Top 30 Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt trang 39
Tổng hợp trên 30 bài văn Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt trang 39 hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 30 Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt trang 39 (hay nhất)
Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt trang 39 - mẫu 1
Con người chúng ta sống trong xã hội, không thể tách rời với xã hội. Là một cá thể trong quần thể chung đó chúng ta có rất nhiều mối quan hệ khác nhau. Có thể kể ra như: quan hệ gia đình anh em hay họ hàng luôn được ta biết đến qua những câu ca dao tục ngữ. Một trong những câu tục ngữ thể hiện vấn đề đó chính là câu: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.
Câu tục ngữ đã được ông cha ta khéo léo đúc kết thành hình ảnh quen thuộc đó là “giọt máu đào” tượng trưng cho những thành viên trong gia đình cùng chung huyết thống. Còn “ao nước lã” tượng trưng cho những người không có chung mối quan hệ huyết thống. Bằng việc sử dụng nghệ thuật đối lập rất khéo léo và tinh tế đã khẳng định tình cảm của câu tục ngữ. Mặc dù một giọt máu đào tuy bé nhỏ ít ỏi nhưng vẫn quý hơn ao nước lã. Cũng giống như con người có cùng huyết thống dù ở xa xôi cách mấy đời thì vẫn quý hơn những con người ở gần ta nhưng không có mối quan hệ gì.
Ta cũng thấy được phép so sánh hơn dường như đã thể hiện lời nhận định của ông cha ta đó chính là coi trọng huyết thống gia đình đồng thời cũng đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có cùng huyết thống với nhau. Thực tế trong xã hội chúng ta cũng thấy rằng nếu một người thân trong gia đình gặp chuyện bất trắc hay nhiều chẳng lành thì con người ta luôn bồn chồn lo lắng. Còn đối với những người xa lạ thì sẽ chỉ là một niềm thương tiếc, sự đồng cảm với đồng loại.
Câu tục ngữ: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” này hoàn toàn đúng. Gia đình là nơi ta dựa dẫm, nơi ta có những người thân bao bọc, che chở hết lòng yêu thương, giúp đỡ khi ta gặp khó khăn chẳng lành. Họ là những người sẵn sàng vì ta, họ cũng là những người luôn lo lắng cho ta. Tuy nhiên thực tế trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những con người không coi trọng họ hàng thân thuộc mà chỉ biết đến lợi ích cá nhân nên đã đánh mất tình nghĩa gia đình. Đấy là những con người đáng trách nhưng họ cũng là những con người cô đơn lẻ loi nhất vì nếu không có anh em gia đình thì cũng là không có nơi trở về nơi dựa dẫm, không còn những người thân thật lòng lo lắng cho chúng ta. Chính vì vậy chúng ta cần phải sống có tình nghĩa và luôn đối xử tốt với những người thân xung quanh.
Một gia đình hạnh phúc thì phải có những thành viên giúp đỡ nhau là chỗ dựa tinh thần khi cần thiết. Vì thế chúng ta cần phải có những nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình, con cháu là phải hiếu thảo với bậc sinh thành và làm tròn bổn phận nghĩa vụ học tập của bản thân nhằm xây dựng xã hội sau này. Gia đình là một phần của xã hội gia đình phải hòa đồng hạnh phúc thì xã hội với phát triển được trong xã hội này, được hình thành nên nhân cách con người không chỉ có gia đình mà còn ở xã hội.
Nếu xã hội không bình yên thì sẽ gây ra chiến tranh có nhiều đứa trẻ mồ côi trở nên lạc lõng, thiếu giáo dục, có thể nguy hại cho xã hội sau này. Ngoài ra bậc cha mẹ cũng phải biết giáo dục con cái để giúp chúng hình thành nhân cách tốt đẹp ngay từ khi còn bé. Bởi nhân cách con người là được hình thành trong thời gian dài chứ không phải trong chốc lát. Tình cảm cúng là thứ vun đắp từ từ và có sự chăm chút mới vững bền.
Câu tục ngữ: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” mang đậm giá trị quan niệm về lối sống coi trọng quan hệ huyết thống trong gia đình, đề cao việc đoàn kết giữa các thành viên. Đồng thời qua câu tục ngữ chúng ta cần phải biết giữ gìn phát huy truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam vì theo truyền thống dân gian mỗi người dân Việt Nam đều mang dòng máu lạc hồng cùng chung tổ tiên vì vậy cần phải biết yêu thương đồng loại cùng nhau phát triển giúp cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt trang 39 - mẫu 2
Tục ngữ về đạo đức lối sống thường đề cập đến các mối quan hệ trong xã hội như: quan hệ gia đình, anh em, họ hàng… một trong những câu tục ngữ thể hiện vấn đề đó là: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.
Trước tiên ta phải hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào? “Giọt máu đào” là một thứ cần thiết để người ta sống, “ao nước lã” là những thứ không cần thiết đối với cơ thể. Như vậy cho dù là một nhưng giọt máu cũng quan trọng hơn ao nước lã. Hiểu rộng hơn thì “giọt máu đào” nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ huyết thống với nhau. “ao nước lã” được hiểu là những người xa lạ, người dưng. Phép so sánh “hơn” đã thể hiện rõ lời nhận định: những người có quan hệ máu mủ, huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ. Như vậy câu tục ngữ khuyên chúng ta phài xem trọng, đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau.
Thực tế đã cho ta thấy trong xã hội hiện nay, nếu có một người nào đó trong gia đình gặp chuyện bất trắc thí ta luông bồn chồn, lo lắng hơn là người dưng gặp nạn. Câu tục ngữ này rất đúng. Người thân cùa chúng ta là những người hết lòng giúp đỡ yêu thương đùm bọc ta thì khi gặp chuyện không may ta lo lắng hơn là đối với những người không thân thuộc. Đó là lẽ tự nhiên thôi giữa bạn và anh em thì ta phải chọn anh em thôi. Cùng chịu một cơn bão, dân tộc ta và dân tộc bạn cùng gánh chịu, chúng ta đều xót thương đấy, nhưng sự cứu giúp cần thiết ta phài dành cho dân tộc mình chứ.
Tuy nhiên không phải ai cũng làm được như thế. Có một số người không xem trọng họ hàng than thuộc, lo chạy theo caí lợi, cái danh mà đánh mất tình nghĩa gia đình. Hễ cái gì có lợi cho họ thì họ làm mà không cần biết điều đó sẽ nhứ thế nào với người thân của mình, những người như thế thật đáng trách. Vì vậy chúng ta phải sống có tình, có nghĩa, luôn đối xử tốt vối những người thân của mình. Qua câu tục ngữ, chúng ta thấy được lối sống đầy ân tình của con người việt Nam chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp ấy.
Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt trang 39 - mẫu 3
Xin chào các bạn hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi ý kiến của mình về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Vậy các bạn đã đã hiểu rõ ý nghĩa của hai câu tục ngữ này chưa?
Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau thảo luận để hiểu sâu hơn về hai câu tục ngữ này nhé! Đầu tiên chúng cần hiểu các thuật ngữ “giọt máu đào” là thứ quan trọng không thể thiếu trong cơ thể người, “ao nước lã” là thứ không có giá trị, không cần thiết. Đó là hiểu theo nghĩa đen của từ, còn hiểu theo nghĩa bóng thì “giọt máu đào” ở trong ngữ cảnh này thể hiện những người cùng chung dòng máu, huyết thống, anh em ruột thịt; “ao nước lã” chỉ người xa lạ, người dưng. Ý nghĩa của câu tục ngữ này nhắc nhở chúng ta cần phải trân trọng những người thân ruột thịt, họ quan trọng hơn những người xa lạ.
Thực tế thì cũng khá đúng, ví dụ trong gia đình bất kể ai gặp trục trặc hay vấn đề gì đó chúng ta tự nhiên sẽ cảm thấy lo lắng, quan tâm hộ. Còn đối với người xa lạ thì chúng ta không hề có cảm giác đó. Cũng đúng thôi chúng ta là anh em ruột thịt, có cùng huyết thống thì việc bảo vệ, quan tâm lẫn nhau cũng là lẽ thường tình. Tuy nhiên, đôi khi không phải gia đình nào cũng hoà thuận, anh em cũng sẵn lòng bảo vệ nhau. Thực tế là có thật, anh em bất hoà, tranh chấp. Bởi vậy mới có câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Câu này thực tế cũng đúng, đôi khi chúng ta có thể thân thiết với hàng xóm còn hơn anh em. Người ta thường nói “xa mặt cách lòng”, “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Có những người sẵn sàng chọn hàng xóm, thay vì anh em nhưng thực lòng mà nói theo quan điểm của tôi, không có ai là không muốn chọn anh em ruột của mình cả, chỉ là do hoàn cảnh, do sự bất hoà mới dẫn đến cảnh chia lìa như vậy.
Qua hai câu tục ngữ trên, chúng ta không thể khẳng định sự đúng, sai ở đây, mà nó dựa trên hoàn cảnh, cách sống mỗi người. Và tôi tin rằng sự lựa chọn nào cũng được, miễn sao chúng ta sống cảm thấy thoải mái, hạnh phúc thì nó sẽ là lựa chọn đúng. Các bạn có đồng ý với ý kiến của tôi không? Hãy cho tôi ý kiến đóng góp để cuộc trao đổi, thảo luận hiệu quả hơn. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:
- Viết văn bản tường trình
- Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt trang 63
- Viết đoạn văn tóm tắt văn bản
- Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi trang 92
- Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi: Nhân vật thuyền trưởng Nê-mô có phải là người xấu?
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST