Top 30 Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (hay nhất)

Tổng hợp trên 30 bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (hay nhất)

Quảng cáo

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật - bài hát Làng tôi

Làng tôi là một trong số những bài hát hay được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Cho tới ngày nay, giá trị nghệ thuật của bài ca vẫn còn nguyên vẹn, làm rung động hàng triệu trái tim người nghe.

Làng tôi được tác giả Văn Cao sáng tác vào năm 1947. Đó là một bài hát có giá trị, có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta. Bài hát mô tả cảnh làng quê Việt Nam đang sống trong yên vui, thanh bình thì giặc Pháp tràn đến đốt phá, tàn sát người dân lành. Với lòng căm thù giặc, quân và nhân dân đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương, tin tưởng mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng.

Quảng cáo

Làng quê của Văn Cao cũng có những rặng tre xanh bao phủ, tỏa bóng mát chở che cho lũ trẻ chăn trâu nô đùa trong những trưa hè oi ả. Quê ông cũng có một dòng sông nhỏ uốn lượn quanh những xóm làng cao vút những hàng cau, chiều chiều những tiếng chuông từ nhà thờ Trình Xuyên ngân nga trên bầu trời hòa quyện cùng tiếng sáo diều vi vu. Những âm thanh, những hình ảnh bình dị đó đã khắc sâu vào tâm trí Văn Cao, theo ông đi suốt cuộc đời. Giờ đây Văn Cao mới thực sự cảm nhận được điều đó ..

Một nét nhạc bỗng ngân vang theo nhịp “Từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung ..” và hình ảnh “.. Bóng cau với con thuyền một dòng sông ..” hiện ra trước mắt. Văn Cao lấy vội cây đàn ghi ta trên vai và những nốt nhạc đầu tiên thánh thót rơi trên phím đàn, giai điệu của bài hát âm vang tỏa lan trên dòng sông, giữa một chiều mùa xuân se lạnh.

Quảng cáo

Bài Làng Tôi của Văn Cao đã ra đời trong cái mùa xuân đầu tiên của cuộc kháng chiến trường kỳ. Làng Tôi theo chân ông, theo chân những người lính Cụ Hồ, những đoàn dân công .. trên mọi nẻo đường đất nước.

Dàn ý Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật -

- Mở đầu: Nêu khái quát lí do em giới thiệu bài hát Làng tôi của Văn Cao.

- Nội dung chính

+ Nêu các điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài hát Làng tôi.

+ Nhận xét, đánh giá về giá trị của bài hát.

+ Minh họa bài giới thiệu bằng các phương tiện phù hợp.

Quảng cáo

- Kết thúc: Tóm lược nội dung để trình bày và trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật - vở chèo Xúy Vân giả dại

Thuộc loại hình sân khấu dân gian, chèo được hình thành và phát triển ở nước ta từ rất sớm. Những vở chèo nổi tiếng nhất có thể kể đến như: Quan âm Thị Kính, Kim Nhan…những vở chèo không chỉ nhằm mục đích giải trí mà thông qua vở chèo các tác giả dân gian đã gửi gắm biết bao quan niệm về nhân sinh. Chèo đối với cuộc sống của con người đã trở nên vô cùng quen thuộc, chẳng những vậy mà nhà văn Nguyễn Bính cũng từng viết:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay… ”

Trong những trích đoạn chèo hay và nổi tiếng nhất có thể kể đến, đó chính là Xúy Vân giả dại. Trích đoạn chèo này thuộc vở chèo Kim Nham, nói về việc Xúy Vân có những dan díu bất chính với tình nhân là Trần Phương khi chồng vắng nhà. Để có thể đến được với Trần Phương, Xúy Vân đã quyết định giả dại để làm lí do có thể li hôn với Kim Nhan.

Ở phần mở đầu, Xúy Vân xuất hiện với những tiếng hát và hành động quay cuồng, tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, nửa ngây nửa dại. Xúy Vân đã cất tiếng hát than thở với bà Nguyệt về tình duyên của mình, sau đó Xúy Vân đã mượn hình ảnh con đò tình duyên để nói về mình, một người phụ nữ mòn mỏi chờ chồng, hạnh phúc dang dở.

“Tôi là đò, đò nhỏ có thưa

Tôi càng chờ, càng đợi, càng trưa chuyến đò”

Tuy lời hát xuất phát từ trạng thái nửa tỉnh nửa ngây nhưng qua lời hát ấy chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tâm trạng đầy đau khổ, day dứt của một cô gái đang lo lắng trước tuổi xuân đang trôi qua, hình ảnh của cô gái ấy như một người lữ khách đứng trên bến đò vắng nhưng chưa thấy bóng dáng con đò.

Ở những câu hát tiếp theo, dưới hình thức của những câu thơ lục bát biến thể, Xúy Vân đã thể hiện được tâm trạng của một người con gái đã có chồng, tự do bị trói buộc, mọi thứ đều phải phụ thuộc vào chồng. Muốn qua sông lần nữa thì phải dứt bỏ tình duyên cũ với chồng:

Chẳng nên gia thất thì về

Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười”

Xúy Vân không phủ định mà thừa nhận tình cảm đổi thay của mình, cô gái ấy luôn khát khao tình yêu và có một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai đầy hạnh phúc với tình nhân mới củy mình.

“Gió giăng thì mặc gió giăng

Đôi ta chỉ quyết đạo hằng với nhau”

Hình ảnh Xúy Vân mạnh mẽ tìm đến tình yêu của mình đã từng bị coi là hành vi phá bỏ những giá trị đạo đức phong kiến, phá vỡ đạo tam tòng tứ đức, trở thành một người nổi loạn chẳng quá cũng vì quá khát khao tình yêu và đắm chìm trong tình yêu ấy đến nỗi không thể thoát ra được.

Sau những tâm sự, trước tiếng hỏi của vai diễn cũng như sự hô ứng của tác giả thì nhân vật Xúy Vân mới bắt đầu giới thiệu về mình:

“Chẳng giấu gì: tôi tên gọi Xúy Vân

Lấy Kim Nhan nhà khó gian truân

Chồng học vắng thầy ngày mong mỏi

Khi đã giới thiệu về bản thân mình. Xúy Vân cũng đã mạnh dạn thừa nhận mình đã phụ tấm lòng của Kim Nhan mà say đắm tình nhân trong hiện tại là Trần Phương, dẫu biết là sai trái nhưng tình cảm nào chịu nghe theo sự chi phối của lí trí:

“Phụ Kim Nham say đắm Trần Phương

Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”

Nhưng cũng có những lúc Xúy Vân chợt bừng tỉnh khỏi cơn mê để nhận thức được cái dại khờ của mình:

“Rồ này ai bán thì mua

Dại này ai thấy không mơ mẩn tình

Lúc thì giả cách làm thinh

Lúc thì giả dại ra hình làm điên”

Trích đoạn Xúy Vân giả dại đã làm nổi bật lên tâm trạng nhiều đau khổ, day dứt của Xúy Vân, một cô gái đa tình mà đành phụ tình, đi theo tình yêu mới. Tuy nhiên nàng cũng không hề hay biết rằng người mà mình yêu say đắm Trần Phương lại là một tên Sở Khanh không hơn không kém.

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật - bài hát Làng tôi

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, một trong ba bài hát mang tên Làng tôiđược đánh giá là bài hát hay, bất tử với thời gian, ta không thể không nhắc tới bài hát do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1947.

“Làng tôi” giống như bức tranh xinh đẹp viết về làng quê Việt Nam bằng âm nhạc. Ở đây, tài năng tổng hợp giữa thi ca, âm nhạc và hội họa ở tác giả đã phát huy tác dụng. Chúng liên thông với nhau nhằm tạo nên những tuyệt phẩm bất hủ. “Làng tôi” viết trên nền điệu valse truyền thống châu Âu nhịp nhàng, sâu lắng, giàu tình cảm,, nếu bỏ đi lời ca, chẳng ai lần ra dấu vết “đấu tranh cách mạng” của nó.

Ngoài ra, giai điệu bài hát còn giản dị, nhẹ nhàng, sang trọng, ca từ sử dụng nhiều hình ảnh giàu chất biểu trưng, biểu cảm, như: “bóng tre”, “bóng cau”, “con thuyền”, “dòng sông”, “nhà thờ”, “đồng quê”… Như ở “Ngày mùa”, tuy xuất hiện: “giáo với gươm”, “súng” và “liềm”, nhưng đặt trong bối cảnh “đầy đồng giáo với gươm”, “súng tỳ tay anh đứng, em ngừng liềm trông sang” tình tứ, lãng mạn, những sự vật vô tri trở thành nét chấm phá tạo thêm sức sống cho cảnh đồng quê ngày mùa. Ở Làng tôi, tác giả quay “ống kính” thị giác vào những hình ảnh vừa cụ thể, vừa tượng trưng với góc nhìn biểu cảm, chủ quan, chứ không hề đặc tả theo quan điểm hiện thực.

Bởi vậy, ca khúc “Làng tôi” của nhạc sĩ Văn Cao đã sớm vượt khỏi biên giới, lãnh thổ Việt Nam, chuyển dịch lời ca sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, đạt được thành tựu lớn để đời cho nền âm nhạc Việt Nam.

Xem thêm các bài văn mẫu 11 Cánh diều hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên