Trắc nghiệm Bài ca ngất ngưởng (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 18 câu hỏi trắc nghiệm Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn lớp 11 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 11.

Trắc nghiệm Bài ca ngất ngưởng (có đáp án) - Kết nối tri thức

Tác giả Nguyễn Công Trứ

Câu 1. Tên hiệu của Nguyễn Công Trứ là:

Quảng cáo

A. Ức Trai

B. Ngộ Trai

C. Thanh Hiền

D. Tổ Như

Câu 2. Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Công Trứ?

A. Làng Liêu xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương

B. Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

C. Xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Quảng cáo

Câu 3. Nguyễn Công Trứ xuất thân trong gia đình như thế nào?

A. Hán học

B. Nông dân nghèo

C. Quan lại

D. Nho học

Câu 4. Đáp án nào KHÔNG PHẢI nội dung chính xác về sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Trứ?

A. Nguyễn Công Trứ sáng tác bằng cả chữ Nôm và chữ Hán

B. Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Hán

C. Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm

D. Nguyễn Công Trứ sáng tác thơ, ca trù, phủ

Câu 5. Ý nào sau đây đúng khi nói về tác giả Nguyễn Công Trứ?

Quảng cáo

A. Ông nổi bật về việc khai hoang, mộ dân ở trung châu miền Bắc Việt Nam

B. Ông lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình và trong Chiến tranh Việt- Xiêm (1841–1845)

C. Ông làm quan qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

D. Tất cả các đáp án trên

Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

Câu 1. Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Sáng tác sau 1848, khi Nguyễn Công Trứ đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn hạ

B. Sáng tác trước 1848, khi Nguyễn Công Trứ đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn hạ

C. Sáng tác trước năm 1848, khi Nguyễn Công Trứ đang làm quan cho triều đình

D. Sáng tác sau năm 1848, khi Nguyễn Công Trứ đang làm quan cho triều đình

Câu 2. Từ “ngất ngưởng” được lặp lại bao nhiêu lần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Quảng cáo

Câu 3. Theo em, từ “ngất ngưởng" trong bài thơ được hiểu như thế nào

A. Nguyễn Công Trứ giữ chức quan cao, vì vậy ông sợ ngồi không vững

B. Chỉ cách sống vượt lên trên những khuôn mẫu gò bó. Thể hiện tính cách, thái độ, cách sống ngang tàng của Nguyễn Công Trứ

C. Nguyễn Công Trứ làm bài thơ này khi ngồi trên núi cao chênh vênh

D. Chỉ cách sống không quan tâm đến các quy chuẩn đạo đức

Câu 4. Câu thơ “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” được hiểu là:

A. Tuyên bố xa lánh vòng danh lợi

B. Sự kiêu hãnh của một đấng nam nhi sống trong trời đất

C. Thể hiện quan niệm cao đẹp của một nhà Nho chân chính về bổn phận, nghĩa vụ của mình đối với cuộc đời, với dân, với nước

D. Thái độ bàng quan về trách nhiệm với đất nước

Câu 5. Ông Hi Văn trong câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng" là ai?

A. Nguyễn Công Trứ

B. Cao Bá Quát

C. Nguyễn Khuyến

D. Nguyễn Đình Chiểu

Câu 6. Câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Nhân hóa

B. Hoán dụ

C. Nói tránh

D. Ẩn dụ

Câu 7. Nguyễn Công Trứ đã khoe những danh vị gì mà ông đạt được?

A. Thủ khoa

B. Tham tán

C. Tổng đốc Dương

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8. Câu thơ “Đô môn giải tổ chi niên” được hiểu như thế nào?

A. Năm ở kinh đô cởi trả ấn để về hưu

B. Tâm trạng nhẹ nhõm, khoan khoái của tác giả khi được thoát khỏi chốn quan trường

C. Tác giả cởi trả ấn ở kinh đô để về làm quan ở quê nhà

D. A và B

Câu 9. Những biểu hiện của sở thích khác thường, trái khoáy trong mười câu thơ tiếp theo là gì?

A. Cưỡi bò đeo nhạc ngựa

B. Đi chùa có gót tiên theo sau

C. Uống rượu, ca hát

D. A và B

Câu 10.

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không Tiên, không vướng tục”

Bốn câu thơ trên bộc lộ quan niệm sống như thế nào của Nguyễn Công Trứ?

A. Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả tinh thần và vật chất, đứng trên mọi sự được - mất – khen - chê

B. Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian

C. Không chịu những ràng buộc khổ hạnh chốn Phật Tiên, cũng không vướng tục cõi phàm trần, sống ngất ngưởng giữa cuộc đời

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 11.

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú, Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”

Câu thơ gợi đến điển cổ gì của Trung Quốc?

A. Trái Tuân, Nhạc Phi

B. Hài Kì, Phủ Bật

C. Phú Bật, Hàn Kì

D. A và B đúng

Câu 12. Giá trị nội dung của bài thơ là:

A. Bài thơ thể hiện rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường

B. Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống

C. Thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do, tự tại

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13. Nghệ thuật của bài thơ Bài ca ngất ngưởng là:

A. Sử dụng điển tích, điển cố

B. Giọng điệu thơ hóm hỉnh, ý vị trào phúng, khoa trương

C. Vận dụng thành công thể hát nói

D. Tất cả các đáp án trên

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên