Trắc nghiệm Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 42 câu hỏi trắc nghiệm Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.
Trắc nghiệm Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư (có đáp án) - Kết nối tri thức
Vài nét về tác giả Chu Văn Sơn
Câu 1. Tác giả Chu Văn Sơn sinh và mất năm nào?
A. 1962 – 2019
B. 1962 – 2018
C. 1963 – 2019
D. 1963 – 2018
Câu 2. Tác giả Chu Văn Sơn quê ở đâu?
A. Tĩnh Gia, Thanh Hóa
B. Cẩm Thủy, Thanh Hóa
C. Hoằng Hóa, Thanh Hóa
D. Đông Hương, Thanh Hóa
Câu 3. Chu Văn Sơn từng giảng dạy tại trường nào?
A. Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn
B. Đại học Thăng Long
C. Đại học Sư phạm Hà Nội
D. Đại học Văn hóa Hà Nội
Câu 4. Chu Văn Sơn là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn nào?
A. Văn học Việt Nam hiện đại
B. Văn học Việt Nam trung đại
C. Văn học dân gian Việt Nam
D. Văn học Việt Nam hậu hiện đại
Câu 5. Đâu không phải là tác phẩm của Chu Văn Sơn?
A. Ba đỉnh cao Thơ mới
B. Thơ - điệu hồn và cấu trúc
C. Tự tình cùng cái đẹp
D. Thi nhân Việt Nam
Câu 6. Ba đỉnh cao Thơ mới của Chu Văn Sơn gồm những tác giả nào?
A. Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử
B. Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Nguyễn Bính
C. Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử
D. Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Hàn Mặc Tử
Câu 7. Ngoài làm giảng viên và là nhà nghiên cứu văn học hiện đại, ông còn làm những công việc nào sau đây?
A. Nhà lý luận
B. Nhà văn
C. Nhà phê bình văn học
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 8. Trong kì thi học sinh giỏi văn toàn quốc, ông đã đạt được giải gì?
A. Giải đặc biệt
B. Giải Nhất
C. Giải Nhì
D. Giải Ba
Câu 9. Ông học trường cấp 3 chuyên nào?
A. Hàm Rồng
B. Lương Văn Tụy
C. Lê Hồng Phong
D. Chu Văn An
Câu 10. Phong cách sáng tác của ông là gì?
A. Say mê cái đẹp là bản năng trong hành trình tìm kiếm cảm hứng sáng tác của ông
B. Là người có tư duy văn học rất mới và đầy nhạy cảm
C. Xuất phát từ quan điểm nhận thức về cái đẹp, say cái đẹp, Chu Văn Sơn như con ong cần mẫn hút nhụy hương để kết tinh cho đời một thứ văn chương mà chúng ta không bao giờ quên
D. Tất cả các đáp án trên
Vài nét về tác giả Lưu Trọng Lư
Câu 1. Lưu Trọng Lư sinh và mất năm nào?
A. 1910 – 1990
B. 1911 – 1991
C. 1912 – 1992
D. 1913 – 1993
Câu 2. Đâu là quê hương của Lưu Trọng Lư?
A. Hà Nội
B. Quảng Bình
C. Quảng Trị
D. Quảng Ngãi
Câu 3. Chu Văn Sơn được biết đến là?
A. Giảng viên.
B. Nhà văn.
C. Nhà phê bình văn học.
D. Nhà thơ.
Câu 4. Tác phẩm nào sau đây không phải của Lưu Trọng Lư?
A. Khói lam chiều.
B. Bao la sầu.
C. Vội vàng.
D. Tiếng thu.
Câu 5. Ý nào sau đây nói đúng về phong cách nghệ thuật của Lưu Trọng Lư?
A. Hồn thơ sầu mộng, ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, dễ gợi sự cảm động.
B. Hồn thơ ảo não, u sầu nhưng cũng đầy triết lý.
C. Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
D. Hồn thơ thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng.
Câu 6. Điền vào những chỗ trống để được thông tin đúng về Lưu Trọng Lư:
Ông là một trong những nhà thơ (…) và (…) cổ vũ cho Phong trào thơ mới.
A. giỏi giang/ sắc sảo
B. tài hoa/ sắc sảo
C. khởi xướng / tích cực
D. khởi điểm/ tích cực
Câu 7. Lưu Trọng Lư được sinh trưởng trong một gia đình?
A. Gia đình nho học.
B. Gia đình nông dân nghèo.
C. Gia đình quan lại sa sút.
D. Gia đình đại quý tộc.
Câu 8. Lưu Trọng Lư từng giữ chức vụ gì trong Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam?
A. Hội viên.
B. Chủ tịch.
C. Tổng thư ký.
D. Phó chủ tịch.
Câu 9. Lưu Trọng Lư gia nhập Hội nhà văn Việt Nam năm bao nhiêu?
A. 1954.
B. 1955.
C. 1956.
D. 1957.
Câu 10. Năm 2000, Lưu Trọng Lư được tặng giải thưởng nào?
A. Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
C. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam.
D. Giải thưởng Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Câu 11. Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào nào?
A. Chủ nghĩa cổ điển Pháp
B. Thơ mới
C. Văn học hiện thực phê phán
D. Tất cả đáp án trên
Câu 12. Ông chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế vào thời gian nào?
A.1933-1934
B.1932-1933
C.1931-1932
D.1930-1931
Câu 13. Ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam năm bao nhiêu?
A.1939
B.1940
C.1941
D.1942
Câu 14. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở đâu?
A. Huế
B. Sài Gòn
C. Nam Định
D. Hà Nội
Câu 15. Lưu Trọng Lư được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?
A.1996
B.1997
C.1998
D.2000
Vài nét về văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Câu 1. Văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư của tác giả nào?
A. Chu Văn Sơn
B. Hoài Thanh
C. Hoài Chân
D. Xuân Diệu
Câu 2. Văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư được in trong tác phẩm nào của Chu Văn Sơn?
A. Tự tình cùng cái Đẹp
B. Ba đỉnh cao Thơ mới
C. Thơ - Điệu hồn và cấu trúc
D. Không có đáp án đúng
Câu 3. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Nhan đề văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là do tác giả Chu Văn Sơn đặt, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Yếu tố chính nào của bài thơ Tiếng thu được đề cập đến trong văn bản này?
A. Hình ảnh được sử dụng
B. Các biện pháp nghệ thuật
C. Hệ thống ngôn từ hài hòa, giàu sức biểu cảm
D. Cái tài và khả năng làm chủ ngôn ngữ của Lưu Trọng Lư
Câu 5. Nội dung chính của văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là gì?
A. Thể hiện được những giá trị tiêu biểu và xuất sắc trong việc sử dụng ngôn từ của Lưu Trọng Lư thể hiện trong tác phẩm Tiếng thu ở nhiều phương diện như bố cục, âm điệu, âm hưởng, tiết tấu, vần nhịp,...
B. Giúp người đọc thấy được tài năng của Lưu Trọng Lư trong sáng tác thơ ca, sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy được cái hồn, cái đẹp của ngôn từ
C. Thể hiện sự ngợi ca, trân trọng và ngưỡng mộ của tác giả Chu Văn Sơn với nhà thơ Lưu Trọng Lư, cho thấy sự yêu quý và tình cảm của ông đối với những người có tài, vận dụng được sức mạnh của ngôn từ trong sáng tác
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6. Nghệ thuật của văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là gì?
A. Văn bản trình bày các luận điểm rõ ràng, chi tiết, thuyết phục, có tính liên kết
B. Các luận điểm bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có luận cứ và dẫn chứng đi kèm, tạo nên một hệ thống luận điểm logic, có sức thuyết phục cao
C. Giọng văn rành mạch, lưu loát, phù hợp với bài văn nghị luận nhưng vẫn ẩn chứa cảm xúc, truyền cảm hứng và có tác động mạnh mẽ tới người đọc
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
“Trong văn bản, dựa trên lập luận của Chu Văn Sơn, tiếng thu và tiếng thơ đã hòa quyện và tương ứng với nhau ở nhiều khía cạnh, bình diện của bài thơ”, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 8. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Từ những phân tích của Chu Văn Sơn, có thể thấy “Ngôn từ là một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của một bài thơ”, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Phân tích văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Câu 1. Theo văn bản “Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư”, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì?
A. Thơ xưa thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn – Thơ mới hướng tới sự xôn xao trong tâm hồn.
B. Thơ xưa xôn xao trong tâm hồn – Thơ mới hướng tới thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 2. Cấu trúc ngôn từ chia bài thơ “Tiếng thu” thành mấy phần?
A. Hai phần.
B. Ba phần.
C. Bốn phần.
D. Năm phần.
Câu 3. Khi phân tích các yếu tố diễn đạt cảm xúc trong bài thơ Tiếng thu, tác giả Chu Văn Sơn đưa ra các âm thanh nào?
Chọn đáp án không đúng.
A. Tiếng thổn thức của mùa thu dưới trăng mờ.
B. Tiếng rạo rực của lòng người cô phụ.
C. Tiếng gió thổi.
D. Tiếng lá thu xào xạc.
Câu 4. Điền vào chỗ trống để được một nhận định đúng trong văn bản “Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư”:
Thu là (…) của (…), thơ là (…) của (…).
A. thu/ lòng người/ đất trời/ thơ.
B. lòng người/ đất trời/ thu/ thơ.
C. thơ/ đất trời/ thu/ lòng người.
D. thu/ lòng người/ thơ/ đất trời.
Câu 5. Trong văn bản “Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư”, tác giả đã phân tích những đặc sắc nào trong yếu tố hình thức của bài thơ?
A. Cấu trúc bài thơ, vần và nhịp.
B. Âm điệu, hình ảnh bài thơ, vần và nhịp.
C. Hình ảnh bài thơ, cấu trúc bài thơ, vần và nhịp.
D. Âm điệu, cấu trúc bài thơ, vần và nhịp.
Câu 6. Hai câu văn sau sử dụng những biện pháp tu từ nào?
Có phải mùa thu là mùa nhạy cảm nhất trong năm? Có phải vào mùa thu ngay cả những người vô tâm nhất cũng có thể nghe thấy những rung động tinh vi của trời đất?
(Chu Văn Sơn)
A. Câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc.
B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
C. Tương phản, đối lập.
D. Đáp án A và B
Câu 7. Tác giả Chu Văn Sơn phát hiện âm điệu chung của bài thơ “Tiếng thu” là gì?
A. Âm bằng.
B. Âm trắc.
C. Âm bằng và trắc.
D. Văn bản không nhắc tới.
Câu 8. Đâu là rung động thẩm mĩ được thể hiện trong văn bản “Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư”?
A. Tác giả chỉ rõ những nội dung được biểu đạt qua ngôn từ, tập trung làm nổi bật những cảm xúc mang tính thẩm mĩ trong thơ bằng lời bình tinh tế, tài hoa, giàu rung cảm.
B. Tác giả phân tích cấu trúc, ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 9. Đâu là tư duy khoa học được thể hiện trong văn bản “Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư”?
A. Tác giả chỉ rõ những nội dung được biểu đạt qua ngôn từ, tập trung làm nổi bật những cảm xúc mang tính thẩm mĩ trong thơ bằng lời bình tinh tế, tài hoa, giàu rung cảm.
B. Tác giả phân tích cấu trúc, ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Văn 10 Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
Trắc nghiệm Văn 10 Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
Trắc nghiệm Văn 10 Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT