Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Cánh diều
Với tác giả, tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Tác giả - Tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Ngữ văn lớp 12 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai
- Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định
- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.
- Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù
- Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh
- Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ mua chuộc ông khẳng khái khước từ
⇒ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân
- Các tác phẩm chính: chủ yếu bằng chữ Nôm
+ Truyện thơ dài: truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử- Hà Mậu được sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược
+ Một số tác phẩm mang nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,... sáng tác sau khi Pháp xâm lược.
II. Tìm hiểu văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
1. Thể loại
- Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thuộc thể loại: văn tế.
2. Xuất xứ
- Theo Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Văn học Giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh, 1976.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến “tiếng vang như mõ”) – phần Lung khởi: Khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Phần 2 (từ “Nhớ linh xưa” đến “tàu đồng súng nổ”) – phần Thích thực: Kể lại cuộc đời, công đức của những người nghĩa sĩ.
- Phần 3 (từ “Ôi!” đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”) – phần Ai vãn: Lời thương tiếc trước sự ra đi của người đã khuất.
- Phần 4 (đoạn còn lại) – phần Kết: Lòng biết ơn, sự khẳng định đối với những công lao, phẩm tiết của những người nghĩa sĩ.
5. Giá trị nội dung
- Vẻ đẹp bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ.
- Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn có của họ.
6. Giá trị nghệ thuật
- Chất trữ tình.
- Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
1. Lung khởi
- Mở đầu là lời than đầy ai oán, xót thương: Hỡi ôi
- Tiếp theo đó là khí thế tinh thần sôi sục của thời đại khi đất nước có giặc ngoại xâm: Súng giặc đất rền, lòng dân tỏ rõ,...
- Nghệ thuật so sánh có tính chất đối lập giữa nổi dậy và không nổi dậy khởi nghĩa đã khẳng định sâu sắc ý nghĩa sự hi sinh để lại tiếng thơm cho đời
⇒ Khái quát được bối cảnh lịch sử với vấn đề trọng tâm của thời đại là cuộc đụng độ lịch sử của thế lực xâm lược với ý chí kiên cường bất khuất bảo vệ đất nước của dân tộc đồng thời nêu rõ chủ đề tư tưởng: ca ngợi, biểu dương sự hi sinh vì dân tộc của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
2. Thích thực
- Xuất thân của người nghĩa sĩ:
+ Là những người nông dân quanh năm côi cút làm ăn, hiền lành chất phác, ngòi bút tác giả vừa chân thực vừa sống động làm nổi lên cuộc sống bình dị khát vọng của người dân cày nghèo
+ Nhấn mạnh cái gốc nông dân của người nghĩa sĩ là một bước tiến một cái nhìn tiến bộ của ông Đồ Chiểu trong nền văn học bấy giờ (văn học trung đại thường ngợi ca những anh hùng là quan tử, nho sĩ mà bỏ qua người nông dân)
+ Nguyễn Đình Chiểu chính là người đầu tiên mở đường cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ bước vào văn học
- Phẩm chất người nông dân nghĩa sĩ:
+ Họ hiền lành chất phác, chăm chỉ cần cù, lời ăn tiếng nói mang đậm chất Nam Bộ
+ Khi đất nước bị xâm lược họ mang trong mình lòng căm thù giặc sâu sắc thề không đội trời chung với giặc
+ Họ có ý thức tự tôn dân tộc, lòng mến nghĩa, tinh thần tự nguyện đánh giặc
⇒ Họ là hiện thân cho hai nét tính cách của người nông dân Việt Nam: giản dị- anh hùng
3. Ai vãn
- Khóc cho những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Khóc cho người thân của họ.
- Khóc cho non sông đất nước đang trong cảnh ngoại xâm dày xéo.
⇒ Tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu đau thương mà không hè bi lụy vì nó tràn đầy niềm tự hào kính phục và ngợi ca những người nông dân đã chiến đấu hi sinh cho dân tộc.
- Thay mặt nhân dân tác giả ca ngợi tấm gương các anh hùng nghĩa sĩ ấy. Qua đó tác giả khẳng địng quam niệm : Thà chết vinh còn hơn sống nhục.
- Lúc này ta thấy tiếng khóc còn hướng về cuộc sống hiện tại về những kiếp người đang lầm than trong bom đạn chiến tranh.
4. Kết
- Khẳng định sự hi sinh cao cả của anh hùng nghĩa sĩ.
- Câu cuối trở lại hiện thực khóc thương, ngợi ca tấm lòng người nghĩa sĩ.
Học tốt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Ngữ văn lớp 12 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều