Top 30 Trao đổi về một vấn đề trang 31
Tổng hợp trên 30 bài văn Trao đổi về một vấn đề trang 31 hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 30 Trao đổi về một vấn đề trang 31 (hay nhất)
Trao đổi về một vấn đề trang 31 - mẫu 1
Kính thưa thầy/ cô và các bạn, em tên là….lớp….trường…
Trong những tiết học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu văn bản "Những cánh buồm" của Hoàng Trung Thông. Đây là một bài thơ hay đặc sắc về tình cha con. Trong văn bản xuất hiện hình ảnh cánh buồm, và có ý kiến trái chiều về hình ảnh này: ý kiến thứ nhất hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Vậy theo các bạn ý kiến nào đúng? Các bạn hãy lắng nghe ý kiến của mình và cùng trao đổi nhé!
Điểm giống nhau của hai ý kiến đó là đều nói rằng hình ảnh cánh buồm dùng để chỉ ước mơ. Có điều, nếu ý kiến thứ nhất cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con thì luồng ý kiến thứ hai lại suy tư khác. Cụ thể, ý kiến này khẳng định hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Nếu chúng ta đọc hai khổ thơ cuối riêng rẽ nhau thì ý kiến nào cũng đúng. Nhưng chúng ta đặt trong chỉnh thể bài thơ thì hai ý kiến này có ý đúng nhưng chưa thật đầy đủ và chuẩn xác.
Theo em, khi nhận xét về hình ảnh cánh buồm, chúng ta cần xem xét tới ngữ cảnh cũng như xem xét trong chỉnh thể bài thơ. Chúng ta cần khẳng định với nhau rằng cánh buồm ở đây là hình ảnh ẩn dụ. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được.
Như vậy, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.
Trên đây là bài trình bày của em về hai ý kiến nói về hình ảnh cánh buồm trong thơ Hoàng Trung Thông, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn.
Trao đổi về một vấn đề trang 31 - mẫu 2
Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là hình ảnh mang tính biểu tượng để lại nhiều suy tư trong tâm tưởng người đọc. Có hai ý kiến khác nhau khi đi lý giải về hình ảnh này. Có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có ý kiến khác: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.
Điểm giống nhau của hai ý kiến đó là đều nói rằng hình ảnh cánh buồm dùng để chỉ ước mơ. Có điều, nếu ý kiến thứ nhất cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con thì luồng ý kiến thứ hai lại suy tư khác. Cụ thể, ý kiến này khẳng định hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.
Đối với ý kiến thứ nhất, người nói rất có lý khi cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng người con. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những lời nói, hành động của cậu bé trong bài:
“Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi…”
Cậu dùng hành động kết hợp với lời nói nhỏ nhẹ như sợ cảnh vật giật mình, làm phá tan không gian thanh bình. Lời đề nghị rất ngây ngô, cậu muốn mượn “buồm trắng” để thỏa mong ước khám phá thế giới bao la rộng lớn ngoài kia. Như vậy, cánh buồm ở đây chính là phương tiện, là cánh cửa mở ra những hoài bão lớn lao của đứa con nhỏ.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là luồng ý kiến thứ hai hoàn toàn không có căn cứ. Cánh buồm cũng thể hiện những ước mơ xưa cũ của người cha. Điều đó được thể hiện rõ ràng qua hai câu thơ:
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng lòng cha từ một thời xa thẳm”
Lời nói gián tiếp và câu hỏi tu từ thể hiện sự không chắc chắn nơi người cha, rằng câu nói vừa rồi là của con, của sóng hay của chính lòng mình. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là nơi chất chứa hình cha thuở trước. Như vậy, người cha đã thấy mình trong chính ước mơ của con nhỏ.
Như vậy, hai ý kiến trên đều đúng và có thể bổ sung cho nhau để hợp thành một ý hoàn chỉnh, nói lên ý nghĩa của hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Nguyễn Trung Thông.
Xuyên suốt toàn bài thơ, cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau. Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … của bao thế hệ, bao gồm cả thế hệ cha và thế hệ con. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới. Ngoài ra, cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió để vươn tới thành công.
Trao đổi về một vấn đề trang 31 - mẫu 3
Theo em, cả hai ý kiến trên đều đúng. Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go vừa ca ngời tình mẫu tử thiêng liêng, vừa ca ngợi trí tưởng tượng ngây thơ, trong sáng của các em nhỏ.
- Ý thứ nhất được thể hiện qua câu nói: “Mẹ mình đang đợi mình ở nhà.”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Nó thể hiện ý chí kiên định của người con. Dù bên ngoài kia có biết bao cám dỗ, bao cuộc vui thật hay, thú vị, người con vẫn không quên rằng mẹ vẫn ở nhà đợi mình, vẫn yêu thương và hết mực chăm lo cho mình. Đó là tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã đánh bại những cuộc vui tầm thường ngoài kia.
- Ý thứ hai được thể hiện rõ nét qua cuộc đối thoại giữa con và người trên đám mây, người trong sóng và giữa hai mẹ con. Trí tưởng tượng là vô hạn, người con nhìn lên bầu trời, thấy những đám mây đang trôi, tưởng tượng nó đang nô đùa và muốn được chơi cùng, hay nhìn thấy sóng biển, em cũng muốn được đi ra ngoài khơi xa, ngắm nhìn thế giới ngoài kia. Nhưng vì không muốn rời xa mẹ mình, em đã nghĩ đến một trò chơi khác, cái mà không phải rời xa mẹ và vẫn có thể thỏa mãn bản thân. Ngay cả những trò chơi hay những cuộc hội thoại, đó đều là sự tưởng tượng chứa đầy sự ngây thơ, vô tư của đứa trẻ.
Trao đổi về một vấn đề trang 31 - mẫu 4
Rabindranath Tagore (Ta-go) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, một hoạ sĩ có tài, một nhạc sĩ nổi tiếng, một nhà giáo, một nhà hoạt động xã hội, một vị hiền triết hiểu sâu biết rộng. Ông là thiên tài của Ấn Độ và thế giới. Ông đã để lại một sự nghiệp thơ ca đồ sộ bao gồm nhiều đề tài khác nhau. Đặc biệt, khi viết về trẻ thơ, Ta-go luôn hướng trẻ thơ đến tình mẫu tử, hướng trẻ thơ đến thế giới của mẹ hiền với sự bao dung độ lượng đến khôn cùng.
Trong thế giới ấy, Ta-go khẳng định chỉ có tình mẫu tử là bất tử, chỉ có tình mẹ mới là sức mạnh duy nhất cứu rỗi con người. Đọc các bài thơ như Trăng non, Cánh diều, Mùa hái quả và đặc biệt là bài thơ Mây và Sóng in trong tập thơ Trẻ thơ, người đọc sẽ cảm nhận được được sự thiêng liêng bất tử của tình mẹ.
Lời lẽ hồn nhiên, tinh nghịch, thủ thỉ là giọng điệu cơ bản trong bài thơ này. Đó là cách sử dụng từ ngữ của Ta-go trong sự phù hợp với tính cách hồn nhiên của trẻ thơ. Chính vì vậy, ngay mở đầu bài thơ, Tagore đã “dụ dỗ “ trẻ thơ đến với một trò chơi hết sức thú vị đó là trò chơi lướt mây trên cao:
“Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc…”
Lời mời gọi hấp dẫn đến chừng nào, được vọng từ trên mây cao với trò chơi hết sức thú vị. Trò chơi ấy có sức lôi cuốn tâm hồn ham vui ham chơi của con trẻ. Chính vì vậy, xuất hiện trong câu trả lời của em bé là sự thắc mắc làm sao có thể lên trên đó và hòa nhập với trò chơi thú vị ấy được:
“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”.
Sự đơn giản để hòa nhập với trò chơi ấy là chỉ cần đi đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời là em bé sẽ được nhấc bổng lên mây. Đang vui và háo hức khi chuẩn bị được hòa nhập với trò chơi mới thì bỗng nhiên chú bé nhớ đến một điều gì đó đang chờ mình ở nhà. Điều đó không gì khác đó chính là người mẹ.
“Mẹ đang đợi mình ở nhà và làm sao mình có thể rời mẹ được”.
Như một sự hồn nhiên nhưng đã được cố hữu trong lòng mẹ, đứa trẻ nhớ về người mẹ đang chờ đợi mình và đương nhiên chú bé phát hiện ra một trò chơi còn thú vị hơn mà dường như trò chơi ấy được tạo ra và tổ chức bằng chính tình yêu thương của người mẹ:
“Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”.
Trong câu thơ này, Tag-go đã hết sức khéo léo lựa chọn hai hình ảnh ẩn dụ sóng đôi đó là mây và vầng trăng. Hai hình ảnh luôn luôn đi cùng nhau trong sự vận động của vũ trụ. Từ sự vận động sóng đôi ấy, khúc xạ và rọi chiếu vào trò chơi giữa mẹ và con đã đem đến trong trí tưởng tượng của đứa trẻ một hành động kỳ diệu trong sự gần gũi của tình mẹ con. Bàn tay con ôm lấy mẹ cũng giống như đám mây kia ôm lấy vầng trăng. Và mái nhà của mình sẽ là bầu trời xanh thẳm. Mái nhà ấy được ôm ấp và bao bọc bởi sự ấm áp của tình mẹ con. Như một trò chơi trong trí tưởng tượng của đứa trẻ song đó là sự hiện hữu của tình mẹ con, nó vượt lên trên tất cả những trò chơi thú vị khác.
Tâm hồn nhạy cảm của đứa trẻ còn phát hiện ra trò chơi khác cũng thú vị không kém. Nếu trò chơi trước ở trên mây cao thì đối lập với nó, trò chơi lần này lại rì rào dưới biển xanh mà lời mời gọi lại cất lên từ sự lắc lư chất chứa lời dụ dỗ của những con sóng.
“Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Cũng thú vị trong khoảng thời gian khá dài từ sáng sớm cho đến hoàng hôn với sự ngao du không bao giờ biết chán. Điều đó đã có sức lay động đến lòng ham chơi của đứa trẻ. Đứa trẻ nào mà chẳng ham chơi, ham vui, muốn khám phá thế giới này. Sóng ngoài đại dương bao la đang đến với đứa trẻ với lời nói ngọt ngào thủ thỉ mời gọi về một cuộc viễn du đại dương hết sức thú vị. Em bé muốn đến để hòa nhập vào cuộc ngao du đầy thú vị ấy. Nhưng làm sao để đến được đó? Đơn giản hơn lần trước, chỉ cần nhắm mắt lại khi đứng ngoài rìa biển cả là sẽ được con sóng nâng đi. Đang say sưa với sự thú vị của trò chơi mới, ước mơ đi xa nhưng lại có vẻ lưỡng lự ngập ngừng bởi bỗng nhiên như sự thức dậy của tiềm thức, đứa trẻ nhớ đến người mẹ, nhớ đến rằng mình không thể nào rời mẹ được vào mỗi buổi chiều về. Từ sự nhớ nhung bất chợt trong niềm ham chơi khó lòng mà cưỡng lại được, đứa trẻ một lần nữa lại nhận ra hay nói cách khác là tưởng tượng ra một trò chơi mới còn thú vị hơn nhiều lần trò chơi này.
Trao đổi về một vấn đề trang 31 - mẫu 5
Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thân mến!
Hoàng Trung Thông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng. Bài thơ “Những cánh buồm” là một trong những tác phẩm hay của ông. Sau khi học bài thơ “Những cánh buồm”, có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Buổi thảo luận ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi về vấn đề này.
Bài thơ được rút ra từ tập thơ cùng tên, được xuất bản lần đầu vào năm 1964:
“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,
Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.”
Hình ảnh mở đầu là người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Sau một đêm mưa rả rích, ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, khiến cho nước biển trong xanh, cát trở nên mịn màng. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch - một hình ảnh đáng yêu cho thấy sự gắn bó, yêu thương của cha và con. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng và hạnh phúc.
Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ:
“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Đáp lại câu hỏi của con, người cha đã giải thích cho con hiểu được rằng:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”
Thế giới rộng lớn ngoài kia có muôn vàn điều thú vị. Đó cũng là nơi người cha chưa từng đi đến. Và rồi cậu bé lại chỉ cánh buồm bảo:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi …”
Những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát muốn đi xa để khám phá của con. Khi l ắng nghe lời đề nghị của con, cha dường như bắt gặp tiếng lòng của chính mình. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha:
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.”
Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Bài trình bày của tôi đến đây xin được khép lại. Vậy ý kiến của các bạn như thế nào? Rất mong được sự góp ý, trao đổi thêm từ các bạn.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:
- Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”.
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống
- Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.
- Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” theo hai yêu cầu 5-6 dòng và 10-12 dòng.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều