(15+ đoạn văn) Cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả (siêu hay)
Tổng hợp trên 15 đoạn văn Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ và quả hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Đoạn văn Cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả (mẫu 1)
- Đoạn văn Cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả (mẫu 2)
- Đoạn văn Cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả (mẫu 3)
- Đoạn văn Cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả (mẫu 4)
- Đoạn văn Cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả (mẫu 5)
- Đoạn văn Cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả (mẫu 6)
- Đoạn văn Cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả (mẫu 7)
- Đoạn văn Cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả (mẫu 8)
- Đoạn văn Cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả (mẫu 9)
(15+ đoạn văn) Cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả (siêu hay)
Đoạn văn Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ và quả - mẫu 1
Sau khi đọc xong bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, tôi đặc biệt ấn tượng với khổ thơ cuối trong đó. Ở khổ thơ cuối, ta có thể thấy được tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho mẹ. Đó là sự yêu thương xen lẫn với lo lắng. Sự lo lắng ở đây là chỉ sợ khi mẹ đã già yếu mà "lũ chúng tôi" vẫn chưa lớn khôn, vẫn chưa trở thành nơi để cho mẹ cậy nhờ, trông đợi. Tình mẫu tử luôn là một đề tài hay, nhưng nói cái gì trong đó mới tạo nên ấn tượng? Sự lo lắng khi mẹ già mà mình chưa lớn, chưa thành chỗ dựa cho mẹ là một nội dung cảm động và mới mẻ. Chưa cần nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ này, chỉ với nội dung, bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm cũng đã đủ để chúng ta đọc và suy ngẫm.
Đoạn văn Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ và quả - mẫu 2
Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca, Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ Mẹ và quả. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh mẹ và quả, qua đó thể hiện sự tảo tần của người mẹ và tình yêu thương mẹ của người con. Trong đó ấn tượng hơn cả là câu thơ: còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn. Hai dòng thơ gợi cho người đọc sự xúc động bởi sự vất vả tảo tần của mẹ. Hai câu thơ có sự liên tưởng so sánh độc đáo giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Qua đó em thấy được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Thông qua đó em biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự tảo tần hi sinh thầm lặng vì con cái của cha mẹ. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng thật nhiều để cha mẹ không phải phiền lòng!
Đoạn văn Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ và quả - mẫu 3
Với lời thơ giàu chất suy tư, chiêm nghiệm, "Mẹ và quả" của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ để lại nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Bài thơ khắc họa hình ảnh người mẹ qua những cảm nhận của nhân vật trữ tình - người con. Với con, mẹ là người phụ nữ tần tảo, lam lũ, cũng là hiện thân của những đắp bồi vun vén cho ngọt ngào đong đầy nơi những mùa quả, cho yêu thương nuôi lớn những đứa con. Mồ hôi mẹ thầm lặng nhỏ xuống, để những mùa quả "lặn" rồi lại "mọc". Bàn tay mẹ chăm chút, nâng niu, để những đứa con theo năm tháng lớn khôn. Mẹ đã thu hái biết bao mùa bí, mùa bầu ngọt thơm trái chín. Nhưng điều mẹ ước mong lớn nhất là "được hái" thứ quả mẹ chắt chiu vun trồng cả đời – đó là thứ quả của thành công, thứ quả trưởng thành nơi các con. Đối với mẹ, các con chính là thứ quả đặc biệt mà mẹ dành tất cả tình yêu thương để vun xới, đắp bồi. Thấu hiểu được sự mong chờ của mẹ, cũng là lúc con giật mình hoảng sợ một ngày kia mẹ già yếu mà con vẫn còn non dại, chưa kịp trưởng thành. Bài thơ vì vậy không chỉ dừng lại ở ý nghĩa ngợi ca công lao to lớn và tình yêu thương của mẹ, mà còn khiến mỗi chúng ta thêm nhận thức thấm thía về trách nhiệm cần phải trưởng thành để vui lòng mẹ cũng như trách nhiệm đền đáp công ơn sinh thành của mẹ.
Đoạn văn Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ và quả - mẫu 4
Với lời thơ mộc mạc, gần gũi, "Mẹ và quả" của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại cho em những rung cảm và niềm xúc động sâu sắc. Bài thơ là lời giãi bày chân thành, dạt dào cảm xúc của người con dành cho mẹ. Hình ảnh mẹ hiện lên thật chân thực, rõ nét. Trong trái tim con, mẹ là người phụ nữ tảo tần, giàu đức hi sinh. Mẹ luôn vun vén bồi đắp cho những cây quả lớn lên. Quanh năm suốt tháng, mồ hôi mẹ cứ vậy mà nhỏ xuống để những mùa quả "lặn" rồi lại "mọc". Chính điều đó đã khiến cho người con thêm trân trọng, nâng niu, biết ơn sự hi sinh thầm lặng của mẹ. Ở hai câu thơ "Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống", tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập, tương phản. Câu thơ vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Cả con và bầu, bí đều lớn lên từ đôi bàn tay cần mẫn và tình yêu thương của mẹ. Người con muốn bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc dành cho mẹ, người đã vì con mà vất vả, nhọc nhằn. Đến khổ thơ cuối cùng, nhân vật trữ tình "hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi". Tác giả lấy hình ảnh "bàn tay mẹ mỏi" để chỉ người mẹ đã già yếu, đến cái tuổi "gần đất xa trời". Hai dòng thơ cuối: "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh" đã diễn tả được tâm trạng lo lắng, trăn trở, pha chút ân hận của nhân vật trữ tình. Chủ thể trữ tình lo rằng mẹ già rồi mà mình vẫn còn vụng dại, chưa kịp khôn lớn, trưởng thành. Để thể hiện một cách sâu sắc nội dung, tác giả đã sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ độc đáo như ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh và hình ảnh gần gũi, giản dị. Qua tác phẩm, em càng thêm trân trọng những phút giây được ở bên mẹ của mình.
Đoạn văn Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ và quả - mẫu 5
Nhắc đến nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, em vô cùng ấn tượng trước sáng tác "Mẹ và quả" của ông. Đây quả là một tác phẩm hay và sâu sắc khi viết về tình mẫu tử cao đẹp, thiêng liêng, sâu nặng. Trong toàn bộ văn bản, điều khiến em yêu thích nhất chính là khổ cuối cùng: "Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái/ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh". Ở hai dòng thơ đầu: "Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái", tác giả đã đem đến cho em những cảm nhận về sự trân trọng, biết ơn của người con dành cho mẹ. Nhân vật trữ tình coi mình như một loại quả. Thứ quả ấy lớn lên nhờ tình yêu thương, chăm sóc, chở che của mẹ. "Bảy mươi tuổi" chính là cột mốc quan trọng của đời người. Mẹ đã đi quá nửa cuộc đời, đã trở nên già yếu. Đây cũng là lúc mẹ mong chờ được "hái" loại quả mà mình thương yêu nhất. Mẹ muốn nhìn thấy các con khôn lớn, trưởng thành. Đặc biệt, em vô cùng ấn tượng trước tình cảm chân thành, da diết của người con ở hai dòng cuối cùng: "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh". Câu thơ ấy khơi gợi sự xúc động, sâu lắng trong lòng người đọc bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Với biện pháp hoán dụ, lấy hình ảnh "bàn tay mẹ mỏi", tác giả muốn diễn tả sự già yếu của mẹ. Tiếp đó là biện pháp ẩn dụ "mình vẫn còn một thứ quả non xanh?", đối lập với tuổi cao, sức yếu của mẹ là sự non nớt, chưa trưởng thành của con. Con lo sợ mẹ già rồi mà mình vẫn còn vụng dại, chưa kịp trưởng thành, lớn khôn. Như vậy, bằng các biện pháp tu từ độc đáo như ẩn dụ, hoán dụ, tác giả đã diễn tả được tình cảm sâu nặng dành cho người mẹ kính yêu. Từ đây, em càng thêm trân trọng, yêu thương mẹ của mình.
Đoạn văn Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ và quả - mẫu 6
Với tác phẩm "Mẹ và quả", nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho độc giả rất nhiều xúc cảm. Bằng việc sử dụng những hình ảnh giản dị, thân thuộc cùng giọng điệu đằm thắm, sâu lắng, nhà thơ đã tái hiện lại bức chân dung người mẹ tảo tần, lam lũ. Một tay mẹ nuôi lớn đàn con thơ, chăm lo cho những mùa quả "lặn rồi lại mọc". Hai câu thơ: "Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/Còn bí và bầu thì lớn xuống" đã sử dụng rất thành công biện pháp đối lập. Nhờ sự nuôi dưỡng của mẹ, những đứa con trở nên ngày một cao lớn, trong khi những quả bí, quả bầu lại dần trĩu nặng, chạm xuống mặt đất. Với hình dáng "giọt mồ hôi mặn", những thứ quả đó đã nói lên sự vất vả, cực nhọc mà người mẹ phải trải qua. Tuy nhiên, "thứ quả" mẹ mong muốn được hái nhất lại là các con: "Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái". Bao công sức, hi sinh đều chỉ để đổi lại sự trưởng thành, khôn lớn của con. Nhìn bóng lưng mẹ ngày một còng xuống, số tuổi thì ngày càng cao lên, người con khéo léo bày tỏ nỗi sợ trong lòng: "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/Mình vẫn còn một thứ quả non xanh". Nhân vật trữ tình giật mình thảng thốt, lo lắng rằng đến khi mình "chín" thì mẹ lại không còn ở bên. Qua tác phẩm, ta thấy được tình cảm và sự hi sinh cao cả của mẹ cũng như sự biết ơn sâu sắc của những đứa con với đấng sinh thành.
Đoạn văn Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ và quả - mẫu 7
Mặc dù đã được đọc và học không ít bài thơ viết về mẹ nhưng em đặc biệt ấn tượng với tác phẩm "Mẹ và quả" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ đã đem đến cho em những cảm nhận sâu sắc về tình cảm yêu thương, biết ơn của người con dành cho mẹ. Mẹ hiện lên thật giản dị, gần gũi với hình ảnh chăm bón cho "bí" và "bầu". "Những mùa quả lặn rồi mọc" như sự tuần hoàn, lặp lại không ngừng của thời gian. Quanh năm suốt tháng, mẹ vẫn cần mẫn gieo trồng, chăm bón cho bí và bầu lớn lên. Bởi vậy, "bí" và "bầu cứ dần dần "lớn xuống", "mang dáng giọt mồ hôi mặn". Đó chính là công sức của mẹ bỏ ra để ươm mầm những loài cây. Mẹ mang vẻ đẹp của người phụ nữ tần tảo, rất giàu đức hi sinh. Bên cạnh hình ảnh người mẹ, điều khiến em ấn tượng nhất đó chính là tình cảm của nhân vật trữ tình. Chứng kiến sự vất vả của mẹ, người con luôn ghi nhớ, biết ơn "Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên". Nhờ sự chăm chút, nuôi dưỡng ấy mà những đứa con mới có thể trưởng thành, khôn lớn. Cũng giống như quả bí, quả bầu phát triển là nhờ những giọt mồ hôi, nhọc nhằn của mẹ. Để rồi, hoảng hốt, sợ hãi một "ngày bàn tay mẹ mỏi" mà "Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?". Chủ thể trữ tình lo sợ một ngày mẹ già yếu còn mình thì chưa đủ chín chắn, chưa làm được những điều xứng đáng với chờ mong của mẹ. Như vậy, bằng hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc với đời sống thường nhật, nhịp thơ linh hoạt, cùng biện pháp tu từ độc đáo như: so sánh "Như Mặt Trời, khi như Mặt Trăng"; đối lập "Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống"; hoán dụ, nói giảm nói tránh "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi"; ẩn dụ "Mình vẫn còn một thứ quả non xanh", tác giả đã thể hiện một cách đầy tinh tế, sâu sắc tình cảm thương yêu dành cho mẹ của mình. Qua bài thơ, em càng thêm trân trọng những phút giây bên mẹ và cố gắng học tập để mẹ vui lòng.
Đoạn văn Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ và quả - mẫu 8
Sau khi đọc xong bài thơ “Mẹ và quả” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, em cảm thấy vô cùng xúc động. Nội dung của bài thơ nói về tình mẫu tử - một tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ trong cuộc sống. Những câu thơ ngắn gọn nhưng lại giàu cảm xúc. Bài thơ chính là lời của người con, nói về công lao chăm sóc, nuôi dưỡng của mẹ. Hình ảnh người mẹ được hiện lên với vẻ đẹp tần tảo, đảm đang. Mẹ đã chăm sóc, vun trồng cho cây bầu, trái bí thật cẩn thận, để chúng có thể lớn lên đơn hoa kết trái. Cũng giống như những đứa con được mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc và yêu thương. Câu thơ “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” đọc lên gợi cho em sự xúc động, nghẹn ngào về nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ. Bài thơ kết lại với hai câu thơ cuối đã bộc lộ sự “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh”. Em có thể hiểu được đó là nỗi niềm lo lắng, băn khoăn khi bản thân còn chưa trưởng thành khi để mẹ vẫn phải lo lắng. Nhân vật người con trong bài thơ cũng sợ rằng không thể báo đáp được công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. “Mẹ và quả” là một bài thơ thật giản dị, nhưng chan chứa tình cảm.
Đoạn văn Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ và quả - mẫu 9
Bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Bài thơ là lời của người con, nói về công lao chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ thật lớn lao, vĩ đại. Người mẹ trong bài hiện lên với vẻ đẹp tần tảo, đảm đang. Mẹ đã chăm sóc, vun trồng cho cây bầu, trái bí thật cẩn thận. Để rồi chúng được lớn lên nhờ sự vất vả lặng thầm của người mẹ biết bao năm tháng. Cũng giống như những đứa con được mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc và yêu thương. Hình ảnh “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” đã giúp người đọc hình dung rõ hơn về nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ. Ở hai dòng thơ cuối, nhà thơ “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh” - đó là sự lo lắng khi bản thân còn chưa trưởng thành khi để mẹ vẫn phải lo lắng. Tác giả cũng sợ rằng không thể báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Như vậy, bài thơ thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, cũng như giàu tình yêu thương của người con dành cho mẹ.
Đoạn văn Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ và quả - mẫu 10
"Mẹ và quả" là một tác phẩm xuất sắc của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ngay từ nhan đề bài thơ, ta đã thấy được những ẩn ý sâu xa của người nghệ sĩ. Hình ảnh về "những mùa quả" được lặp lại nhiều lần tượng trưng cho sự chảy trôi của thời gian. Chúng cứ nối đuôi nhau "lặn rồi lại mọc", như Mặt Trời và Mặt Trăng, khiến ta cảm nhận được thời gian trôi qua với một tốc độ khủng khiếp. Điều đó đồng nghĩa với việc mẹ đang ngày một già đi, dần dần "mỏi" và không còn có thể ở mãi bên các con được nữa. Nó khiến cho nhân vật trữ tình vô cùng hoảng sợ. Cả đời mẹ vất vả, tần tảo, không màng khó khăn để nuôi các con "lớn lên", chăm giàn bầu, giàn bí "lớn xuống". Hình ảnh đối lập hết sức độc đáo kia làm cho bài thơ trở nên ấn tượng hơn rất nhiều. Những quả bí, quả bầu mang hình dáng "giọt mồ hôi mặn" hay chính công sức, thời gian mẹ đã hi sinh để nuôi lớn đàn con. Vậy mà "thứ quả" duy nhất mẹ mong lại đơn giản là sự trưởng thành, khôn lớn của đứa con ấy. Chủ thể trữ tình đã hoảng sợ, không phải vì áp lực phải thành công, mà là sợ mình sẽ không "chín" kịp lúc để báo đáp, phụng dưỡng mẹ. Mẹ vất vả vì ta suốt bao nhiêu năm, liệu ta có thể đỡ đần, lo lắng cho người trước khi tay người "mỏi"? Đó là câu hỏi, là nỗi trăn trở khôn nguôi trong lòng người con cũng như độc giả. Và giờ đây, ta mới hiểu rõ ràng hơn về nhan đề "Mẹ và quả". "Quả" có thể là bí, là bầu, là loài cây được tay mẹ vun trồng, chăm sóc và cũng là đứa con bé bỏng, ngây dại. Hai hình ảnh đặt cạnh nhau khiến cho cảm xúc của bài thơ dâng trào mãnh liệt. Qua đó, người đọc lại càng thêm yêu quý, biết ơn và trân trọng người mẹ đáng kính của mình hơn.
Đoạn văn Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ và quả - mẫu 11
Bài thơ “Mẹ và quả” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khiến tôi vô cùng xúc động. Nội dung của bài thơ viết về tình mẫu tử, một tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống. Bài thơ chính là lời của người con, nói về công lao chăm sóc, nuôi dưỡng của mẹ. Hình ảnh người mẹ hiện lên với công việc chăm sóc, vun trồng cho cây bầu, trái bí thật cẩn thận, để chúng có thể lớn lên đơn hoa kết trái. Việc làm đó cũng giống như đứa con được mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc và yêu thương. Câu thơ “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” gợi lên cảm giác xúc động nghẹn ngào. Bài thơ kết lại với hai câu thơ cuối đã bộc lộ sự “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh”. Nhân vật người con trong bài thơ cũng sợ rằng không thể báo đáp được công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Có thể thấy, bài thơ “Mẹ và quả” thật giản dị, nhưng chan chứa tình cảm yêu thương, thắm thiết.
Đoạn văn Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ và quả - mẫu 12
Một trong những tác phẩm hay của Nguyễn Khoa Điềm là Mẹ và quả. Bài thơ là lời của người con bày tỏ niềm biết ơn, trân trọng dành cho người mẹ. Hình ảnh người mẹ được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động. Mẹ đã chăm sóc, vun trồng cho cây bầu, trái bí thật cẩn thận. Để rồi chúng được lớn lên, phát triển vô cùng mạnh mẽ. Giống như những đứa con khi được mẹ chăm sóc, yêu thương. Hình ảnh “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” gợi cho tôi hiểu thêm về nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ. Những câu thơ cuối, nhân vật trữ tình cảm thấy “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh”, sự lo lắng khi bản thân còn chưa trưởng thành, vẫn còn khiến mẹ phải lo lắng. Đồng thời, đó cũng là nỗi sợ khi không thể báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Bài thơ Mẹ và quả thật giàu cảm xúc, thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, cũng như giàu tình yêu thương của người con dành cho mẹ.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:
- Sau khi học bài thơ "Những cánh buồm" (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? Trình bày ý kiến của em bằng 1 bài văn.
- Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ "Mây và sóng" (Ta-go) là ca ngợi tình mẫu tử. bạn khác lại cho rằng: Chủ đề của bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào? Trình bày ý kiến của em bằng 1 bài văn.
- Viết một đoạn văn khoảng 6-8 dòng trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ "Rồi ngày mai con đi" (Lò Cao Nhum).
- Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó.
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) giải thích vì sao thế hệ trẻ cần phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều