Trắc nghiệm Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Trắc nghiệm Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Vài nét về tác giả Nguyễn Hữu Sơn

Câu 1. Tác giả của văn bản “Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước” là ai?

A. Nguyễn Hữu Sơn

B. Trần Quốc Tuấn

C. Nguyễn Đình Thi

D. Lưu Trọng Lư

Câu 2. Năm sinh của tác giả của văn bản “Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước” là?

A. 1957

B. 1958

C. 1959

D. 1960

Quảng cáo

Câu 3. Quê quán của tác giả của văn bản “Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước” ở đâu?

A. Hà Nội

B. Bắc Giang

C. Hà Giang

D. Bắc Ninh

Vài nét về văn bản Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Câu 1. Văn bản Nam quốc sơn hà – Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước của tác giả nào?

A. Nguyễn Hữu Sơn

B. Chu Minh Sơn

C. Hoàng Tiến Tựu

D. Nguyễn Đăng Mạnh

Câu 2. Tại sao gọi “Nam quốc sơn hà” là bài thơ thần?

A. Bài thơ có sức mạnh đánh tan quân giặc.

B. Bài thơ được một vị thần đọc lên.

C. Theo quan niệm của người xưa, đó là bài thơ do thần sáng tác.

D. Bài thơ lạ dưới trần gian chưa từng có.

Quảng cáo

Câu 3. Đoạn trích Nam quốc sơn hà – Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước được trích từ đâu?

A. Giảng văn văn học Việt Nam Trung học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.

B. Báo Đất Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.

C. Bình giảng văn học Việt Nam Trung học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.

D. Báo Tuổi trẻ, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.

Câu 4. Nam quốc sơn hà – Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước thuộc thể loại nào?

A. Văn bản thông tin.

B. Truyện dài.

C. Tiểu thuyết.

D. Văn bản nghị luận

Câu 5. Chọn đáp án đúng khi viết về nhận định trong tác phẩm Nam quốc sơn hà – Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước?

A. Tác giả đã khẳng định tình yêu nước và ý chí quyết tâm chống ngoại xâm qua bài viết.

B. Tác giả đã đưa ra những cảm nhận của mình về bài thơ “Nam quốc sơn hà” đồng thời khẳng định đây chính là bài thơ do thần linh ban bố trong dân gian.

C. Tác giả đã đưa ra những cảm nhận của mình về bài thơ “Nam quốc sơn hà” đồng thời khẳng định tài năng của Lý Thường Kiệt.

D. Tác giả đã trình bày những hiểu biết về lĩnh vực tâm linh xoay quanh văn bản “Nam quốc sơn hà”.

Quảng cáo

Câu 6. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Nam quốc sơn hà – Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước là gì?

A. Tự sự.

B. Nghị luận.

C. Miêu tả.

D. Biểu cảm.

Câu 7. Nam quốc sơn hà được ra đời trong thời điểm chống quân giặc nào?

A. Quân Minh

B. Quân Nguyên

C. Quân Thanh

D. Quân Tống

Câu 8. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

“Trong chữ Hán, chữ "đế" và chữ "vương" đều dịch là "vua", đều là đại diện cho nước cho dân. Tuy nhiên "đế" bao giờ cũng cao hơn "vương". Trong xã hội phong kiến Trung Hoa thường tồn tại vị hoàng đế có uy quyền tuyệt đối trong một triều đại chính thống, còn lại người đứng đầu các nước nhỏ yếu bốn phương nếu quy phục sẽ được phong vương. Tại Việt Nam dưới thời Bắc thuộc, ngay cả thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa cũng chỉ gắn với chữ "vương" như "Trưng Nữ Vương" (Trưng Trắc - Trưng Nhị), "Triệu Việt Vương" (Triệu Quang Phục), Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng), "Tiền Ngô Vương" (Ngô Quyền)”.

(Nam quốc sơn hà – Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước)

Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng kiến thức của lĩnh vực nào để phân tích các câu thơ của bài “Nam quốc sơn hà”?

A. Chính trị, quân sự.

B. Văn hoá, xã hội.

C. Lịch sử, địa lý.

D. Văn học, võ thuật.

Câu 9. Nội dung chính trong văn bản Nam quốc sơn hà – Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước là gì?

A. Khẳng định độc lập và chủ quyền dân tộc Việt Nam.

B. Khẳng định độc lập của dân tộc Việt Nam.

C. Cảm nhận về bài “Nam quốc sơn hà” và khẳng định tài năng của Lý Thường Kiệt.

D. Đáp án A và B.

Câu 10. Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Nam quốc sơn hà – Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước?

Chọn đáp án không đúng:

A. Lập luận chặt chẽ, chi tiết.

B. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

C. Ngôn ngữ khoa học chính xác dễ hiểu.

D. Ngôn ngữ triết lý, sắc sảo.

Phân tích văn bản Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Câu 1. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì?

A. So sánh bài thơ Nam quốc sơn hà với các bài thơ khác.

B. Chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước.

C. Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà.

D. Phân tích giá trị của bài thơ cho đến ngày nay.

Câu 2. Tác giả đã thể hiện quan điểm như thế nào khi bàn về bài thơ Nam quốc sơn hà?

A. Ca ngợi.

B. Khách quan.

C. Tôn trọng.

D. Đáp án khác.

Câu 3. Các luận điểm trong văn bản được sắp xếp theo trình tự nào?

A. Theo luận điểm của riêng tác giả.

B. Theo trình tự nội dung của các câu thơ trong bài thơ Nam quốc sơn hà.

C. Theo trình tự đi từ các nhận định về bài thơ.

D. Không theo trình tự nào.

Câu 4. Ở đoạn văn đầu tiên, tác giả đề cập đến sự phân biệt “đế” và “vương”trong xã hội phong kiến Trung Hoa nhằm mục đích gì?

A. Làm rõ sự khẳng định chủ quyền đất nước trong câu thơ đầu.

B. Làm rõ sự khẳng định chủ quyền đất nước trong toàn bài thơ Nam quốc sơn hà.

C. So sánh để thấy sự khác biệt giữa “đế” và “vương”.

D. A và B đúng.

Câu 5. Trong cả bốn đoạn văn phân tích, tác giả đã sử dụng hình thức viết nào?

A. Diễn dịch.

B. Quy nạp.

C. Tổng - phân - hợp.

D. Móc xích.

Câu 6. Ở đoạn cuối, tác giả đã kết luận điều gì về bài thơ Nam quốc sơn hà?

A. Câu kết bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri.

B. Câu thơ có ý nghĩa khơi gợi tinh thần yêu nước.

C. Bài thơ xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. 

D. Chân lý độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

Câu 7. Tác giả phân tích cách nói “định phận tại thiên thư” để chứng minh cho luận điểm nào?

A. Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

B. Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.

C. Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước.

D. Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên