Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 59 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 14 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 59 Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 59 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Lí thuyết biện phép chêm xen

Câu 1. Đâu là định nghĩa ĐÚNG về phép chêm xen?

A. Là chêm vào câu một cụm từ có tác dụng bộc lộ cảm xúc cho câu. 

B. Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. 

C. Là chêm vào câu một loại dấu câu có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. 

D. Là chêm vào câu một trạng ngữ có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. 

Câu 2. Tác dụng của phép chêm xen là?

A. Nêu lên đề tài được nói đến trong câu

B. Thể hiện cảm xúc người viết

C. Giải thích rõ nghĩa cho thành phần câu

D. Đáp án B và C

Quảng cáo

Câu 3. Dấu hiệu nhận biết biện pháp chêm xen là gì?

A. Thường kết thúc bằng dấu cảm thán

B. Thường có từ "như" trong cụm từ

C. Thường đi kèm dấu ngoặc đơn, dấu phẩy, gạch ngang

D. Tất cả các phương án trên

Câu 4. Xác định thành phần chêm xen trong câu thơ sau:

Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy...)

A. Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

B. Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

C. (Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy...)

D. Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy...)

Quảng cáo

Câu 5. Tác dụng của phép chêm xen trong đoạn thơ sau:

“Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi

Với lại bảy chú lùn rất quấy!”

Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy

(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)

A. Bổ sung thái độ bất ngờ của tác giả trước những hành động nghịch ngợm của bạn bè.

B. Thể hiện nỗi nhớ và tình cảm của tác giả đối với kỉ niệm học trò.

C. Bổ sung địa điểm mà lời bài thơ muốn nhắc tới.

D. Bổ sung sự tiếc nuối của tác giả đối với những kỉ niệm ấu thơ.

Lí thuyết biện phép liệt kê

Câu 1. Liệt kê là gì?

A. Là việc kể ra hàng loạt những sự vật, sự việc quan sát được trong thực tế.

B. Là việc sắp xếp các từ, cụm từ không theo một trình tự nào nhằm diển tả sự phong phú của đời sống tư tưởng, tình cảm

C. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm

D. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết hoặc nhgười nói.

Câu 2. Phép liệt kê có tác dụng gì?

A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng

B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng

C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng

D. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.

Quảng cáo

Câu 3. Việc liệt kê các làn điệu dân ca, các dụng cụ âm nhạc và các ngón đàn của tác giả trong bài Ca Huế trên sông Hương nhằm mục đích gì?

A. Nói lên sự đa dạng và phong phú của ca Huế

B. Nói lên sự phức tạp của ca Huế

C. Nói lên sự hiểu biết phong phú của tác giả về ca Huế

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 4. Câu văn “Nhạc công dùmg các ngón đàn trau truốt như ngón nhấn mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi’’dùng phép liệt kê nhằm miêu tả điều gì?

A. Miêu tả tiếng đàn

B. Miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú

C. Miêu tả hình dáng bên ngoài của người chơi đàn

D. Miêu tả sự thán phục của người nghe đàn.

Câu 5. Câu văn “Nhạc công dùmg các ngón đàn trau truốt như ngón nhấn mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi’’dùng phép liệt kê nhằm miêu tả điều gì?

A. Miêu tả tiếng đàn

B. Miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú

C. Miêu tả hình dáng bên ngoài của người chơi đàn

D. Miêu tả sự thán phục của người nghe đàn.

Câu 6. Câu văn sau đây dùng phép liệt kê gì?

Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán …

A. Liệt kê không tăng tiến        

B. Liệt kê không theo từng cặp

C. Liệt kê tăng tiến        

D. Liệt kê theo từng cặp

Câu 7. Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì?

Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.

            (Nam Cao)

A. Theo từng cặp        

B. Không theo từng cặp

C. Tăng tiến        

D. Không tăng tiến

Câu 8. Phép liệt kê trong câu sau có tác dụng gì?

Sách của Lan để ở khắp mọi nơi trong nhà: trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn ăn cơm, trên ghế dựa …

A. Nói lên tính chất khẩn trương của hành động

B. Nói lên tính chất bề bộn của sự vật, hiện tượng

C. Nói lên tính chất quyết liệt của hành động

D. Nói lên sự phong phú của sự vật, hiện tượng

Câu 9. Đoạn văn sau đây dùng phép liệt kê nhằm mục đích gì?

Dưới vườn, con chích bông kêu chiếp chiếp chuyển từ luống rau diếp sang bụi hành hoa. Đàn vành khuyên hót ríu ran lướt qua ngạc cây xoan xuống khóm chuối ngự. Con vành khuyên, con bạc má đã ngửi thấy mùi chuối thơm. Buồng chuối ngự vàng hây, con chào mào, con vàng anh đã khoét vỏ từ lúc nào, ăn chưa hết, bỏ lại.

            (Tô Hoài)

A. Miêu tả sự phong phú về màu lông các loài chim

B. Miêu tả sự đa dạng về tiếng hót của các loài chim

C. Miêu tả sự đa dạng trong cách kiếm ăn của các loài chim

D. Diễn tả vẻ linh hoạt, đáng yêu của nhưng chú chim trong khu vườn nhỏ, thể hiện một cách nhìn quan sát hết sức tinh tế của tác giả.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên