Trắc nghiệm Huyện Trìa xử án (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 19 câu hỏi trắc nghiệm Huyện Trìa xử án Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Trắc nghiệm Huyện Trìa xử án (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Vài nét về văn bản Huyện Trìa xử án

Câu 1. Văn bản Huyện Trìa xử án của tác giả nào?

A. Bùi Văn Nguyên

B. Đỗ Bình Trị

C. Ngô Sĩ Liên

D. Dân gian

Câu 2. Văn bản Huyện Trìa xử án thuộc thể loại nào?

A. Tuồng bi

B. Tuồng hiện đại

C. Tuồng hài

D. Tuồng cung đình

Quảng cáo

Câu 3. Văn bản Huyện Trìa xử án trích từ tác phẩm nào?

A. Vở chèo Kim Nham.

B. Vở chèo Quan Âm Thị Kính.

C. Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.

D. Vở tuồng Lưu Bình Dương Lễ.

Câu 4. Đền vào chỗ trống để được khái niệm đúng về thể loại tuồng:

Tuồng là thể loại văn học (…) mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của (…) giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất (…) là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. 

A. viết/ múa/ lãng mạn.

B. dân gian/ con người/ bi hùng.

C. dân gian/ sân khấu/ sân đình.

D. quạt/ loài người/ lãng mạn.

Quảng cáo

Câu 5. Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến xuất hiện vào thời điểm nào?

A. Đầu thế kỉ XIX.

B. Đầu thế kỉ XX.

C. Cuối thế kỉ XVIII.

D. Cuối thế kỉ XIX.

Câu 6. Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành sự kiện chính của trích đoạn tuồng Huyện Trìa xử án:

     Đoạn trích kể lại một cảnh xử án của Trìa ở huyện đường nhưng mê mệt trước (…) của Thị Hến nên đã xử cho thị (…).

A. con người/ án treo.

B. vẻ ngoài/ án tù.

C. nhan sắc / được tha bổng.

D. tâm hồn/ được tự do.

Câu 7. Nhân vật chính diện trong tuồng thường mang đặc điểm gì?

A. Ngay thẳng, cương trực, đi đứng đàng hoàng.

B. Gian xảo, láo liên, uốn éo.

C. Hiền lành, nhân hậu, tốt bụng.

D. Thông minh, sáng sủa, thư sinh.

Quảng cáo

Câu 8. Điệu hát “nói lối” trong tuồng được hiểu là gì?

A. Nói lái.

B. Nói khoa trương.

C. Nói nhiều.

D. Nói một lúc rồi hát.

Câu 9. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật trong trích đoạn Huyện Trìa xử án?

A. Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát.

B. Ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc.

C. Thành công với thủ pháp đòn bẩy.

D. Nghệ thuật châm biếm hóm hỉnh.

Phân tích văn bản Huyện Trìa xử án

Câu 1. Tác dụng của việc dùng tên các con vật để đặt cho các nhân vật trong tác phẩm văn học là gì?

A. Mang đến những điều mới lạ, hấp dẫn cho người đọc.

B. Khiến tác phẩm mang đậm chất văn học dân gian.

C. Khiến người đọc chú ý hơn vào tác phẩm.

D. A và B đúng.

Câu 2. Lời tự giới thiệu trong lời xưng danh của nhân vật quan huyện cho thấy nhân vật này có tính cách như thế nào?

A. Tỏ ra chán chườn cảnh nhà mình.

B. Tỏ ra tự mãn về bản thân.

C. Thể hiện tình cảm thật lòng với Thị Hến.

D. A và B đúng.

Câu 3. Mục đích xử kiện của Huyện Trìa qua lời xưng danh của nhân vật này là gì?

A. Quan xử kiện vì công bằng, lẽ phải.

B. Xử kiện chỉ vì muốn được nhiều tiền của, những ai đút lót càng nhiều càng được quan xử thắng. 

C. Xử án dựa vào tình cảm và mối quan hệ.

D. Đáp án khác

Câu 4. Nhân vật có lượt lời nhiều nhất trong trích đoạn là ai?

A. Nhân vật Trùm Sò.

B. Nhân vật Huyện Trìa.

C. Nhân vật Thị Hến.

D. Nhân vật Đề Hầu.

Câu 5. Mâu thuẫn trước phiên tòa là mâu thuẫn giữa hai nhân vật nào?

A. Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Đề Hầu.

B. Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Thị Hến.

C. Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Trùm Sò.

D. Mâu thuẫn giữa Thị Hến và Trùm Sò.

Câu 6. Tác giả đã thể hiện cảm xúc gì qua “Huyện Trìa xử án”?

A. Thái độ vui vẻ, nhằm mục đích tạo tiếng cười là chính.

B. Thái độ trung lập.

C. Thái độ mỉa mai, châm biếm.

D. Thái độ ca ngợi.

Câu 7. Cảm hứng chủ đạo của văn bản “Huyện Trìa xử án” là gì?

A. Sự bất công trong vấn đề xử án.

B. Thói hư tật xấu của con người.

C. Thói hư tật xấu của quan lại thời xưa.

D. Cuộc sống thường nhật của con người trong xã hội xưa.

Câu 8. Vì sao có thể nói: Văn bản Huyện Trìa xử án (trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc,Hến) được sáng tác, lưu truyền theo phương thức truyền miệng?

A. Văn bản này được trích trong một vở tuồng. (thể loại văn học dân gian)

B. Văn bản trên không có tên tác giả cụ thể.

C. Văn bản xuất hiện nhiều dị bản ở mỗi vở diễn khác nhau.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9. Qua lời phán cuối cùng của Huyện Trìa, lời than của Trùm Sò, lời tri ân của Thị Hến, có thể nhận xét gì về kết quả của phiên tòa?

A. Kết quả công bằng cho cả hai bên.

B. Kết quả thiên vị về phía vợ chồng Trùm Sò.

C. Kết quả thiên vị về phía Thị Hến.

D. Đáp án khác.

Câu 10. Từ việc đọc hiểu văn bản trên, cho biết: khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng nói riêng, văn bản kịch nói chung, ta cần lưu ý những gì?

A. Chú ý những từ ngữ, hình ảnh đặc biệt trong câu thoại của từng nhân vật.

B. Xác định được đề tài, cảm hứng chủ đạo của văn bản.

C. Hiểu được ý nghĩa, quan điểm mà tác giả muốn gửi gắm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên