Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức
Với tác giả, tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Tác giả - Tác phẩm: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, lúc trưởng thành có tên là Nguyễn Tất Thành hay Nguyễn Ái Quốc.
- Quê quán: làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Gia đình: nhà Nho nghèo có tinh thần yêu nước.
- Người là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, được UNESCO công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn.
- Quá trình hoạt động cách mạng:
+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước; hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…
+ Ngày 3-2-1930, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.
+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.
+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.
+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
- Quan điểm sáng tác: Văn chương là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng, chú trọng tính chân thực, tính dân tộc.
- Di sản văn học:
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…
+ Truyện và kí: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…
+ Thơ ca: tập thơ Nhật kí trong tù (1960), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941 - 1945.
- Phong cách nghệ thuật
+ Văn chính luận: có sức thuyết phục cao, lập luận đanh thép, lí lẽ sắc bén, chứng cứ rõ ràng, mang tinh thần duy lí, tư duy khoa học, giọng điệu chân thành, uyển chuyển.
+ Truyện, kí: lối viết hiện đại, mang đậm tính hài hước linh hoạt, giàu tính điện ảnh; dung dị, gãy gọn, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
- Thơ: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.
II. Tìm hiểu văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
1. Thể loại
- Tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu thuộc thể loại: truyện ngắn
2. Xuất xứ
- Tác phẩm được Phạm Huy Thông dịch, trích trongHồ Chí Minh toàn tập, tập 2 (1924 1929), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 183 – 188)
3. Hoàn cảnh sáng tác
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là truyện ngắn trong tập Truyện kí Nguyễn Ái Quốc, viết bằng tiếng Pháp đầu những năm 20 của thế kỉ XX ở Pháp.
- Đoạn trích kể về trò lố thứ tư, trò lố cuối cùng do toàn quyền Va - ren bày ra tưởng đề cao bản thân và nước Pháp nhưng ngược lại mua cười cho thiên hạ.
4. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
5. Bố cục văn bản
- Phần 1 (Từ đầu đến “giam trong tù”): Mở đầu câu chuyện
- Phần 2 (Từ “Đến Sài Gòn” đến “vẫn nằm tù”): Trò lố 1 (Va-ren tuần du Sài Gòn).
- Phần 3 (Từ “Từ Sài Gòn” đến “vẫn nằm tù”): Trò lố 2 (Triều đình Huế nghênh tiếp Va-ren).
- Phần 4 (Từ “Nhưng chúng ta” đến “hiểu Phan Bội Châu”: Trò lố 3 (Va-ren vào nhà lao thuyết phục Phan Bội Châu hợp tác).
- Phần 5 (Từ “Cuộc gặp gỡ” đến hết): Kết thúc.
6. Giá trị nội dung
Tác phẩm khắc họa một cách rất sắc nét hai nhân vật với hai tính cách, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời pháp thuộc: Va-ren là kẻ gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đáng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
7. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng triệt để biện pháp tương phản, đối lập nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập.
- Lựa chọn các chi tiết miêu tả độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng
- Sáng tạo hình thức ngôn ngữ độc thoại
- Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh
- Giàu khả năng liên tưởng, hư cấu.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
1.Nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu
Va-ren |
Phan Bội Châu |
|
Địa vị |
Toàn quyền Đông Dương |
Tù nhân |
Tiểu sử/lai lịch |
Đảng viên đảng Xã hội Pháp |
Chí sĩ yêu nước chống thực dân Pháp |
Hành vi |
- Hứa “sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu” - Tuần du Sài Gòn. - Dự yến, nhận tưởng lệ - Vào xà lim “tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu”. |
Nằm tù |
Lời nói |
- Dài dòng “Tôi đem... Toàn quyền...!” |
Im lặng |
Thái độ |
Kể cả, ngạo nghễ” “tôi biết rõ”, “ông nghe tôi”. “ông hãy nhìn tôi”,... |
- Dửng dưng - Khinh bỉ (nhếch mép, nhổ vào mặt) |
2. Cảm hứng trào lộng
- Nhan đề: hạ bệ một sự kiện chính trị thành “những trò lố” nực cười.
- Xây dựng tình huống chuyện trào phúng: tưởng tượng về cuộc gặp gỡ giữa hai bên, hai lực lượng đối địch.
- Xây dựng nhân vật: dựng chân dung hí họa về quan Toàn quyền Đông Dương.
- Ngôn ngữ, giọng điệu: giễu nhại, châm biến, trào phúng.
3. Điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu
- Điểm nhìn: nhiều điểm nhìn khác nhau (người kể chuyện, nhân vật Va-ren, dân chúng, anh lính dõng, nhân chứng thứ hai)
=> Câu chuyện được kể tự nhiên, sinh động gợi ra nhiều tầng nghĩa. Tình trạng xung đột giữa các lực lượng xã hội hiện ra cụ thể và khách quan hơn.
- Ngôn ngữ, giọng điệu:
+ Giễu nhại: “Sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu
+ Ngôn ngữ miêu tả mang sắc thái châm biếm: “hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương"; "đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng"; "những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm”; “những xâu lạp xường lủng lắng dưới mái hiên".
+ Nói mỉa: "ông Va-ren đã nửa chính thức hứa".
+ Trùng điệp: “vẫn bị giam trong tù", "vẫn nằm tù"...
+ Nghịch ngữ: "Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi".
+ Chơi chữ: "Những vị ấy, ngày nay lừng danh cả, đều đã lần lượt đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy”....
Học tốt bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn lớp 12 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT