Top 10 Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên

Tổng hợp trên 10 bài viết Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 10 Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên (hay nhất)

Quảng cáo

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 1

Hoa gặp Mai trên đường tan học, nhìn dáng vẻ mệt mỏi của Hoa, Mai liền hỏi:

- Cậu làm sao thế?

- Mấy hôm nay trời cứ mưa nắng thất thường khiến tớ hơi mệt. Cứ nắng chang chang thì mau đến buổi trưa, còn hôm nào trời cứ mưa tớ chưa kịp làm được việc gì thì đã tối.

- Cậu không biết tại sao lại thế à?

- Vì sao vậy?

- Thế cậu đã nghe câu "Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối" chưa?

Top 10 Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên

Quảng cáo

Dàn ý Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên

- Mở đoạn: Giới thiệu chung về tình huống

- Thân đoạn:

+ Dẫn dắt cuộc đối thoại về tình huống

+ Sử dụng một trong những câu tục ngữ trong bài để làm nổi bật ý nghĩa trong tình huống đó.

- Kết đoạn: Chi tiết cuối cùng của tình huống, đưa ra kết luận, khẳng định.

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 2

Bầu trời thật khó hiểu, chỗ thì âm u chỗ lại bừng sáng. Em ra sân ngắm trời, băn khoăn không biết thời tiết ra sao để sắp xếp các việc vào buổi chiều. Vừa lúc đó, bà em từ trong nhà đi ra, em hỏi bà:

- Bà ơi, thời tiết khó hiểu quá!

- Sao cháu lại nói vậy?

- Nhìn lên bầu trời mà cháu không biết sẽ mưa hay nắng ạ.

Bà cười hiền từ rồi nói:

- Cháu hãy nhìn những chú chuồn chuồn nhé:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

Em cảm ơn bà vì điều bổ ích và thú vị!

Quảng cáo

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 3

Em và bạn của mình đang đi dạo trong công viên vào buổi chiều, bỗng nhiên bạn em quay sang nói với em:

- Chúng mình tìm chỗ trú mưa đi, trời sắp mưa rồi.

Em liền hỏi bạn:

- Sao cậu lại nghĩ rằng trời sẽ mưa?

Bạn em trả lời:

- Cậu chưa nghe câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” hay sao?

Vậy là hai đứa tụi em tìm một chỗ có mai che để ngồi. Một lát sau, trời đổ mưa.

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 4

Quảng cáo

Trên đường tới trường, Lan gặp Nam và đã than thở rằng:

- Sao dạo này tớ thấy tớ ngủ được ít lắm, mới nằm chút mà trời đã sáng tinh mơ rồi. 

- Cậu biết tại sao không, Lan?

- Tại sao vậy?

- Thế cậu nói cho tớ biết bây giờ là tháng mấy?

- Tháng 5, nhưng mà sao?

- Thế cậu đã nghe câu: "Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối" chưa?

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 5

Hà đã gặp Mai khi đang trên đường tới trường. Hà than phiền với Mai rằng:

- Mấy hôm nay tớ ngủ không được nhiều, mới nằm chút thôi là đã sáng ngay rồi.

- Cậu thật sự không biết tại sao lại thế ư?

- Tớ không, cậu biết tại sao à?

- Cậu biết bây giờ là tháng mấy không Hà?

- Giờ là đầu tháng 5 rồi, nhưng sao đột nhiên lại hỏi tớ vậy?

- Cậu đã từng nghe câu "Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng Mười chưa cười đã tối" chưa?

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 6

An và Hoài đang ngồi trên triền đê xem thả diều vào một buổi chiều mùa hè nọ. Bỗng Hoài chỉ tay lên trời và nói:

- An ơi nhìn kìa, trên bầu trời có nhiều chuồn chuồn đang bay quá!

- Tui nghe nói nhiều chuồn chuồn là báo hiệu sắp mưa đấy - An nói.

- Tui nghe ngoại tui nói mưa hay không còn phải phụ thuộc vào độ cao thấp mà chuồn chuồn bay mới xác định chính xác được. - Hoài đáp lại

- Vậy ư. Làm thế nào để biết vậy? - An hỏi.

- Ngoại tui nói “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. - Hoài đáp.

- Ồ, giờ tui mới biết đó. Chắc đó là kinh nghiệm đúc kết của ông cha ta từ xưa rồi nhỉ?

- Chắc chắn là thế rồi - Hoài trả lời.

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 7

Con: Bố ơi, bố sắp xong việc chưa ạ?

Bố: Bố gần xong rồi đây. Con chờ bố một chút nhé.

Con: Vâng, bố cố gắng nhanh chút kẻo trời sắp tối rồi đó ạ.

Bố: Bố xong việc rồi đây, giờ bố con ta đi nhé. Ồ, trời cũng tối ghê rồi con ạ. Đúng là đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng Mười chưa cười đã tối. Cũng sắp vào đông rồi đấy, con mặc thêm áo vào đi không lạnh.

Con: Dạ.

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 8

Trong giờ học môn Ngữ văn, khi học đến bài tìm hiểu về các câu tục ngữ với kinh nghiệm dự báo thời tiết, cô giáo đã đặt câu hỏi cho cả lớp:

- Bạn nào có thể đứng lên giải thích cho cô ý nghĩa của câu “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối” nhỉ?

Trong số rất nhiều bạn xung phong phát biểu, cô đã gọi bạn Lan trả lời.

- Thưa cô, theo ý hiểu của em thì câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối” nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng trong năm. Vào khoảng tháng năm âm lịch, khi bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời (mùa hè), thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn ban đêm. Và vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán cầu Bắc đi xa mặt trời (mùa đông) nên thời gian ban ngày sẽ ngắn hơn ban đêm.

Sau khi Lan trả lời xong, cô giáo tiếp tục hỏi:

- Còn bạn nào có ý kiến khác hoặc muốn bổ sung không?

Cả lớp đồng thanh đáp:

- Không ạ!

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 9

Hà đã gặp Mai khi đang trên đường tới trường. Hà than phiền với Mai rằng:

- Mấy hôm nay tớ ngủ không được nhiều, mới nằm chút thôi là đã sáng ngay rồi.

- Cậu thật sự không biết tại sao lại thế ư?

- Tớ không, cậu biết tại sao à?

- Cậu biết bây giờ là tháng mấy không Hà?

- Giờ là đầu tháng 5 rồi, nhưng sao đột nhiên lại hỏi tớ vậy?

- Cậu đã từng nghe câu "Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng Mười chưa cười đã tối" chưa?

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 10

Hoa gặp Mai trên đường sau giờ học và Mai thấy Hoa nhìn mệt mỏi, cô liền hỏi:

- Cậu có chuyện gì vậy? Mấy hôm nay thời tiết thất thường, nắng mưa thay phiên, có lẽ vì thế mà cậu cảm thấy mệt hơn bình thường phải không?

Hoa nhíu mày và đáp:

- Đúng vậy, mỗi khi trời nắng chói chang thì trưa đến rất nhanh, nhưng mỗi khi mưa rào thì tối cũng đến sớm, làm tớ không kịp hoàn thành công việc. Cậu có biết vì sao lại như vậy không?

Mai cười và hỏi lại:

- Các cụ xưa vẫn có câu "Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối" cậu đã nghe chưa?

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 11

Bầu trời thật khó lường, nơi thì âm u, chỗ lại bừng sáng. Ra sân nhìn trời xong em băn khoăn không biết thời tiết ra sao để sắp xếp các việc trong buổi chiều. Đúng lúc đó, ông em đi ra từ trong nhà, và em đã hỏi ông:

- Ông ơi, sao hôm nay thời tiết khó hiểu quá vậy ạ?

- Sao đột nhiên cháu lại hỏi vậy?

- Cháu đã ngắm bầu trời một lúc lâu rồi mà không thể biết là sẽ mưa hay nắng ông ạ.

Ông em nở một nụ cười hiền từ rồi nói:

- Cháu hãy quan sát kĩ những chú chuồn chuồn nhé. Các cụ xưa có câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

Ông đã ôn tồn giải thích tường tận cho em hiểu về ý nghĩa của câu tục ngữ đó. Em rất biết ơn ông vì điều bổ ích và thú vị mà ông đã dạy em.

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 12

Một buổi chiều, em và bạn đang đi dạo trong công viên, khi đang nhìn quanh thì bạn em bỗng nói:

- Chúng ta phải tìm chỗ trú mưa thôi, trời sắp mưa rồi đó.

Em bất ngờ hỏi lại:

- Sao cậu biết trời sẽ mưa vậy?

Bạn em đáp:

- Các cụ xưa có câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” cậu chưa nghe hả?

Vậy là hai đứa tụi em cuối cùng cũng đã tìm được chỗ có mái che để trú mưa. Một lúc sau, trời bắt đầu mưa rào.

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 13

Nghỉ hè, em theo bố mẹ về quê thăm ông bà. Buổi chiều, em cùng hai anh họ của mình ra đồng chơi. Sau một hồi đuổi bắt trên cánh đồng, chúng em ra dòng mương nhỏ để rửa chân tay cho mát mẻ. Đang rửa tay, chợt anh họ của em bảo:

- Chắc ngày mai chúng mình không ra đồng chơi tiếp được rồi. Vì mai trời chắc sẽ mưa to đấy!

- Sao anh biết ạ? - Em tò mò hỏi lại.

Lúc này, anh ấy bật cười và chỉ tay vào một đoạn cỏ dương dỉ cạnh mương nước:

- Em thấy không, chuồn chuồn đang đậu ở đây cả đàn này. mà “Chuồn chuồn bay thấp thi mưa, Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. Nên hễ thấy con vật này bay thấp vậy, chắc hẳn sắp có mưa to.

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên - mẫu 14

An và Hoài đang ngồi trên triền đê xem thả diều vào một buổi chiều mùa hè nọ. Bỗng Hoài chỉ tay lên trời và nói:

- An ơi nhìn kìa, trên bầu trời có nhiều chuồn chuồn đang bay quá!

- Tui nghe nói nhiều chuồn chuồn là báo hiệu sắp mưa đấy - An nói.

- Tui nghe ngoại tui nói mưa hay không còn phải phụ thuộc vào độ cao thấp mà chuồn chuồn bay mới xác định chính xác được. - Hoài đáp lại

- Vậy ư. Làm thế nào để biết vậy? - An hỏi.

- Ngoại tui nói “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. - Hoài đáp.

- Ồ, giờ tui mới biết đó. Chắc đó là kinh nghiệm đúc kết của ông cha ta từ xưa rồi nhỉ?

- Chắc chắn là thế rồi - Hoài trả lời.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên