Top 30 Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số
Tổng hợp trên 30 bài văn Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số? hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số (mẫu 1)
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số (mẫu 2)
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số (mẫu 3)
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số (mẫu 4)
Top 30 Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số (hay nhất)
Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số - mẫu 1
Đến với buổi thuyết trình ngày hôm nay, em xin thay mặt nhóm Cánh buồm đưa ra quan điểm về vấn đề: "Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?". Kính mong cô và các bạn chú ý lắng nghe!
Từ xưa đến nay, giáo dục vẫn thường đánh giá khả năng tiếp thu và xử lí vấn đề của học sinh thông qua điểm số. Qua quá trình tìm hiểu và nhìn nhận thực tế, chúng mình nhận thấy không nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số bởi rất nhiều lý do:
Thứ nhất, việc đánh giá năng lực của người học bằng các đầu điểm vô tình khiến cho học sinh trở nên bị áp lực, nặng nề về mặt tâm lý. Từ việc tích lũy tri thức là một việc làm tốt đẹp nhằm trau dồi bản thân thì nay trở thành một công việc nhàm chán, gò bó khiến không ít học sinh cảm thấy không có động cơ học tập.
Thứ hai, đánh giá bằng điểm số không phải là phương thức đánh giá toàn diện và chính xác. Không ít học sinh "ăn may", khoanh bừa mà vẫn đạt điểm cao. Thậm chí, nhiều em gian lận trong thi cử không bị phát hiện vẫn nghiễm nhiên được 9, 10. Điều này trở thành một điểm xấu ở ngành giáo dục vì chưa tạo ra được sự công bằng, hiệu quả và có tính phân loại với tất cả học sinh.
Chốt lại vấn đề, chúng mình đồng tình với việc không nên dùng điểm số để đánh giá học sinh. Chúng ta cần có cái nhìn toàn diện, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Có như vậy, việc học mới đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận quá trình học tập của mỗi người sẽ phản ánh thông qua điểm số. Dẫu vậy, chúng ta không nên lấy điểm số để so sánh giữa các cá nhân với nhau.
Phần trình bày của em đến đây là kết thúc, em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số - mẫu 2
Em chào cô và các bạn. Hôm nay, em sẽ thay mặt cho nhóm 2 để trình bày các ý kiến, quan điểm về vấn đề "Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?".
Cô và các bạn thân mến, chúng ta đã từng trải qua rất nhiều đợt thi cử khác nhau. Nhưng tựu chung lại, tất cả các bài kiểm tra ấy đều có chung mục đích: lấy điểm để đánh giá học lực giỏi, khá hay yếu của học sinh. Vậy, có khi nào bạn tự đặt ra câu hỏi "Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?" hay không? Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, vấn đề này lại trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Các thành viên trong nhóm mình đều đồng tình với việc xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số. Chúng mình thấy rằng điểm số sẽ giúp giáo viên dễ dàng phân loại lực học. Điểm số còn phản ánh quá trình học tập của mỗi người. Để đạt được kết quả cao, người đó phải chăm chỉ ôn luyện, tích lũy tri thức. Ngược lại, những người vừa hổng kiến thức vừa lười biếng sẽ mãi xếp hạng lẹt đẹt.
Tiếp đến, việc thầy cô xếp loại và đánh giá bằng điểm sẽ thúc đẩy tinh thần ham học của học sinh. Để đạt được vị trí mà bản thân đề ra, các bạn phải cố gắng trau dồi, ôn luyện kiến thức. Ngày ngày, khi tích lũy được vô vàn tri thức, chúng ta càng thêm hăng say với việc học.
Tuy nhiên, chúng ta không nên lấy điểm số để so sánh, phân chia cao thấp với nhau. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí, cảm nhận của người học. Một vài người cảm thấy áp lực vì kết quả quá thấp. Số khác thì tìm cách gian lận để có điểm cao trong kì thi.
Trên đây là những ý kiến của nhóm em về vấn đề "Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?". Em rất mong sẽ nhận được những nhận xét, đóng góp của cô và các nhóm. Em xin cảm ơn.
Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số - mẫu 3
Chào cô và các bạn. Em tên là Khánh Trang. Trong buổi học hôm nay, thay mặt cho nhóm 4, em sẽ trình bày quan điểm về vấn đề: "Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?".
Ngày nay, chúng ta thường xuyên phải tham gia các kì thi. Sau mỗi lần kiểm tra, điểm số sẽ được dùng để sắp xếp thứ hạng và phân loại học lực. Vậy, theo các bạn, việc xếp loại và đánh giá học sinh bằng điểm số có nên tiếp tục hay không?
Nhóm mình nhận thấy điểm số không phản ánh toàn bộ quá trình học tập. Bên cạnh những người chăm chỉ nỗ lực ôn tập thì số khác nhờ khoanh bừa hay quay cóp mà đạt kết quả cao. Điều này dẫn đến sự thiếu công bằng khi người chăm chỉ học tập và không học có kết quả xếp loại giống nhau. Chính bởi vậy, dùng con số để đánh giá tuy là phương thức đơn giản nhưng hiệu quả mang lại không cao.
Tiếp đến, điểm số còn gây ra áp lực vô hình cho học sinh. Khi thấy các bạn trong lớp đạt điểm cao, một số cá nhân có thành tích kém sẽ dễ chán nản, lo sợ. Họ phải chịu áp lực từ chính bản thân và gia đình, luôn "tâm niệm" học để lấy điểm đẹp như 9, 10. Cuối cùng, vì học không có mục tiêu, phương hướng rõ ràng nên họ cảm thấy stress, mệt mỏi.
Có thể nói, điểm số không phải là yếu tố quyết định năng lực và tri thức của mỗi người. Chúng ta cần thay đổi tư duy, thái độ về vấn đề này. Hãy biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Nhóm mình đồng ý rằng: điểm số thường phản ánh quá trình học tập ở mỗi người. Chính bởi vậy, chúng ta không thể áp đặt kết quả học tập của người này lên người kia. Thay vì so sánh cao - thấp, giỏi - kém, chúng ta hãy cổ vũ, động viên và đưa ra những lời khuyên chân thành cho người học.
Trên đây là bài thuyết trình của nhóm em. Em cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe. Rất mong nhận được đóng góp, nhận xét từ mọi người để bài thuyết trình của nhóm thêm hoàn thiện hơn nữa.
Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số - mẫu 4
Em chào cô và các bạn. Em xin được giới thiệu, em là Hồng Minh. Trong tiết học ngày hôm nay, em sẽ đại diện cho nhóm 6 thuyết trình về vấn đề: "Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?". Mời cô cùng mọi người theo dõi, lắng nghe.
Như chúng ta đã biết, hiện nay, việc xếp loại và đánh giá học sinh bằng những con số vẫn được sử dụng thường xuyên. Trong bối cảnh nền giáo dục nước ta đang có sự thay đổi, vấn đề này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Theo các bạn, chúng ta có nên tiếp tục xếp loại, đánh giá bằng điểm số nữa hay không?
Đầu tiên, nhóm mình không ủng hộ vấn đề này. Nếu thầy cô dùng các đầu điểm để phân loại học lực thì sẽ gây ra áp lực cho học sinh. Thấy bạn mình đạt kết quả tốt, một số người cảm thấy lo lắng, hoang mang và lao vào học tập chỉ để có điểm cao. Nhiều bạn không thể xác định phương hướng học tập rõ ràng: học để tích lũy kiến thức hay học vì thứ hạng. Có bạn phải chịu gánh nặng từ mục tiêu bản thân lẫn kỳ vọng của phụ huynh dẫn đến stress, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lí, sức khỏe.
Tiếp đến, đánh giá bằng điểm số không phải là phương thức đánh giá toàn diện. Ví dụ như một vài trường hợp hổng kiến thức lại đạt điểm cao trong thi cử nhờ "ăn may", khoanh bừa. Hay có những người vì muốn đạt kết quả cao nên bất chấp tất cả mà gian lận, quay cóp. Chính bởi vậy, thay vì chú trọng điểm số, chúng ta nên quan tâm đến toàn bộ quá trình học tập cùng khả năng vận dụng tri thức vào đời sống.
Bài thuyết trình của nhóm em đến đây là hết. Em rất mong nhận được ý kiến nhận xét, bổ sung của cô và các bạn. Em xin cảm ơn.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:
- Đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
- Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giếng gần.
- Em hãy viết một đoạn văn (từ 150 – 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích.
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST