Top 30 Trao đổi về một vấn đề trang 54

Tổng hợp trên 30 bài văn Trao đổi về một vấn đề trang 54 hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Trao đổi về một vấn đề trang 54 (hay nhất)

Quảng cáo

Trao đổi về một vấn đề trang 54 - mẫu 1

Kính thưa thầy/ cô giáo và các bạn! Trong những tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu các bài thơ “Mẹ” (Đỗ TrungLai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh). Trong các bài thơ đó em thích nhất khổ thơ cuối bài “Tiếng gà trưa”:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ Quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”. 

Đoạn thơ trên là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Mục đích chiến đấu của người cháu được thể hiện rõ nét thông qua biện pháp điệp từ “vì” và điệp cấu trúc “vì+ yêu Tổ Quốc”, “vì + xóm làng thân thuộc”, “vì+ bà”, “vì+ tiếng gà”. Mục đích chiến đấu trước hết là yêu nước sau là yêu quê hương rồi mới đến gia đình. Đó là mục đích chiến đấu cao cả, thiêng liêng. Những vần thơ giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày đó lại gây xúc động sâu sắc bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

Quảng cáo

Trên đây là bài trình bày của tôi về một điều mà tôi ấn tượng nhất khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.

Trao đổi về một vấn đề trang 54 - mẫu 2

Tiếng gà trưa là một trong những bài thơ hay của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ đã khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Đây là bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất.

Tiếng gà vốn là một âm thanh quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Bởi vậy mà trong bài thơ “Tiếng gà trưa”, âm thanh này đã gợi nhắc nhân vật trong bài về những kỉ ức về tuổi thơ. Người cháu đang trên đường hành quân, nhìn thấy xóm làng liền ghé vào nghỉ ngơi. Khi nghe thấy tiếng gà, người cháu nhớ đến những ngày tháng còn sống bên cạnh bà:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục... cục tác cục ta”

Quảng cáo

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Từng kỉ niệm đẹp đẽ, ấm áp lần lượt hiện lên trong suy nghĩ của người cháu:

“Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng”

Cháu nhớ nhất là khi tò mò xem bà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi:

“Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Quảng cáo

Rồi sau này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới”

Đặc biệt là hình ảnh người bà - một người hiền hậu, tần tảo. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo cho cháu. Cả cuộc đời bà là những lo toan cho con cho cháu:

“Ôi cái quần chéo go,

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”

Tuổi thơ sống bên bà tuy khó khăn, nhưng hạnh phúc. Điều đó khiến cho cháu không thể nào quên được:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Tiếng gà trưa cũng giống như tiếng gọi của quê hương thân thuộc. Tiếng gà không chỉ là một âm thanh bình thường mà con người nghe thấy. Mà nó đã ám ảnh trong lòng người cháu với những ước mơ. Cuối cùng bài thơ cho người đọc thấy được mục đích chiến đấu của người chiến sĩ:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Trong khổ thơ cuối, từ “vì” được điệp lại tới bốn lần từ đó khẳng định mục đích chiến đấu cao cả của người chiến sĩ. Người cháu yêu thương, kính trọng bà. Nhớ về bà bằng lòng biết ơn chân thành. Bà là một trong những lý do để cháu chiến đấu đem lại hòa bình cho đất nước cũng là cho bà.

Mạch cảm xúc của bài thơ diễn ra một cách tự nhiên. Từ hình ảnh tiếng gà nhớ về người bà tần tảo, để rồi bộc lộ tình yêu với bà và lời khẳng định mục đích chiến đấu cao cả.

Tình cảm bà cháu trong bài thơ vô cùng chân thành, cảm động. Bài thơ đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc, suy tư.

Trao đổi về một vấn đề trang 54 - mẫu 3

Trong những tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu các bài thơ “Mẹ” (Đỗ TrungLai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh). Trong các bài thơ đó em thích nhất khổ thơ cuối bài “Tiếng gà trưa”:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ Quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”. 

Đoạn thơ trên là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Mục đích chiến đấu của người cháu được thể hiện rõ nét thông qua biện pháp điệp từ “vì” và điệp cấu trúc “vì+ yêu Tổ Quốc”, “vì + xóm làng thân thuộc”, “vì+ bà”, “vì+ tiếng gà”. Mục đích chiến đấu trước hết là yêu nước sau là yêu quê hương rồi mới đến gia đình. Đó là mục đích chiến đấu cao cả, thiêng liêng. Những vần thơ giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày đó lại gây xúc động sâu sắc bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

Trao đổi về một vấn đề trang 54 - mẫu 4

Trong các bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ là những kỷ niệm và tình cảm đẹp giữa bà và cháu. Em rất ấn tượng với hình ảnh người bà nâng niu, chăm chút cho người cháu từng li từng tí. Bà chăm đàn gà nhỏ để dành dụm tiền mua cho cháu quần áo mới, thắp lên những ước mơ và hi vọng tuổi nhỏ. Tiếng gà đã trở nên thân quen và in sâu trong tiềm thức người cháu để mỗi khi nghe thấy âm thanh thân thuộc ấy, cháu lại nhớ về bà và những tình cảm trìu mến năm xưa. Bài thơ cũng khiến em nghĩ về bà, biết ơn những tháng ngày được quấn quít nghe bà kể chuyện, gãi lưng cho nằm ngủ. Những tình cảm trong bài Tiếng gà trưa nhắc nhở em về tình cảm gia đình thiêng liêng tốt đẹp, trân quý quãng thời gian được ở cùng người nhà.

Trao đổi về một vấn đề trang 54 - mẫu 5

Trong các bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai. Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa. Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người. Mẹ thì bao mong mỏi nhưng rồi thời gian khắc nghiệt như một quy luật luân hồi muôn đời: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt khi “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”. Chỉ qua hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” cũng đủ bao cảm thông héo hắt khi “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc của bài thơ “Mẹ” dồn nén để buột ra câu cảm thán mang âm hưởng điệu hành trong thơ văn cổ: “Ngẩng trời hỏi vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Thơ đã chạm được đến nỗi người, cõi người vừa đăm đăm vừa trống trải. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáo - Mây bay về xa”. Như vậy, bài thơ là nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh gầy guộc già nua của mẹ theo năm tháng.

Trao đổi về một vấn đề trang 54 - mẫu 6

Trong các bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên em lại bị cảm thấy thật buồn. Trong khung cảnh mùa xuân tươi mới, màu sắc sống động thì tác giả lại xây dựng lên hình ảnh ông Đồ u buồn, tiều tụy. Ông ngồi cùng bút nghiên buồn tênh, nhớ về những tấp nập xưa kia: bao nhiêu người thuê viết, khen ngợi tài, thảo những nét như phượng múa rồng bay. Những tài năng, tinh hoa văn hóa trước kia được trân trọng giờ bỗng bị phai mờ. Không ai có thể nói trước được rằng liệu năm sau ông Đồ còn ngồi đó để cho chữ nữa hay không? Sự tiếc nuối, hoài niệm của tác giả thật điển hình cho sự chuyển mình của thời đại bấy giờ. Một câu chuyện kể, vừa nhẹ nhàng vừa muốn gửi gắm những thông điệp cho thế hệ trẻ về việc lưu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị cốt lõi về văn hóa của đất nước ta.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên