Top 20 thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu
Tổng hợp trên 20 bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu (mẫu 1)
- Dàn ý Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu (mẫu 2)
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu (mẫu 3)
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu (mẫu 4)
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu (mẫu 5)
Top 20 thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu (hay nhất)
Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu - mẫu 1
Đập niêu đất là trò chơi không biết có từ bao giờ nhưng đến nay, nó đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.
Đập niêu đất là một trò chơi thú vị. Vì vậy, nó đã thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người. Trò chơi thường được làng em tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Trong làng lại có các thôn, xóm nhỏ nên các thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.
Để chơi trò chơi, người ta dựng đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.
Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.
Sau khi các đội chơi của các thôn, xóm đã chơi xong, người dân trong làng và du khách có thể trực tiếp tham gia trò chơi để tự mình trải nghiệm cảm giác đập niêu đất.
Trò chơi đã trở thành niềm vui, thành nét văn hóa độc đáo trên quê hương em. Nó giúp cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn khi tết đến, xuân về và nó cũng làm cho con người ở làng quê trở nên gần gũi, thân thuộc với nhau hơn.
Dàn ý Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu
1. Mở bài:
Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động.
Nếu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ
2. Thân bài:
– Giới thiệu vắn tắt các mục đích, bối cảnh, thời gian và không gian diễn ra hoạt động và sự cần thiết thực hiện hoạt động theo quy tắc
– Trình bày các điều khoản/ nội dung của quy tắc hay luật lệ.
Điều khoản/ nội dung 1
Điều khoản/ nội dung 2
Điều khoản/ nội dung 3
3. Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ.
Đưa ra khuyến nghị đối với người đọc (nếu có).
Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu - mẫu 2
Bịt mắt đập niêu là trò chơi đã có từ lâu đời, đây là một trò chơi dân gian nên các thành viên thi đấu hết mình mà không nặng tính ăn thua. Cũng bởi vậy mà khán giả cổ vũ ai ai cũng hào hứng, phấn khởi. Nhiều khán giả đến với lễ hội đã cùng tranh tài trong phần thi này. Với sự thể hiện nhiệt tình của mình, họ đã góp phần mang đến một bầu không khí lễ hội nhộn nhịp, vui tươi. Đây không chỉ là trò vui trong mỗi lễ hội mà đã trờ thành di sản văn hóa chứa đựng các giá trị dân gian sâu sắc.
Không biết trò bịt mắt đập niêu này có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu. Nhưng đã từ rất rất lâu Bịt mắt đập niêu đã xuất hiện trong các lễ hội như hội làng, hội đình... đến ngày nay bịt bắt đập niêu đã xuất hiện nhiều hơn và phổ biến hơn. Chúng ta có thể bắt gặp ở các hoạt động ngoại khóa ở trường học, các buổi big game, hay ở các hội thao, hội thi, những địa điểm du lịch... Nó như một nét văn hóa của người Việt Nam.
Chơi bịt mắt đập niêu không giới hạn số lượng người chơi. Càng đông người tham gia, trò chơi càng hấp dẫn và trở nên thú vị hơn.
Công cụ để chơi bịt mắt đập niêu ngày xưa thường là các niêu đất, còn bây giờ có thể dùng niêu đất, lợn đất, bóng nước... được treo lên ở các sợ dây hoặc các thanh sào với các độ cao tùy thuộc lứa tuổi. Bên cạnh đó là những chiếc gậy dài khoảng 50cm được người chơi cầm để đập vỡ niêu đất, lợn đất hay bóng nước... Và không thể thiếu trong trò chơi này là các dụng cụ bịt mắt như khăn, vải, đồ bịt mắt....
Không gian chơi là khoảng đất trống, bằng phẳng như sân nhà, sân đình, sân trường, sân vận động....
Về luật chơi, cách chơi có 2 hình thức chơi mỗi đội 1 người và đội có 2 người. Với chơi mỗi đội 1 người. Người chơi bị sẽ bị bịt mắt, đứng cách vị trí treo niêu vài mét cầm một chiếc gậy ngắn trên tay khoảng 50cm, tự đoán định khoảng cách và bước tới để đập vỡ cái niêu đã được treo lên cao. Trong một số luật chơi trước khi bịt mắt người chơi được đi thử từ vị trí của mình đến nơi treo niêu để áng định số bước chân và chiều cao của niêu sau đó sẽ đi theo trí nhớ và “niềm tin”. Cộng vào đó là những lời chỉ dẫn của các khán giả hoặc đồng đội ở xung quanh giúp cho người chơi tìm được chính xác vị trí của niêu. Với đội có 2 người. Cách chơi như sau: Mỗi đội 1 người cõng, 1 người được cõng. Người được cõng bị mắt và dùng gậy đập vào niêu. Người cõng không hỗ được hỗ trợ bằng tay hoặc nói (có thể hoặc không thể) cho người được cõng.
Quy định của trò chơi có thể theo 1 số cách như sau: Người chơi hoặc đội chơi nào đập vỡ được niêu trước sẽ là đội thắng. Đối với luật chơi này sẽ tính theo thời gian và thứ tự về đích của các đội chơi để trao giải. Hoặc chỉ cần người chơi và đội chơi đập được niêu sẽ nhận được phần thưởng được ghi trong mẫu giấy nhỏ trong niêu hoặc được ban tổ chứuc định sẵn. Những phần quà này sẽ khác nhau để kích thích người chơi. Hoặc cũng có thể là giới hạn số lần đập niêu, nếu quá số lần quy định xem như người chơi hoặc đội chơi đó sẽ thua.
Hiện nay bịt mắt đập niêu được sử dụng những vật liệu khác để thay thế niêu như bóng nước hay các loại quả, trống hay lon... nhưng hình thức chơi thì tương tự với đập niêu. Khi người chơi đập được vỡ hoặc đập rơi các vật treo trên giá sẽ được những phần quà khác nhau được ban tổ chức định sẵn từ trước.
Trong những dịp Tết hay lễ hội, đập niêu luôn là trò chơi thu hút được số lượng người dân tham gia đông đảo nhất. Điều này cho thấy việc tổ chức trò chơi có ý nghĩa rất tích cực, nhất là trong việc gìn giữ một nét truyền thống văn hoá của dân tộc ta.
Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu - mẫu 3
Đập niêu đất là trò chơi không biết có từ bao giờ nhưng đến nay, nó đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.
Đập niêu đất là một trò chơi thú vị. Vì vậy, nó đã thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người. Trò chơi thường được làng em tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Trong làng lại có các thôn, xóm nhỏ nên các thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.
Để chơi trò chơi, người ta dựng đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.
Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.
Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu - mẫu 4
Đập niêu đất là một trò chơi không biết có từ bao giờ, những cho đến nay, nó đã trở thành hoạt động phổ biến và không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.
Đập niêu đất là trò chơi hết sức độc đáo và thú vị. Chính vì vậy mà nó đã thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người tham gia. Trò chơi thường được làng em tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Bên trong làng còn có các thôn, xóm nhỏ nên họ sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.
Để có thể chơi trò chơi, người ta dựng đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó rồi nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này, ba đoạn trẻ đã tạo thành hình giống như cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm đến sáu chiếc niêu đất lủng lẳng. Các đội chơi có nhiệm vụ phải cầm lấy gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để có thể giành chiến thắng. Để tăng cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai sẽ đều bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.
Trong một trò chơi, yếu tố công bằng luôn đặt lên hàng đầu. Nên để cho công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất. Người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì vậy mà mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.
Sau khi các đội chơi của các thôn, xóm đã chơi xong xuôi, thì mọi người dân trong làng cùng các du khách có thể trực tiếp tham gia trò chơi để tự mình trải nghiệm cảm giác được đập niêu đất.
Em rất yêu thích và mong chờ trò chơi đập niêu đất. Trò chơi đã trở thành niềm vui, nét văn hóa độc đáo trên quê hương em. Nó giúp cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn khi tết đến, xuân về và nó cũng làm cho con người ở làng quê trở nên gần gũi, thân thuộc với nhau hơn.
Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi Đập niêu - mẫu 5
Đập niêu đất là một trò chơi truyền thống đã được tổ chức trong quê hương tôi từ rất lâu đời và hiện nay, nó đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong những ngày đầu xuân năm mới. Trò chơi này vô cùng thú vị và thu hút sự tham gia của nhiều người. Thường được tổ chức vào ngày mồng 4 Tết hàng năm, các thôn, xóm sẽ cử ra hai người để tham gia tranh tài.
Để bắt đầu trò chơi, người ta sẽ dựng một đoạn tre to, cao khoảng hai mét xuống đất và nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Để làm cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất. Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.
Đập niêu đất là một trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, nó đã truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác và được đông đảo người dân yêu thích.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:
- Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi kéo co.
- Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi ném còn.
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê).
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật thầy Ha-men trong truyện Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê).
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Côn trong truyện Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng).
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều