Nội dung chính bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang hay nhất - Cánh diều

Với nội dung chính bài Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang Ngữ văn lớp 7 hay nhất bộ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm được nội dung của tác phẩm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang.

Nội dung chính bài Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang - Cánh diều

Quảng cáo

Văn bản trình bày các quy định, nghi thức của “keo vật thờ” ở hội vật Bắc Giang. Ý nghĩa truyền thống sâu sắc của hội vật dân tộc.

Bố cục Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “trên thế gian này”: Ý nghĩa của sới vật ở Bắc Giang

- Đoạn 2: Còn lại: Các quy định, nghi thức, ý nghĩa của “keo vật thờ”

Quảng cáo

Tóm tắt Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

Văn bản nêu rõ những đặc điểm của lễ hội vật ở Bắc Giang. Những quy định của keo vật thờ, nghi thức “xe đài” ở hội vật, mục đích và ý nghĩa của hội vật. Từ đó thấy được nét đẹp văn hóa truyền thống của hội vật nơi đây.

Tác giả - tác phẩm: Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

I. Tìm hiểu tác phẩm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

1. Thể loại: văn bản thông tin

2. Xuất xứ

Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

- Theo PHÍ TRƯỜNG GIANG – dulichbacgiang.gov.vn

3. Phương thức biểu đạt : Nghị luận

4. Tóm tắt: Văn bản trình bày các quy định, nghi thức của “keo vật thờ” ở hội vật Bắc Giang. Ý nghĩa truyền thống sâu sắc của hội vật dân tộc.

5. Bố cục:

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “trên thế gian này”: Ý nghĩa của sới vật ở Bắc Giang

- Đoạn 2: Còn lại: Các quy định, nghi thức, ý nghĩa của “keo vật thờ”

6. Giá trị nội dung:

- Văn bản đã trình bày những nét đặc trưng riêng biệt và ý nghĩa sâu sắc của hội vật ở Bắc Giang

- Thể hiện sự tự hào về phong tục văn hóa truyền thống đa dạng của đất nước Việt Nam

7. Giá trị nghệ thuật:

- Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.

- Nội dung cô đọng, ngắn gọn.

- Ngôn từ trong sáng, giản dị.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

1. Ý nghĩa của “sới vật” ở Bắc Giang

Sới vật hình tròn được đặt giữa sân đình hình vuông thể hiện quan niệm của dân gian vuông biểu hiện cho đất, tròn biểu hiện cho trời (trời tròn, đất vuông). Mặt khác, tròn là Mặt Trời, các đô vật thường là nam, biểu hiện cho tính dương. Thông qua đấu vật người ta mong dương vượng để có “mưa thuân gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”.

2. Các quy định, nghi thức của “keo vật thờ”

- Lựa chọn đô vật:

+ Đô vật phải là đô vật có tiếng trong vùng, được đông đảo công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật.

+ Ngoài ra, đô vật đó phải có tài năng đức độ, có bề dày thời gian cống hiến công lao cho phong trào vật trong vùng.

- Nghi lễ bái tổ:

+ Mở đầu hội vật, hai Đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng về tên tuổi, địa chỉ, thành tích đã đạt được, những sở trường trong thi đấu…

+ Khi tiếng trống chầu vang lên, hai Đô vật “mình trần đóng khố,” chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn. Hiệu lệnh của trống chầu tiếp tục điểm, hai đô đứng vươn thẳng, hai tay vẫn chắp sườn nghênh diện. Tiếng trống chầu điểm lần thứ ba, họ chắp tay đồng thời khom lưng “bái tổ” theo thế 3 bước tiến lên, 3 bước lùi xuống.

- Nghi thức “xe đài”:

+ Nghi thức “xe đài” ở Bắc Giang đó là những tư thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”, hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”.

- Diễn biến keo vật thờ:

+ N hững miếng đánh trong keo vật thờ được thể hiện rất chậm, người xem cảm nhận được như từng nhịp thở: Đâu là miếng bốc, đâu là miếng gồng; hay bất chợt đây là miếng mói, đó là miếng sườn …

+ Tất cả được 2 Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt. Cái hay của keo vật thờ chính là ở chỗ có thể giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công.

+ Lệ của keo vật thờ thật là khéo léo, khi kết thúc keo vật cả 2 Đô cùng phải thua “lấm lưng trắng bụng”.

3. Ý nghĩa hội vật ở Bắc Giang

- Keo vật thờ là trận đấu mở đầu hội vật, chỉ mang tính nghi lễ, diễn ra đẹp mắt, vui vẻ

- 2 Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt nhằm giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công.

- Hội vật thể hiện truyền thống văn hóa và tôn vinh tinh thần thượng võ từ ngàn đời của dân tộc.

Quảng cáo

Để học tốt bài học Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang lớp 7 hay khác:

Xem thêm nội dung chính các tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 sách Cánh diều hay nhất khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên