Trắc nghiệm ôn tập học kì 1 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Trắc nghiệm ôn tập học kì 1 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 22 hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 6 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 6.

Câu 1: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên sử dụng hiệu quả nhất biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 2: Theo bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ thứ hai không hiện lên sự vật gì?

A. Cây, cỏ, hoa

B. Mặt trời

C. Sông

D. Đồi núi

Câu 3: Xuân Quỳnh sinh ra ở đâu?

A. Hà Tĩnh

B. Hà Nam

C. Hà Tây

D. Nghệ An

Câu 4: Xuân Quỳnh (1942-1988), sinh ra ở Hà Tây là tác giả của Chuyện cổ tích về loài người.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5: Đâu là vật sinh ra trước nhất trên Trái Đất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người?

A. Mặt trời.

B. Người mẹ.

C. Cây cỏ.

D. Trẻ con.

Câu 6: Điệp ngữ là gì?

A. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

B. Việc vận dụng sự gần âm, đồng âm để tạo ra lối diễn đạt vui nhộn, hài hước

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B sai

Câu 7: Điệp ngữ có mấy dạng?

A. 2 dạng

B. 3 dạng

C. 4 Dạng

D. Không xác định được

Câu 8: Xác định kiểu điệp ngữ trong câu sau:

Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu

Cô gái Thạch Kim Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung tăng trắng cả rừng chiều.

A. Điệp cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

D. Cả A và B

Câu 9: Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

A. Điệp ngữ cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

D. Cả B và C đều đúng

Câu 10: Nhân hóa là gì?

A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật

B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau

C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận

D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.

Câu 11: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

                                Vì mây cho núi lên trời

                        Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật

B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

C. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Câu 12: Đoạn trích Cô Tô  được chia bố cục thành mấy phần?

A. 1 phần

B. 2 phần

C. 3 phần

D. 4 phần

Câu 13: Vị trí quan sát cảnh Cô Tô sau trận bão là ở đâu?

A. Trên nóc đồn của bộ đội biên phòng.

B. Trên nóc đồn của bộ đội hải quân.

C. Quanh giếng nước ngọt Thanh Luân.

D. Quanh giếng nước ngọt Hồng Luân.

Câu 14: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để miêu tả cảnh mặt trời mọc?

A. Ẩn dụ.

B. Hoán dụ.

C. Nhân hóa.

D. So sánh.

Câu 15: Văn bản “Cô Tô” cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô. Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng tươi đẹp.

Nhận xét trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 16: Tác giả miêu tả cảnh biển Cô Tô vào thời điểm nào?

A. Sau chiến tranh

B. Khi ngư dân vừa đi đánh cá về

C. Sau cơn bão

D. Khi khách đến du lịch

Câu 17: Những âm thanh nào được nhắc tới trong bài ca dao số 1 trong Chùm ca dao về quê hương, đất nước?

A. Tiếng trống, tiếng chuông

B. Tiếng mõ, tiếng trống

C. Tiếng kẻng, tiếng trống

D. Tiếng chuông, nhịp chày

Câu 18: Bài ca dao số 1 trong Chùm ca dao về quê hương, đất nước vẽ nên bức tranh của mùa hạ.

Nhận xét trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 19: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị

B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị

C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị

D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 20: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.

B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

C. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

D. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.

Câu 21: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Xe tôi bị hỏng vì vậy  tôi...đi bộ đi học.

A. Bị

B. Được

C. Cần

D. Phải

Câu 22: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích

B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích

D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 6 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên