Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu hay, ngắn nhất (10 bài) - Ngữ văn lớp 12
Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu hay, ngắn nhất (10 bài)
Bài giảng: Rừng Xà Nu - Cô Vũ Phương Thảo (Giáo viên VietJack)
Bản tóm tắt bài Rừng Xà Nu Ngữ văn lớp 12 gồm các bài tóm tắt ngắn gọn, hay nhất giúp học sinh biết cách tóm tắt tác phẩm Rừng Xà Nu từ đó nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 12.
Tóm tắt Rừng xà nu - Mẫu 1
Trong đêm Tnú trở về thăm làng, Cụ Mết đã tụ họp dân làng lại để kể cho mọi người nghe về cuộc đời đầy chông gai và dũng cảm của Tnú. Cụ kể cho mọi người nghe về Tnú khi còn nhỏ. Cha mẹ mất, Tnú được những người dân làng Xô man nuôi nấng bằng tình thương và tình người. Tnú và Mai từ khi còn nhỏ đã tham gia nuôi giấu cán bộ, được anh Quyết dạy chữ cho. Mai học chữ rất nhanh, chữ nào cũng nhớ được nhưng Tnú thì tính tình hay quên, chỉ có đi liên lạc trong rừng là sáng dạ hơn ai hết. Tnú bị bắt trong một lần lên huyện để đưa thư cho anh Quyết. Bị giặc vây bắt và tra tấn dã man nhưng Tnú vẫn giữ bí mật đến cùng, trốn được khỏi đó sau 3 năm. Tnú cưới Mai và có con. Nhưng Mai và con của anh bị giặc giết, còn anh bị tẩm nhựa xà nu đốt 10 đầu ngón tay để đe dọa dân làng. Nhưng trước đau thương thì con người càng trở nên mạnh mẽ. Người dân làng Xô man cùng cụ Mết đã cùng nhau lấy hết chông, gai, giáo, mác để giết chết quân giặc và giành thắng lợi. Kết thúc câu chuyện về cuộc đời Tnú, hôm sau Tnú chia tay dân làng và trở về đơn vị.
Tóm tắt Rừng xà nu - Mẫu 2
Truyện ngắn là lời kể của cụ Mết về cuộc đời của Tnú cho dân làng Xô Man nghe. Tnú từ khi còn nhỏ đã rất dũng cảm, băng rừng vượt núi để liên lạc, nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Khi lớn hơn, Tnú bị giặc bắt trong một lần làm nhiệm vụ nhưng vẫn quyết giữ bí mật và trốn được khỏi đó sau 3 năm. Tnú cưới Mai, thằng Dục đưa quân giặc đến để đe dọa dân làng, chúng giết mẹ con Mai, Tnú phẫn uất xông ra nhưng bị chúng bắt và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay. Sau đó, Tnú vẫn lên đường tham gia giải phóng quân và lập được nhiều chiến tích dù có đôi bàn tay không lành lặn. Truyện làm hiện lên hình ảnh bất khuất cũng như vẻ đẹp kiên cường của những cánh rừng xà nu hùng vĩ, của người dân làng Xô Man và của Tnú. Qua đó cho thấy tinh thần quả cảm của những người dân trong thời kì chiến tranh.
Tóm tắt Rừng xà nu - Mẫu 3
Truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là câu chuyện kể về Tnú và người dân làng Xô Man. Làng Xô Man nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang ngày đêm hứng chịu những trận mưa bom, bão đạn của giặc. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu. Tnú - nhân vật chính của truyện - cùng với Mai nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Tnú và Mai được anh Quyết dạy chữ cho.Tnú chẳng may bị bắt trong một lần đi liên lạc, trong lúc vượt thác Đắc Nông, sau đó bị chúng đầy đi Kông Tum. Sau ba năm, Tnú trốn được và trở về làng thì anh Quyết đã không còn nữa. Tnú cùng dân làng chuẩn bị đánh giặc thì thằng Dục đưa quân lính đến vây bắt. Chúng giết Mai - vợ của Tnú, cũng là chị của Dít - và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay Tnú. Cụ Mết cùng đám thanh niên trong làng xông vào giết giặc ngay đêm hôm ấy và giành thắng lợi. Tnú sau ngày hôm ấy tham gia giải phóng quân, mãi sau này mới có dịp trở về thăm làng trong một ngày nghỉ phép. Khi ấy, những đứa bé như Chiến, Dít, Heng đều đã trở thành du kích. Cả làng Xô Man với tinh thần và quyết tâm đánh giặc bất khuất như sự bạt ngàn, vững trãi của cánh rừng xà nu bao quanh đây.
Tóm tắt Rừng xà nu - Mẫu 4
Tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành được sáng tác vào đầu năm 1965-“những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm chán mất còn trực tiếp với đế quốc Mĩ” (Nguyên Ngọc). Tác phẩm ra đời là một áng văn sử thi ca ngợi, ủng hộ, tiếp sức cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
Mở đầu tác phẩm là cảnh tượng rừng xà nu bạt ngàn hiện ra trước mắt độc giả. Rừng xà nu trong “tầm đại bác” của giặc đang ưỡn ngực, vươn cao để che chở cho dân làng Xô Man. Câu chuyện về rừng xà nu không chỉ dừng lại ở đó mà tập trung vào nhân vật trung tâm của tác phẩm là Tnú được hiện lên qua lời kể của cụ Mết tại căn nhà rông dưới ánh lửa hồng. Cụ kể về cuộc đời, sự trưởng thành và làm cách mạng của Tnú cũng như cả một giai đoạn lịch sử của làng Xô Man trong thời kì kháng chiến.
Tnú là đứa trẻ sớm mồ côi cha mẹ được cụ Mết và dân làng Xô Man nuôi dưỡng, lớn lên được anh Quyết dìu dắt vào hoạt động cách mạng. Tnú cùng Mai thực hiện nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ, làm giao liên cho anh Quyết. Trong một lần đi đưa thư bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng nhất quyết không khai. Ba năm sau, anh vượt ngục trở về làng. Anh Quyết hi sinh, Tnú lấy Mai họ có một gia đình nhỏ hạnh phúc nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đánh giặc cùng dân làng. Khi bọn giặc kéo đến do được thằng Dục làm tay sai nên chúng lục tìm khắp chốn quyết bắt được Tnú. Cụ Mết cùng anh trốn vào rừng, chúng không bắt được anh nên chúng bắt Mai cùng đứa con nhỏ làm con tin. Chúng đánh đập tra tấn vợ con anh dã man. Tnú xông ra cứu vợ con nhưng không kịp còn bị chúng bắt và hành hạ bằng cách tẩm nhựa cây xà nu đốt mười đầu ngón tay anh để răn đe dân làng. Cũng trong đêm ấy cụ Mết lãnh đạo các thanh niên ập đến giải cứu Tnú. Ít lâu sau, Tnú tạm biệt dân làng tham gia giải phóng quân đã chiến đấu dũng cảm, giết giặc bằng chính đôi bàn tay tàn tật của mình.
Kết thúc tác phẩm là hình ảnh cụ Mết, Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị sau ba ngày nghỉ phép. Trước mắt họ lại hiện lên không gian bạt ngàn của cánh rừng xà nu. Hình tượng cây xà nu với độ cao khác nhau cũng tương ứng với các thế hệ của dân làng Xô Man. Cây xà nu lớn-Cụ Mết. Cây xà nu trưởng thành-Tnú, Mai, Dít. Cây xà nu con-bé Heng. Họ nối tiếp truyền thống yêu nước kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
Tóm tắt Rừng xà nu - Mẫu 5
Tác phẩm viết về làng Xô Man và núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau ba năm xa làng đi bộ đội giải phóng, Tnú trở về thăm quê, làng Xô Man bất khuất kiên cường nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên. Trong một buổi tối sum họp của làng, cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe về một trang sử bi thương mà hùng tráng của làng nó gắn với cuộc đời Tnú. Làng Xô Man trong những năm đen tối của Cách Mạng, là một căn cứ bí mật vững chắc nuôi dấu cán bộ. Lúc ấy, Tnú và Mai còn nhỏ nhưng đã góp phần tích cực vào việc chở che nuôi dấu cán bộ. Lớn lên, hai người thành vợ chồng.
Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng đánh giặc. Tin làng Xô Man “mài giáo mác chuẩn bị khởi nghĩa bay đến tai quân giặc”, chúng cho quân đến vây quét. Cụ Mết và Tnú, cùng thanh niên rút ra ngoài rừng. Giặc dùng mọi cách khủng bố uy hiếp tinh thần dân chúng. Để hòng dụ dỗ Tnú đầu hàng, chúng bắt vợ và con anh hành hạ.
Tóm tắt Rừng xà nu - Mẫu 6
Mở đầu truyện là cảnh rừng xà nu bạt ngàn trong “tầm đại bác của đồn giặc”, ưỡn tấm ngực che chở cho làng Xôman. Sau ba năm đi lực lượng, Tnú được cấp trên cho về thăm làng trong một đêm. Bé Heng nay đã trở thành một giao liên chững chạc, nhanh nhẹn. Dít trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội.
Tối hôm đó, tại nhà cụ Mết, ông đã kể cho dân làng nghe về cuộc đời của Tnú - người dân tộc Strá ở Tây Nguyên. Hồi đó chống Mĩ - Diệm, được anh Quyết dìu dắt, Tnú và Mai tham gia nuôi dấu cán bộ cách mạng. Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện Tnú bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng vẫn không khai.
Sau ba năm vượt ngục Kom Tum trở về, lúc này anh Quyết đã hi sinh. Tnú lấy Mai làm vợ. Anh cùng với dân làng mài giáo mác chuẩn bị chiến đấu. Giặc nghe tin về làng Xôman càn quét khủng bố. Giặc bắt và tra tấn dã man vợ con của Tnú. Với lòng căm thù cháy bỏng, Tnú nhảy xổ ra giữa bọn giặc nhưng không cứu được mẹ con Mai. Anh bị bắt, bị tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay.
Cụ Mết cùng dân làng đã nổi dậy giết sạch bọn giặc để cứu Tnú. Sau đó anh gia nhập lực lượng Giải phóng quân. Sáng hôm sau, cụ Mết cùng Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị. Trước mắt họ là cánh rừng xà nu nối tiếp tới tận chân trời.
Tóm tắt Rừng xà nu - Mẫu 7
Tnú là đứa trẻ mồ côi được dân làng Xô Man nuôi lớn. Câu chuyện kể về người chiến sĩ này trong một đêm được về phép để thăm làng. Tnú được dân làng đón tiếp nồng nhiệt với tình yêu, sự hãnh diện. Cụ Mết thiết đãi Tnú nhiệt tình. Tối đó, cụ và dân làng quây quần bên nhau kể về những câu chuyện về người anh hùng này. Hồi nhỏ, Tnú và Mai là hai đứa trẻ nhanh nhạy thay dân làng nuôi cán bộ là anh Quyết và được anh dạy chữ cho. Lớn lên, hai người nên duyên vợ chồng và cùng nhau kháng chiến. Một lần giặc đến lùng, bọn chúng đã giết chết vợ con Tnú và thiêu đốt 10 đầu ngón tay của anh. Anh cùng dân làng đấu tranh chống lại chúng và giành thắng lợi. Sau đó, anh rời buôn làng, tham gia vào những cuộc kháng chiến khác nhau và lập được nhiều chiến công cho cách mạng nước nhà. Sau một đêm ở làng với mọi người, Tnú lại tiếp tục lên đường kháng chiến và chia tay dân làng nơi rừng xà nu trải dài ngút ngàn đến tận chân trời với cây xà nu lớn là cụ Mết, cây xà nu trưởng thành và Tnú và cây xà nu đang phát triển là Dít.
Tóm tắt Rừng xà nu - Mẫu 8
Sau ba năm tham gia lực lượng Giải phóng quân, Tnú trở về thăm làng. Làng Xô Man, ở Tây Nguyên, nằm giữa cánh rừng Xà nu bạt ngàn, đang từng ngày hứng chịu những trận đại bác của đồn giặc. Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn, đã dẫn đường cho Tnú.
Đêm đó, cụ Mết tập trung dân làng lại và kể cho mọi người nghe trang sử đấu tranh của làng, trang sử đó gắn với cuộc đời Tnú.
Hồi ấy Mỹ Diệm kéo tới làng lùng sục, khủng bố dữ dội, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ (anh Quyết). Giặc giết anh Xút, bà Nhan, Tnú và Mai đảm nhiệm việc tiếp tế và giao liên cho anh Quyết, được anh Quyết dạy chữ.
Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị địch phục bắt. Chúng thẳng tay tra tấn nhưng Tnú không khai và bị chúng bỏ tù. Sau ba năm. Anh vượt ngục, trở về làng thay anh Quyết lãnh đạo buôn làng tích cực chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa.
Tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai giặc, khi đứa con Tnú chưa đầy tháng, thằng Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp quyết bắt kỳ được Tnú. Cụ Mết, Tnú cùng thanh niên lánh vào rừng. Bất lực, bọn giặc bắt Mai cùng với đứa con nhỏ đánh đập dã man.
Từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị giặc hành hạ. Sôi sục căm thù, Tnú nhảy xổ vào bọn giặc và anh bị bắt. Mai và đứa con đã chết. Bọn giặc trói anh và tẩm nhựa Xà nu đốt mười đầu ngón tay anh trước mặt dân làng.
Tnú kiên cường chịu đựng quyết không kêu la. Tnú thét lên một tiếng, dân làng đồng thanh, nhất tề nổi dậy, thằng Dục và tiểu đội ác ôn đã bị giết trước lưỡi mác, lưỡi rựa, của cụ Mết và thanh niên. Làng Xô Man đã đồng khởi. Tnú gia nhập Giải phóng quân. Anh dũng cảm lập chiến công, được cấp chỉ huy cho về phép thăm làng một đêm.
Sáng hôm sau, Cụ Mết, Dít tiến anh lên đường. Họ chia tay nhau ở đồi xà nu, cạnh con nước lớn.
Tóm tắt Rừng xà nu - Mẫu 9
3 năm đi lực lượng, Tnú trở về thăm làng Xô man, anh gặp bé Heng ở đầu con nước lớn và được bé Heng dẫn về làng. Đêm hôm ấy, người dân khắp làng Xô Man, từ người già đến những đứa trẻ con đều tụ tập lại ở nhà cụ Mết để nghe cụ kể về cuộc đời của Tnú. Dít - em gái Mai - thay mặt dân làng xem giấy có chữ kí của chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng hay không. Cụ Mết bắt đầu kể về cuộc đời Tnú, rằng anh là một chiến sĩ giải phóng quân. Giặc giết chết anh Xút, bà Nhan nên Tnú và Mai cùng nhau vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ và được anh dạy chữ cho. Tnú khi đi học chữ tuy hay quên nhưng vào rừng liên lạc thì đầu óc sáng lạ lùng. Tnú cứ băng vào rừng mà đi. Một lần, Tnú đi đưa thư của anh Quyết lên huyện thì bị giặc bắt, tra tấn dã man nhưng Tnú tuyệt đối không khai. 3 năm sau, Tnú vượt ngục trở về thì anh Quyết đã hi sinh. Sau đó, Tnú cưới Mai và cùng dân làng Xô Man chuẩn bị đánh giặc. Biết được tin đó, thằng Dục đưa lính đến vây bắt. Chúng bắt mẹ con Mai và đánh đập cho đến chết, Tnú xông ra nhưng không kịp mà bị giặc đốt 10 đầu ngón tay. Đêm ấy, cụ Mết dẫn các thanh niên trong làng vây bắt và giết hết lũ giặc. Tnú từ đó đi giải phóng quân và hôm nay chính là ngày nghỉ phép anh được về thăm làng. Sáng hôm sau, Tnú chia tay mọi người để trở về đơn vị. Trong cảnh chia tay, mọi người thấy cánh rừng xà nu hiện lên bạt ngàn, bất khuất.
Tóm tắt Rừng xà nu - Mẫu 10
Truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là câu chuyện kể về Tnú và người dân làng Xô Man. Làng Xô Man nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang ngày đêm hứng chịu những trận mưa bom, bão đạn của giặc. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu. Tnú - nhân vật chính của truyện - cùng với Mai nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Tnú và Mai được anh Quyết dạy chữ cho.Tnú chẳng may bị bắt trong một lần đi liên lạc, trong lúc vượt thác Đắc Nông, sau đó bị chúng đầy đi Kông Tum. Sau ba năm, Tnú trốn được và trở về làng thì anh Quyết đã không còn nữa. Tnú cùng dân làng chuẩn bị đánh giặc thì thằng Dục đưa quân lính đến vây bắt. Chúng giết Mai - vợ của Tnú, cũng là chị của Dít - và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay Tnú. Cụ Mết cùng đám thanh niên trong làng xông vào giết giặc ngay đêm hôm ấy và giành thắng lợi. Tnú sau ngày hôm ấy tham gia giải phóng quân, mãi sau này mới có dịp trở về thăm làng trong một ngày nghỉ phép. Khi ấy, những đứa bé như Chiến, Dít, Heng đều đã trở thành du kích. Cả làng Xô Man với tinh thần và quyết tâm đánh giặc bất khuất như sự bạt ngàn, vững trãi của cánh rừng xà nu bao quanh đây.
Tác giả tác phẩm Rừng Xà Nu
A. Nội dung tác phẩm
Nhân vật chính trong truyện là Tnu – chàng trai của núi rừng Tây Nguyên, người Stra. Anh mồ côi cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ, vợ và con anh bị giặc Mĩ giết chết, bản thân anh cũng bị bọn Mĩ bắt đi tù, bị chúng đốt trụi mười đầu ngón tay, tinh thần đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, đánh đuổi giặc Mĩ trong anh luôn cháy bỏng và dạo rực vì vậy anh quyết định đi lực lượng, đi theo tiếng gọi của cách mạng. Sau ba năm tham gia cách mạng anh được cho nghỉ phép trở về thăm làng một đêm. Trong đêm Tnu trở về thăm làng Cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe về cuộc đời đầy bất hạnh gian khổ của anh, cũng như quá trình chiến đấu gian khổ, khốc liệt của người dân làng Xô Man. Sáng hôm sau Cụ Mết và Dít đưa Tnu ra rừng xà nu gần con nước lớn. Ba người đứng đó nhìn xa xa không thấy gì khác ngoài những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến tận chân trời.
Trong cả thiên truyện hình ảnh cây xà nu xuất hiện len lỏi, xuyên suốt trong cuộc sống sinh hoạt, trong lao động chiến đấu, là hình ảnh mở đầu cũng là hình ảnh kết thúc tác phẩm. Cây xà nu là biểu tượng cho nhân vật Tnú cũng chính là biểu tượng cho những thế hệ người dân làng Xô Man. Là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả tác phẩm.
B. Đôi nét về tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Ông có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
+ Năm 1950 vào bộ đội làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V. Những năm tháng lăn lội trong cuộc kháng chiến chống Pháp giúp tác giả am hiểu sâu sắc về mảnh đất Tây Nguyên.
+ Đến năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam, hoạt động ở Quảng Nam và Tây Nguyên.
- Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn học dân tộc: Đất nước đứng lên, Rẻo cao (1961), tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969) và tiểu thuyết Đất Quảng (1971-1974)
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ ông tiếp tục cống hiến cho phong trào văn nghệ của nhà nước. Ông từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965, được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc đây là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trung Thành trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
3, Bố cục.
- Có thể chia tác phẩm thành 3 phần:
+ Phần I: Từ đầu đến những đồi xà nu nối tiếp nhau đến chân trời => Đoạn văn miêu tả vị trí và đặc điểm của cánh rừng xà nu.
+ Phần II : Từ ba năm đi lực lượng đến hà... được!=> Sau ba năm tham gia bộ đội Tnu được trở về thăm làng trong sự chào đón hân hoan của những người dân trong làng.
+ Phần III: Đoạn còn lại => Trong đêm Tnú trở về Cụ Mết đã kể lại câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ nhưng anh dũng của Tnú, đồng thời cũng là kể về quá trình chiến đấu chống đế quốc Mĩ của người dân làng Xô Man.
4, Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề “Rừng xà nu” vừa mang ý nghĩa hiện thực , vừa mang ý nghĩa biểu tượng: ... + Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống , phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
5. Giá trị nội dung
- Câu chuyện thứ nhất là câu chuyện về sự giác ngộ lí tưởng cách mạng và cuộc nổi dậy từ tự phát đến tự giác của dân làng Xô Man, với triết lí cách mạng được cụ Mết - trưởng bản, đúc kết "Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo"
- Câu chuyện thứ hai là câu chuyện về cuộc đời của Tnú - một người con của núi rừng Tây Nguyên, của bản làng Xô Man. Tnú lớn lên trong không khí cả làng làm cách mạng nên con người ấy nhanh chóng bén duyên.
- Cuộc đời của Tnú là cuộc đời của biết bao nhiêu con người, cũng là hình ảnh biểu trưng cho cả đất nước Việt Nam đau thương mà quật cường đứng dậy trong cuộc đọ sức cam go với đế quốc Mĩ.
6. Giá trị nghệ thuật
- Câu chuyện được kể theo hình thức truyện lồng truyện, truyện của một đời người của Tnú lại được kể trong một đêm qua lời kể của cụ Mết
- Xây dựng được không khí sử thi hào hùng, tráng lệ qua lối kể khan của cụ Mết ở nhà ưng tạo nên sự gắn kết giữa quá khứ, hiện tại và truyền thuyết.
- Xây dựng được những hình tượng đặc sắc mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó là hình tượng của cây xà nu; hình tượng những thế hệ xà nu - những thế hệ của bản làng Xô Man, của mảnh đất Tây Nguyên; hình tượng người anh hùng Tnú
- Ngôn ngữ đặc sắc, mang đậm chất Tây Nguyên
C. Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng cây xà nu.
1.1. Cây xà nu một loài cây mạnh mẽ giàu sức sống của núi rừng Tây Nguyên.
- Loài cây sinh sôi nảy nở khỏe và có sức sống dẻo dai, bền bỉ.
- Ham ánh sáng hướng về mặt trời một cách mạnh mẽ.
- Có màu sắc tươi đẹp và mùi thơm mỡ màng.
1.2. Cây xà nu – một chứng tích tàn bạo của kẻ thù.
- Hàng vạn cây bị trúng đạn đại bác của giặc
- Nhiều cây bị chết, nhất là những cây con.
- Nhiều cây bị thương.
1.3. Cây xà nu – loài cây gắn bó mật thiết với đời sống của người dân làng Xô Man
- Hiện diện trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân làng Xô Man
- Hiện diện trong những sự kiện trọng đại của buôn làng
- Hiện diện trong những thời khắc bi hùng của cuộc đời nhân vật chính.
1.4. Cây xà nu – biểu tượng nghệ thuật cho cuộc sống đau thương và vẻ đẹp phẩm chất của người dân Tây Nguyên.
- Cây xà nu bị chết bị thương chính là những đau thương mất mát của người dân làng Xô Man và đồng bào Tây Nguyên. ( Anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai...).
- Ham ánh sáng luôn hướng về mặt trời chính là niềm khao khát tự do, lòng tin vào cách mạng của người dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến.
- Khả năng sinh sôi, nảy nở khỏe tượng trưng cho sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên (Cụ Mết, Tnú , Mai, Dít, Heng,...)
* Nghệ thuật.
- Bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp tượng trưng.
- Kết cấu vòng tròn
- Phối hợp giữa các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, so sánh.
- Ngôn ngữ, giàu hình ảnh sinh động.
2. Phân tích hình tượng nhân vật Tnú
2.1.Tnú là con người gan góc, dũng cảm, mưu trí.
- Khi cùng Mai xung phong vào rừng nuôi giấu cán bộ.
- Khi Tnu học chữ thua Mai.
- Khi đi liên lạc.
- Khi bị giặc phục kích, bị tra tấn dã man.
2.2. Tnú là người sớm giác ngộ với cách mạng, trung thành với cách mạng.
- Khi tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng từ nhỏ.
- Khi bị kẻ thù đốt 10 đầu ngón tay.
2.3. Tnú là người giàu tình cảm yêu thương gia đình và buôn làng có lòng căm thù giặc.
- Với gia đình, Tnu rất mực yêu vợ, thương con.
- Với buôn làng, Tnu thể hiện tình yêu và sự gắn bó sâu sắc.
- Với kẻ thù, căm hận
2.4. Hình ảnh đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời.
- Khi lành lặn: trung thực, yêu thương, tình nghĩa, tín nghĩa luôn trung thành với đất nước.
- Khi bị thương: chứng tích giai đoạn đau thương, lòng căm hận, trừng phạt kẻ thù.
* Nghệ thuật:
- Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nhân vật Tnú với bút pháp sử thi và cảm hứng anh hùng ca
- Hiện lên qua lời kể của tác giả, lời kể của nhân vật cụ Mết. Giọng kể mang đậm tính sử thi.
- Khắc họa nhân vật với chi tiết nghệ thuật độc đáo, đặc sắc (đôi bàn tay).
- Nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
D. Sơ đồ tư duy
a, Sơ đồ tư duy hình tượng nhân vật Tnú.
b, Sơ đồ tư duy hình tượng cây xà nu.
Bài giảng: Rừng Xà Nu - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
Để học tốt bài học Rừng xà nu lớp 12 hay khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 hay khác:
- Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)
- Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
- Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học
- Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
- Thực hành về hàm ý
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều