách chủ động, tích cực.
I. Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Để hiểu được khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Theo Lênin, “Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu”.
Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản (tồn tại – being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”.
Theo Đào Duy Anh trong sách Việt Nam văn hóa sử cương: “Văn háo tức là sinh hoạt”.
Qua một số nghiên cứu vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử trong phát triển mà qua đó chúng ta biết được dân tộc này với dân tộc khác trong đời sống cộng đồng”.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, chính nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm ra những chứng tích của một nền văn hóa. Ngưởi Mường còn có những tên gọi khác nhau Mol, Mual, Mon. Bản sắc văn hóa Mường là những nét riêng độc đáo biểu hiện trong các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà cộng đồng người Mường đã sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của mình, những giá trị này được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, và cũng được vận động biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của văn hóa tộc người gắn liền với sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.
II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hướng tới một nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú về sắc thái chứ không phải là một nền văn hóa nghèo nàn, giống nhau, cùng khuôn mẫu. Đa dạng, phong phú hoàn toàn đối lập với sự nghèo nàn, đơn điệu. Đa dạng, phong phú về bản sắc là một thuộc tính của văn hóa thể hiện khả năng sáng tạo của các dân tộc trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Ngày nay, hội nhập quốc tế, một mặt, tạo điều kiện để các nền văn hóa dân tộc được giao lưu, hợp tác và phát triển; mặt khác, cũng tạo ra xu hướng toàn cầu hóa về ngôn ngữ, về văn hóa, về lối sống và quan niệm giá trị. Quá trình đó đặt các dân tộc trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời còn ẩn chứa nguy cơ làm suy giảm tính sáng tạo của các dân tộc trong quá trình phát triển.
Hòa Bình đã tổ chức những công tác hữu hiệu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình như Công tác xây dựng đời sống văn hóa; Tổ chức tốt các cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, bản, khối văn hóa”, “Cơ quan văn hóa”; Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa.
Kết quả đạt được trong năm 2013 có 1400/1364 làng bản đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 102,6%; 155000/146838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 105,05%; 570/548 cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 104%.
III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta
Con người là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của thế giới tự nhiên và là một bộ phận không thể tách rời thế giới đó. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người ngày càng ý thức rõ rệt về mối quan hệ hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, con người với con người. "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" đã trở thành triết lý sống của con người trong mọi thời đại. Ngày nay, trước sự tác động của biến đổi khí hậu và sự bất ổn tàn khốc của chiến tranh, khủng bố đang hằng ngày hằng giờ cảnh báo cho loài người phải biết quan tâm đến việc sống hòa hợp với tự nhiên và xã hội như một nhân tố không thể thiếu để phát triển, trong đó có phát triển kinh tế.
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn tất cả những mặt tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc; khắc phục, loại bỏ những hủ tục; phát huy những yếu tố tích cực, tốt đẹp. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Mường là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đối với dân tộc Mường nói riêng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần tạo nền tảng cho hội nhập hợp tác phát triển bền vững; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
III. Kết luận
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và dân tộc. Trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ người Mường hãy tiếp nối, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó.
Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - mẫu 3
Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam. Trước sự tác động của kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế sâu rộng và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một, pha trộn, lai căng không còn giữ được bản sắc. Do vậy, việc khẳng định giá trị văn hóa của các dân tộc là vấn đề cấp bách.
I. Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Để hiểu được khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Theo Lênin, “Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu”.
Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản (tồn tại – being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”.
Theo Đào Duy Anh trong sách Việt Nam văn hóa sử cương: “Văn hóa tức là sinh hoạt”.
Qua một số nghiên cứu vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử trong phát triển mà qua đó chúng ta biết được dân tộc này với dân tộc khác trong đời sống cộng đồng”.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, chính nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm ra những chứng tích của một nền văn hóa. Người Mường còn có những tên gọi khác nhau Mol, Mual, Mon. Bản sắc văn hóa Mường là những nét riêng độc đáo biểu hiện trong các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà cộng đồng người Mường đã sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của mình, những giá trị này được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, và cũng được vận động biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của văn hóa tộc người gắn liền với sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.
II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay
Hòa Bình đã tổ chức những công tác hữu hiệu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình như Công tác xây dựng đời sống văn hóa; Tổ chức tốt các cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, bản, khối văn hóa”, “Cơ quan văn hóa”; Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa.
Kết quả đạt được trong năm 2013 có 1400/1364 làng bản đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 102,6%; 155000/146838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 105,05%; 570/548 cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 104%.
III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta
Nói đến con người Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam hoàn toàn không có nghĩa là nói đến một cái gì đó có tính chất khuôn mẫu, cố định. Đây là một khái niệm động, nó không ngừng vận động, phát triển để tự hoàn thiện và nâng cao. Từ đó, mang đến một cái nhìn toàn diện, sáng tạo, bất ngờ cho truyền thống.
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn tất cả những mặt tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc; khắc phục, loại bỏ những hủ tục; phát huy những yếu tố tích cực, tốt đẹp. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Mường là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đối với dân tộc Mường nói riêng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần tạo nền tảng cho hội nhập hợp tác phát triển bền vững; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
III. Kết luận
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và dân tộc. Trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ người Mường hãy tiếp nối, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó.
Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - mẫu 4
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
MỞ ĐẦU
Văn hóa là một trong bốn lĩnh vực rộng lớn có quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị và xã hội; có vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, văn hóa là đối tượng được nhiều bộ môn khoa học nghiên cứu trong đó có bộ môn khoa học tương đối mới là “văn hóa học”. Việc nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng giúp trang bị năng lực phản tư văn hóa, có tác dụng lớn trong giáo dục và bồi dưỡng nhân cách con người; đặc biệt quan trọng nghiên cứu đã giúp lý giải khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động, triết lý sống của con người Việt Nam. Để hiểu thêm ý nghĩa quan trọng trên em xin lựa chọn đề 20: “Nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam có ý nghĩa gì trong việc lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của người Việt Nam. Liên hệ đời sống văn hóa sinh viên luật hiện nay”.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Văn hóa học là bộ môn khoa học tương đối mới, một văn hóa tích hợp, vừa nghiên cứu văn hóa nói chung, vừa nghiên cứu các hiện tượng văn hóa riêng biệt và nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thể tự biến đổi và phát triển. Mục đích của Văn hóa học là phát hiện và phân tích quy luật của những biến đổi văn hóa xã hội.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, gần đây UNESCO cũng đưa ra một định nghĩa chính thức như sau: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình".
Có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa song nhìn chung với tư cách là một chỉnh thể, văn hóa có những đặc trưng cố hữu sau:
Thứ nhất, văn hóa là cái phân biệt con người với động vật. Văn hóa là đặc trưng riêng của xã hội loài người.
Thứ hai, văn hóa không được kế thừa về mặt sinh học mà qua học tập, giao tiếp.
Thứ ba, văn hóa là cách ứng xử đã được mẫu thức hóa.
II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong việc lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của người Việt
1. Khái quát về tình hình nghiên cứa văn hóa học và văn hóa Việt Nam
Ở nước ta việc nghiên cứu và giảng dạy văn hóa học với tư cách một môn khoa học, mới chỉ bắt đầu. Cách đây hơn 60 năm, Đào Duy Anh đã đặt viên gạch đầu tiên cho văn hóa học, khi cuốn "Việt Nam văn hóa sử cương" của ông được Quan Hải Tùng Thư ấn hành (năm 1938).
Cùng thời với Đào Duy Anh có tiễn sĩ Nguyễn Văn Huyên - người đã đi đầu trong việc khai phá xã hội học văn hóa và nhân học văn hóa ở Việt Nam. Rất tiếc rằng, những hướng nghiên cứu về văn hóa mà các ông mở ra đã không được tiếp tục trong một thời gian dài.
Gần đây có các công trình nghiên cứu của Phan Ngọc về "Văn hóa Việt Nam. Cách tiếp cận mới" (1994) và " Bản sắc văn hóa Việt Nam" (1998). Năm 1993 Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia đã cho xuất bản hai công trình tập thể về "Văn hóa và phát triển" nhân thập kỷ quốc tế về văn hóa. Gần đây nhất là công trình " Văn hóa Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Một số công trình về "Văn hóa học" và " Xã hội học văn hóa" của Đoàn Văn Chúc, "Cơ sở văn hóa" của Trần Ngọc Thêm cũng được xuất bản. Những xuất bản phẩm đó đã đáp ứng được phần nào nhu cầu và giảng dạy văn hóa Việt Nam trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế có ít tài liệu lưu hành trong nước đề cập một cách có hệ thống các khái niệm và phương pháp của văn hóa học; nhiều ấn phẩm viết về văn hóa Việt Nam hiện nay vẫn mang tính dàn trải và nặng nề chất liệu lịch sử. Bởi vậy việc ứng dụng hệ thống và phương pháp của văn hóa Việt Nam đang là nhu cầu cấp bách hiện nay đối với giới nghiên cứu văn hóa trong nước. Chỉ trên cơ sở vận dụng văn hóa học vào văn hóa Việt Nam, mới có thể tạo dựng được nền móng của bộ môn Đại cương văn hóa Việt Nam.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong việc lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của người Việt
Nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam không chỉ trang bị năng lực phản tư văn hóa, giáo dục, bồi dưỡng nhân cách con người mà còn giúp lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của con người Việt Nam.
a. Việc nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức cần thiết giúp chúng ta hiểu biết về các nền văn hóa thế giới và văn hóa dân tộc, từ đó có cái nhìn đối sánh, giúp lý giải từ giác độ văn hóa, vì sao lại có sự khác biệt trong cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách lựa chọn triết lý sống của những cộng đồng khi đứng trước những tình huống (được giả định) là giống nhau.
Ví dụ như từ sự hiểu biết sâu sắc về bản chất văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây giúp chúng ta có cái nhìn đối sánh và lý giải vì sao có sự khác nhau trong cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề cách lựa chọn triết lý sống của phương Đông và phương Tây lại có sự khác nhau.
Sự khác nhau bắt đầu từ quan niệm con người. châu Âu chịu ảnh hưởng của Cơ đốc giáo coi con người là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của Chúa, còn tự nhiên thì man rợ, con người phải sắp xếp lại. Do đó, châu Âu coi con người là trung tâm. Còn phương Đông gắn con người với tự nhiên, coi con người là một thành viên của vũ trụ. Về tự nhiên, Phương Đông sống hài hòa với thiên nhiên, kém phát triển khoa học kỹ thuật còn phương Tây thích nghi phát triển khoa học kỹ thuật, mất cân bằng môi trường. Về xã hội, phương Đông tính cộng đồng, tập thể cao, kém giải phóng cá nhân còn phương Tây cộng đồng lỏng lẻo, nhưng lạ giải phóng cá nhân. Về tư duy, phương Đông tư duy biện chứng, kém phân tích, ít khoa học ngược lại phương Tây tư duy khoa học duy lý, phân tích theo lối tư duy cơ giới. Về lối sống, phương Đông coi trọng đời sống tinh thần ít thực dụng, nghèo; còn phương Tây coi trọng kinh tế, giàu có và ít quan tâm đến đời sống tinh thần.
Như vậy từ sự hiểu biết về văn hóa qua nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam giúp chúng ta có cái nhìn đối sánh văn hóa Việt Nam với văn hóa khu vực và cả trên thế giới; qua đó cũng lý giải được vì sao có khác biệt với các nước về văn hóa, cách ứng xử với tự nhiên và xã hội, đạo đức, lối sống.
b. Nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam còn là những kiến thức hết sức hữu ích cho việc hình thành nên triết lý kinh doanh, xây dựng ý thức pháp luật, định hướng tâm lý tiêu dùng, và biết tạo lập phong cách làm việc sao cho có hiểu quả cho con người Việt Nam.
Hình thành triết lý kinh doanh: Việc nghiên cứu văn hóa cung cấp những kiến thức hữu ích cho việc hình thành nên triết lý kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường do tác động của quy luật giá trị, cung- cầu, cạnh tranh… bên cạnh những mặt tích cực thì mặt trái của chế độ thị trường cũng nảy sinh và phát triển trong một bộ phận dân cư có tâm lý sùng bái hàng hóa, sùng bái tiền tệ chạy theo các giá trị vật chất, xem thường giá trị nhân văn. Do đó bên cạnh việc quản lý và điều tiêt vĩ mô bằng luật pháp và các chính sách khác của nhà nước, văn hóa đã điều tiết tinh thần cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường, làm cho nó phát triển thành một nền kinh tế thị trường văn minh bằng việc người kinh doanh vận dụng kiến thức về văn hóa mà hình thành nên triết lý kinh doanh phù hợp với giá trị nhân văn. Người kinh doanh lấy chữ tín và chữ tài làm trọng chứ không phải dựa trên sự gian dối và lừa đảo để đạt lợi nhuận cao nhất và trong thời gian ngắn nhất.
Qua việc nghiên cứu, hiểu biết về văn hóa, con người Việt Nam đã khắc phục nhiều mặt hạn chế tiến tới tạo lập phong cách làm việc hiểu quả phù hợp với thời đại. Các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc đã được kế thừa đổi mới và phát huy để làm động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
c. Nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam, đặc biệt còn cung cấp những kiến thức giúp người học đánh giá đúng mức các cơ hội cũng như thách thức mà thời đại đang đặt ra đối với bản sắc văn hóa dân tộc.
Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tài sản vô giá, là linh hồn của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng trầm của lịch sử được viết lên bằng máu, nước mắt và mồ hôi của cả dân tộc Việt Nam.Trong bối cảnh quốc tế đầy biến động như hiện nay, dân tộc Việt Nam với tư cách một chủ thể văn hóa càng phải thể hiện rõ cốt cách, tư chất, khí phách của mình để bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trước những khó khăn, phức tạp mới trong xu thế giao lưu, hội nhập toàn cầu. Để thực hiện điều này, chúng ta cần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc… để hun đúc khí phách, cốt cách và tư chất con người Việt Nam trong thế ứng xử với xu thế giao lưu, hội nhập ngày càng sâu rộng. Đồng thời, nêu cao tính chủ động để sẵn sàng giao lưu, hội nhập, tiếp thu những giá trị văn hóa nhân loại với tư thế, tư chất và khí phách con người Việt Nam.
III. Liên hệ với đời sống văn hóa của sinh viên luật hiện nay
Văn hóa đời sống sinh viên trước hết phải được coi là một bộ phận không tách rời của văn hóa dân tộc. Vì vậy, đời sống văn hóa của sinh viên trước hết cũng phản ánh bản sắc văn hóa của dân tộc với những đặc điểm chung của văn hóa dân tộc. Đặc biệt là đời sống văn hóa sinh viên Luật vừa kế thừa văn hóa truyền thống của dân tộc ta vừa biết kết hợp văn hóa hiện đại để hình thành nên một phong cách sinh viên Luật riêng biệt có lối sống có mục đích, với tính năng động là nơi thể nghiệm những kiến thức nhận được từ thế hệ đi trước, tiếp thu được từ thế giới bên ngoài tạo ra những hệ giá trị mới, mô thức ứng xử mới, với những lựa chọn sống mới.
KẾT LUẬN
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, để xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thì việc bồi dưỡng, khai thác và phát huy mọi tiềm năng trí tuệ, tiềm năng sáng tạo văn hóa của mỗi con người Việt Nam và cả cộng đồng dân tộc có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam cung cấp kiến thức về văn hóa cho mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là học sinh sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước, góp phần thành công trong cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:
- Nhóm học tập của bạn được ban biên tập đặc san của trường đặt viết cho chuyên mục Tôi tập làm nhà nghiên cứu một báo cáo về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian đã học. Sau khi thực hiện đề tài, bạn hãy viết một báo cáo về kết quả nghiên cứu của nhóm mình.
- Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu? Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?
- Ngoài nghệ thuật cải lương, bạn có biết bộ môn nghệ thuật nào ở Việt Nam có tiếp nhận những yếu tố hiện đại từ nước ngoài trên nền tảng nghệ thuật cổ truyền hay không? Bạn đánh giá như thế nào về sự tiếp nhận này?
- Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của bạn về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật, một nhạc cụ, một kiểu trang phục,... truyền thống của dân tộc, trong đó có sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật nào trong các kiểu nhân vật chính yếu cảu chèo cổ? Theo bạn, sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo có tác dụng như thế nào đối với việc chuyển tải tư tưởng, triết lí dân gian?
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST