Bạch tuộc - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

Với tác giả, tác phẩm Bạch tuộc Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Bạch tuộc gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.

Tác giả - tác phẩm: Bạch tuộc - Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

Quảng cáo

I. Tác giả văn bản Bạch tuộc

Bạch tuộc - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

- Jules Gabriel Verne, thường được biết đến với tên Jules Verne (sinh ngày 8 tháng 2 năm 1828, mất ngày 24 tháng 3 năm 1905), là nhà văn người Pháp nổi tiếng, người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những "Cha đẻ" của thể loại này.

- Với những tác phẩm nổi tiếng như Hành trình vào tâm Trái Đất (1864), Hai vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873), Jules Verne đã đề cập đến những cuộc phiêu lưu bằng máy bay, tàu ngầm hay những chuyến du hành vào vũ trụ trước khi những phương tiện này được con người phát minh trong thực tế. Theo tổ chức Index Translationum, ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần.

II. Tìm hiểu tác phẩm Bạch tuộc

1. Thể loại: Tiểu thuyết

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Đoạn trích “Bạch tuộc” được trích từ cuốn tiểu thuyết cổ điển về khoa học viễn tưởng Hai vạn dặm dưới biển năm 1870.

Bạch tuộc - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Tóm tắt: Đoạn trích kể về cuộc chiến đấu mãnh mẽ dũng cảm giữa giáo sư A- rôn- nác và những người đồng hành trên con tàu No -ti -lớt và lũ quái vật “bạch tuộc”. Trong trận chiến đó bằng sự thông minh, mưu trí, dũng cảm những con người đã chiến thắng được bọn “bạch tuộc” nhưng cũng thật buồn vì lũ bạch tuộc đã cướp đi người thủy thủ xấu số vào đại dương mênh mông.

5. Bố cục:

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Nét la lên”: Cuộc trò chuyện của A- rôn- nát, Công – xây và Nét – Len về con quái vật biển “bạch tuộc”

- Đoạn 2: Còn lại: Trận “giáp chiến” giữa những người trên tàu ngầm và quái vật biển “bạch tuộc”

6. Giá trị nội dung:

- Văn bản ca ngợi sự say mê tìm tòi nghiên cứu khoa học của Giáo sư A- rôn- nát, Công – xây và Nét – Len. Họ là những người không ngại hiểm nguy đe dọa để tìm hiểu về các loài sinh vật biển và những điều thú vị nơi đây.

- Đồng thời ca ngợi, tự hào về sự thông minh mưu trí của con người. Với sức mạnh và trí tuệ con người sẽ chiến thắng bất kì loại quái vật nào.

7. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật dựng cảnh độc đáo, thu hút hấp dẫn người đọc.

- Tình huống truyện đặc biệt.

Quảng cáo

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bạch tuộc

1. Quái vật “bạch tuộc”

Ngoại hình:

- Dài chừng 8 mét

- Mắt màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy.

- Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc ra gấp đôi thân và luôn uốn cong

- Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra

- Lưỡi nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm

- Thân nó hình thoi ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai hai mươi, hai lăm tấn.

- Màu sắc nó thay đổi rất nhanh từ màu xám chỉ sang màu đỏ nâu

Nguy hiểm đe dọa con người

- Dùng các loại sung bắn nhưng vô hiệu vì lao nhọn và đạn đều xuyên qua thân bạch tuộc như qua một khối thịt đông

- Dùng thọng lòng để bắt. Thòng lọng mắc vào thân bạch tuộc nhưng tới vây đuôi mới thắt lại được. Lúc đó người ta cố kéo con vật lên nhưng nặng quá đến nỗi đuôi bị đứt ra

- Vòi và đuôi có thể mọc lại được.

→ Hình ảnh con bạch tuộc trong văn bản thật đáng sợ, là mối nguy hiểm đe dọa con người, cũng là để tài nghiên cứu của các nhà khoa học say mê nghiên cứu.

Quảng cáo

2. Tình huống truyện – cuộc “giáp chiến” với bạch tuộc.

Hoàn cảnh

- Chân vịt ngừng quay, vì hàm răng bằng sừng của một con bạch tuộc đã mắc vào cánh chân vịt làm tàu không chạy được nữa

- Đạn có điện khi xuyên vào thân bạch tuộc mềm không thể nổ được vì không gặp đủ sức cản

→ Hoàn cảnh bắt buộc những người trên đầu phải chiến đấu với con quái vật khổng lồ này bằng những vũ khí là rìu và dao nhọn

Trận “giáp chiến”

- Mọi người cầm sẵn rìu, Nét cầm lấy dao nhọn, giáo sư A-rôn-nác và Công -xây thì dùng rìu

- Cuộc vật lộn với con bạch tuộc diễn ra cam go, mọi người cầm theo vũ khí chặt đứt từng chiếc vòi của con quái vật

- Thật không may con quái vật đã cướp đi mạng sống của một thùy thủ

- Sau 15 phút cuộc chiến đấu kết thúc, lũ bạch tuộc chiến bại, còn chúng tôi mất đi một người thùy thủ

Ý nghĩa

Cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên, từ đó thấy được sự dũng cảm, mạnh mẽ của con người. Với sức mạnh và trí tuệ con người sẽ chiến thắng được thiên nhiên.

Học tốt bài Bạch tuộc

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Bạch tuộc Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả - tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên