(20+ đoạn văn) cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp

Tổng hợp các đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

(20+ đoạn văn) cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp (hay nhất)

Quảng cáo

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 1

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo đã gửi gắm nỗi nhớ cũng như tình cảm yêu mến, kính trọng dành cho người mẹ. Đầu tiên, tác giả nói về hoàn cảnh của người con - xa nhà đã nhiều năm. Tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp đã gợi lên nỗi nhớ về quê hương, về người mẹ. Trong kí ức của con, hình ảnh của mẹ hiện lên với vẻ dịu dàng, đảm đang. Mẹ vẫn thường “nhặt lá về đun bếp”, “thổi nồi cơm nếp”. Bát cơm nếp thơm lừng của mẹ mang mùi vị của quê hương giản dị. Để rồi người con đã khẳng định rằng không thể quên được hương vị của quê hương. Từ đó, người con lại càng thêm yêu thương người mẹ già như tình yêu với cội nguồn, với đất nước: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu của người con được chia đều cho mẹ và đất nước. Với những đặc sắc trong nghệ thuật như ngôn từ mộc mạc, hình ảnh gần gũi, nhịp điệu thơ linh hoạt, bài thơ đã mang đến cho người đọc những cảm xúc dạt dào về tình cảm gia đình cũng như tình yêu đất nước.

Dàn ý Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp

1. Mở đoạn

- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Thanh Thảo và bài thơ Gặp lá cơm nếp

- Ấn tượng, cảm xúc khái quát về bài thơ (lí do em muốn chia sẻ cảm xúc về bài thơ)

Quảng cáo

2. Thân đoạn

- Chia sẻ tình cảm của em về nội dung đề tài mà bài thơ phản ánh: Bài thơ viết về đề tài rất quen thuộc: mẹ và quê hương nhưng đã mượn hình ảnh và hương vị của loài cây thân thiết ở mỗi miền quê để gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi sĩ: hình ảnh người lính gặp lá cơm nếp, nhớ về mẹ, nhớ về quê hương. Chính điều đó đã chạm vào trái tim mỗi người những rung động sâu xa.

- Chia sẻ tình cảm, cảm xúc về nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong bài thơ: Bằng việc sử dụng thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, dung dị sâu lắng, bài thơ đã đem lại cho em nhiều cảm xúc. Những hình ảnh ẩn dụ: Phải mẹ thổi cơm nếp / Mà thơm suốt đường con / Ôi mùi vị quê hương… gợi lên trong lòng mỗi người cảm xúc nghẹn ngào.

- Bài thơ có ý nghĩa đối với đời sống con người: Mượn hình ảnh lá cơm nếp nhưng lan tỏa được tình yêu thương đến độc giả. Yêu mẹ, yêu quê hương chính là yêu những gì thân thuộc, gần gũi, giản dị nhất quanh chúng ta.

3. Kết đoạn

Mẹ và quê hương luôn dõi theo ta đi suốt cuộc đời, là suối nguồn cho ta tắm mát, là bến đỗ bình yên để ta neo đậu. Vì vậy, ta cần nâng niu trân trọng tình cảm ấy.

Quảng cáo

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 2

Đến với “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo, người đọc đã có được nhiều cảm xúc. Mở đầu bài thơ, tác giả đã nêu ra hoàn cảnh của nhân vật trữ tình - người con đã xa nhà nhiều năm. Tình cờ thấy hình ảnh lá cơm nếp liền nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Có thể thấy rằng, “lá cơm nếp” đã khơi gợi lại trong người con kí ức về người mẹ. Hình ảnh người mẹ hiện lên thật giản dị, tần tảo với công việc quen thuộc là “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Bát cơm nếp thơm lừng mang mùi vị của quê hương khiến người con phải thốt lên: “Ôi mùi vị quê hương/Con quên làm sao được”. Và qua đó, người con đã bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Hình ảnh mẹ già sẽ mãi song hành cùng đất nước, là điểm tựa để con tiến về phía trước. Có yêu mẹ bao nhiêu, con mới có thêm sức mạnh, động lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Nhịp thơ linh hoạt, cùng với thể thơ năm chữ ngắn gọn, cách gieo vần chân quen thuộc và ngôn ngữ mộc mạc đã đem đến cho tác phẩm giọng điệu chân thành, da diết của một tấm lòng tràn đầy yêu thương. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” đã khơi gợi và in sâu trong lòng bạn đọc về tình cảm gia đình thiêng liêng cũng như tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.

Quảng cáo

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 3

“Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo là một tác phẩm gây cho tôi nhiều ấn tượng. Bài thơ là câu chuyện của một người con đã xa nhà nhiều năm, nhìn thấy lá cơm nếp nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ. Hình ảnh “lá cơm nếp” giống như một vật khơi gợi kí ức, gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về. Người mẹ giản dị, tần tảo sớm hôm đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp” hiện lên khiến tôi cảm thấy thật xúc động. Người con đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho người mẹ của mình: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Đối với người con, tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc.

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 4

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo gửi gắm tình cảm sâu sắc. Nhân vật trữ tình trong bài là người con, đang ở trong hoàn cảnh đã xa nhà nhiều năm. Bỗng nhìn thấy hình ảnh lá cơm nếp, nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Để rồi từng hình ảnh của mẹ hiện về trong tâm trí người con - mẹ nhặt lá về đun bếp, thổi nồi cơm nếp. Chắc hẳn, mỗi người sẽ thấy cảm động trước hình ảnh tảo tần của mẹ - người mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh cả cuộc đời vì con. Hai khổ cuối, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho mẹ hiền, cho đất nước. Trái tim con chia đều cho mẹ, cho đất nước - đó là một hình ảnh giàu tính biểu tượng. Đến những sự vật thiên nhiên còn hiểu được lòng của con, mà thơm mãi. Như vậy, “Gặp lá cơm nếp” là một tác phẩm giản dị, mà sâu sắc.

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 5

“Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo là một bài thơ hay viết về tình mẫu tử. Nhân vật người con có thể là một người chiến sĩ, đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh “lá cơm nếp” đã gợi nhắc về người mẹ đảm đang, tần tảo của người con. Đến cuối cùng, người con còn bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Người con yêu đất nước, nên đã ra đi chiến đấu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước. Nhưng cũng vì tình yêu dành cho mẹ cũng to lớn, chiến đấu để đem lại cuộc sống yên bình cho mẹ. Quả thật, người đọc sẽ cảm thấy xúc động khi đọc bài thơ này.

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 6

"Gặp lá cơm nếp" của Thanh Thảo là bài thơ viết về tình cảm, nỗi nhớ thương của người con tới mẹ. Hình ảnh người con đi hành quân và "xa nhà đã mấy năm", bắt gặp lá cơm nếp nên nghĩ về bát xôi mùa gặt vấn vương nơi làn khói đã khơi gợi nhớ thương về người mẹ già. Hình ảnh người mẹ dần xuất hiện sống động trong ký ức của con. Đó là người mẹ hiền từ, chịu thương chịu khó trong những buổi chiều "nhặt lá về đun bếp". Đó còn là hình ảnh mẹ đảm đang nhóm bếp nấu những bữa cơm gia đình. Những tình cảm nhớ thương ấy càng thêm xúc động khi con thèm cái "mùi vị quê hương". Mùi vị ấy đã theo con trong suốt những năm tháng bé bỏng được mẹ che chở và nuôi lớn. Người con sẽ mãi dành cho mẹ tình yêu sâu sắc, thiêng liêng như tình yêu với Tổ quốc "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương". Hình ảnh mẹ già sẽ mãi song hành cùng đất nước, là điểm tựa để con tiến về phía trước. Với những hình ảnh thơ gần gũi, nhịp điệu thơ linh hoạt và thể thơ năm chữ ngắn gọn đã mang đến cho người đọc những cảm xúc về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Bài thơ không chỉ khắc họa nỗi nhớ của người con tới mẹ mà khẳng định tình cảm gia đình đáng quý và tình yêu quê hương, đất nước mà mỗi người cần trân trọng.

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 7

Nhà thơ Thanh Thảo đã viết về nỗi nhớ thương của người con tới mẹ hết sức cảm xúc qua bài thơ "Gặp lá cơm nếp". Trong hoàn cảnh đặc biệt, người con "xa nhà đã lâu năm" đang trên đường hành quân thì nhìn thấy chiếc lá cơm nếp. Từ chiếc lá quen thuộc ấy, người con lại thao thức nhớ đến "bát xôi mùa gặt" mẹ làm. Tuy rời xa vòng tay chăm sóc, yêu thương của mẹ nhưng sâu trong trái tim và tiềm thức người con, hình bóng mẹ vẫn luôn hiện hữu. Trong ký ức con, mẹ luôn là người đảm đang, chất phác, chắt chiu khi "nhặt lá về đun bếp" để nấu những bữa cơm ấm nóng, thơm ngon cho gia đình. Mỗi giây phút nhớ về mẹ, con lại thấy trào dâng cảm xúc với "dư vị quê hương" - ngọn nguồn nâng đỡ tuổi thơ con lớn lên. Con sẽ mãi chẳng quên hương vị của khói bếp đun, của xôi nếp mẹ nấu. Và chính nhờ tình yêu quê hương, yêu mẹ, con lại càng thêm yêu đất nước "Mẹ già và đất nước. Chia đều nỗi nhớ thương". Hình ảnh người mẹ và đất nước trở nên gắn bó trong mối quan hệ mật thiết. Tình yêu gia đình đã hòa vào tình yêu đất nước. Tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ, cho cội nguồn, cho non sông vẫn sẽ theo con trong suốt hành trình của cuộc đời, là động lực tiếp bước để con vượt qua khó khăn và gian khổ. Những cảm xúc đẹp đẽ được khơi gợi trong tâm hồn bạn đọc còn được nhân lên từ nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ. Nhịp điệu thơ linh hoạt, thể thơ năm chữ ngắn gọn, cách gieo vần chân quen thuộc cùng ngôn ngữ mộc mạc mang đến cho tác phẩm giọng điệu chân thành, da diết của một tấm lòng tràn đầy yêu thương. Bài thơ đã khơi gợi và in sâu trong lòng bạn đọc tình cảm gia đình thiêng liêng và tình yêu quê hương đất nước.

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 8

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" của nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện tình cảm yêu thương, kính mến cùng nỗi nhớ thương của người con tới mẹ của mình. Mở đầu bài thơ, ta thấy được hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ hết sức đặc biệt. Người con xa mẹ, xa quê hương, xa bát cơm mùa gặt đã "mấy năm" rồi. Ngày hôm nay, khi "thèm" cái hương vị của xôi nếp, lòng con lại thêm bồi hồi nhớ về hình bóng mẹ già nơi chôn rau cắt rốn. Trong ký ức của con, mẹ vẫn dịu dàng, đảm đang với đôi bàn tay cần mẫn. Mỗi chiều đến, mẹ vẫn thường "nhặt lá về đun bếp" để bếp hồng luôn bập bùng khói lửa, luôn thơm mùi cơm nếp. Và rồi, chính những bữa cơm nếp thân quen ấy đã làm thơm những nẻo đường mà con đi. Giây phút trào dâng nỗi nhớ về mẹ, người con lại thấy tháo thức trong lòng mùi vị quê hương giản dị, lại thêm yêu thương người mẹ già như tình yêu với cội nguồn, với đất nước "Mẹ già và đất nước. Chia đều nỗi nhớ thương". Mẹ cũng giống như non sông tổ quốc, là người nuôi dưỡng và che chở con từng ngày. Tình yêu của con dành cho mẹ đã hòa cùng tình yêu non sông đất nước, tạo nên sức mạnh để con vượt qua khó khăn. Với những đặc sắc trong nghệ thuật như ngôn từ mộc mạc, hình ảnh gần gũi, nhịp điệu thơ linh hoạt đã mang đến cho người đọc những cảm xúc dạt dào về tình yêu mẹ, yêu cội nguồn, yêu đất nước thiêng liêng mà sâu sắc. Và nhà thơ Thanh Thảo không chỉ khắc họa nỗi nhớ của người con dành cho mẹ mà thay lời bạn đọc cảm ơn tới tấm lòng bao la của người mẹ hiền.

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 9

Bài thơ Gặp lá cơm nếp viết về đề tài rất quen thuộc mẹ và quê hương nhưng đã mượn hình ảnh và hương vị của loài cây thân thiết ở mỗi miền quê để gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi sĩ: hình ảnh người lính gặp lá cơm nếp, nhớ về mẹ, nhớ về quê hương. Chính điều đó đã chạm vào trái tim mỗi người những rung động sâu xa. Bằng việc sử dụng thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, dung dị sâu lắng, bài thơ đã đem lại cho em nhiều cảm xúc. Những hình ảnh ẩn dụ: Phải mẹ thổi cơm nếp / Mà thơm suốt đường con / Ôi mùi vị quê hương… gợi lên trong lòng mỗi người cảm xúc nghẹn ngào. Mượn hình ảnh lá cơm nếp nhưng lan tỏa được tình yêu thương đến độc giả. Yêu mẹ, yêu quê hương chính là yêu những gì thân thuộc, gần gũi, giản dị nhất quanh chúng ta.

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 10

Bài thơ Gặp lá cơm nếp được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Từ mùi hương cơm nếp quen thuộc, tác giả nhớ đến mẹ, nhớ quê hương da diết. Mùi thơm lạ lùng cứ vương vẫn mãi như động lực khiến tác giả, người lính xa quê nhiều năm có động lực hành quân, chiến đấu để có thể nhanh chóng trở về với mẹ già, với quê hương.

Bài thơ là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.

Với cách gieo vần chân “bếp” – “nếp”, nhịp thơ linh hoạt khi thì miên man trong dòng chảy kí ức lúc lại dạt dào thiết tha. Hình ảnh thơ trong sáng, bình dị cũng ngôn từ tinh tế đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình lúc nhìn thấy lá cơm nếp trên đường hành quân.

Tình yêu gia đình và tình yêu đất nước luôn thường trực trong trái tim con, là điểm tựa cho con chiến đấu, để mỗi khi gặp chất xúc tác đều bùng lên ngọn lửa thiêng liêng, bất diệt.

Bài thơ là những cảm xúc chân thành, lắng đọng của người con dành cho mẹ và đất nước. Tác phẩm đã cho thấy sự giao hòa giữa tình yêu gia đình, tình yêu đất nước và trở thành một điểm nhấn, một dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 11

Bài thơ Gặp lá cơm nếp là câu chuyện của một người con đã xa nhà nhiều năm, nhìn thấy lá cơm nếp nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ. Hình ảnh “lá cơm nếp” giống như một vật khơi gợi kí ức, gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về.

Đối với người con, tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Bài thơ Gặp lá cơm nếp đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc.

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 12

Khi đọc bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo, tôi đã hiểu thêm về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Nhân vật trữ tình trong bài là một người chiến sĩ đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh tình cờ thấy hình ảnh lá cơm nếp gợi nhắc những kỉ niệm về người mẹ đảm đang, tần tảo. Hình ảnh của mẹ hiện lên với công việc quen thuộc như “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Từ đó, người con còn bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Câu thơ đã khẳng định được tình cảm của người chiến sĩ. Anh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, cũng là bảo vệ cuộc sống của mẹ. Từ đó, bài thơ đã khơi gợi cho mỗi người tình yêu dành cho mẹ, cho đất nước.

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 13

Đến với “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo, tôi thêm hiểu được tình cảm yêu mến, kính trọng dành cho người mẹ. Nhân vật trữ tình trong bài là một người chiến sĩ đã xa nhà nhiều năm, vào nơi chiến trường khốc liệt. Trên đường hành quân, anh bắt gặp hình ảnh lá cơm nếp - vốn quen thuộc ở các làng quê xưa. Anh nhớ về người mẹ với dáng vẻ vất vả, tần tảo. Mẹ vẫn thường “nhặt lá về đun bếp”, “thổi nồi cơm nếp”. Hương thơm lừng của lá cơm nếp khiến cho người con không khỏi xao xuyến, nhớ thương. Từ đó, người con lại càng thêm yêu thương người mẹ già như tình yêu với cội nguồn, với đất nước: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu của người con được chia đều cho mẹ và đất nước. Đọc những câu thơ này, tôi cảm thấy xúc động trước tình cảm của người con dành cho mẹ, cũng như hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả. Bài thơ quả thật đã mang đến những cảm xúc dạt dào về tình cảm gia đình cũng như tình yêu đất nước.

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 14

Gặp lá cơm nếp là một thi phẩm của tác giả Thanh Thảo thể hiện nỗi niềm nhớ về mẹ, về quê hương vô cùng thiết tha, sâu nặng. Có thể nói, trên đời này không ai yêu con bằng mẹ. Chính vì vậy, ở bất cứ nơi đâu dù mẹ không hiện diện trước mắt thì hình bóng của mẹ vẫn luôn trong trái tim ta. Và nhà thơ Thanh Thảo cũng vậy, trong những tháng năm xa nhà đi kháng chiến. Trên bước đường hành quân gian khổ, gặp lại mùi hương thân quen, tác giả như sống lại tháng ngày êm đềm của tuổi thơ bên những người thân thiết, đặc biệt là người mẹ yêu quý của mình. Gặp lá cơm nếp là bài thơ giàu cảm xúc, có sức lan tỏa và để lại nhiều dư vị trong lòng bạn đọc. Từ một tình huống bình dị đời thường, Thanh Thảo đã nói hộ cho tấm lòng của biết bao người lính về tình thương yêu với mẹ, nỗi niềm với Tổ quốc thiêng liêng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Có lẽ vậy chăng mà làn khói bếp và mùi xôi nếp cứ vương mãi nơi hồn ta, dù có phải đi xa tận chân trời góc biển.

Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - mẫu 15

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo là một tác phẩm đầy tình cảm và trữ tình, nói về niềm nhớ và tình yêu sâu sắc của người con đối với người mẹ và quê hương. Người con ở xa nhà nhiều năm, đến khi bất chợt gặp lá cơm nếp, những ký ức về mẹ và quê hương trỗi dậy. Bức tranh người con đối diện với cuộc sống hiện đại, xa cách với quê hương nhưng vẫn giữ lại những hình ảnh đậm chất quê nhà. Hình ảnh lá cơm nếp không chỉ là vật thể mà còn là cầu nối với tình cảm sâu sắc dành cho mẹ. Trong ký ức của người con, mẹ không chỉ là người nấu ăn mà còn là người "nhặt lá về đun bếp", "thổi nồi cơm nếp". Những hình ảnh này là những dấu vết tình thương và công lao không ngừng của người mẹ. Tình yêu thương của người con không chỉ là đối với mẹ mình mà còn mở rộng ra với đất nước. Trái tim con chia đều cho mẹ già và đất nước, tạo nên một hình ảnh biểu tượng về sự kết nối giữa người con, người mẹ, và đất nước. Cuối cùng, tác giả cho thấy sự hiểu biết của thiên nhiên đối với lòng con. Những sự vật thiên nhiên không chỉ là phần của cảnh đẹp mà còn thấu hiểu và "thơm mãi" với tình cảm sâu sắc của người con. "Gặp lá cơm nếp" là một tác phẩm giản dị nhưng chứa đựng sâu sắc về tình cảm gia đình và tình yêu đất nước. Bằng ngôn từ mộc mạc, bài thơ đã tạo nên một bức tranh đẹp và tình cảm, làm cho độc giả không chỉ đọc, mà còn trải nghiệm và cảm nhận được những cảm xúc chân thật và ấm áp. Tình cảm yêu thương của người con không chỉ giới hạn trong việc nhớ về mẹ mà còn mở rộng ra với đất nước. Tình yêu này được tác giả biểu tượng hóa qua việc trái tim con chia đều cho mẹ già và đất nước, tạo nên một hình ảnh giàu ý nghĩa và tượng trưng. Cuối cùng, sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và tình cảm con người đã tạo nên một tác phẩm giản dị nhưng sâu sắc. "Gặp lá cơm nếp" không chỉ là bức tranh về gia đình mà còn là lời ca ngợi đẹp đẽ về quê hương, nơi tình mẫu tử và tình yêu đất nước thăng trầm, nhưng mãi mãi tồn tại trong trái tim mỗi người con Việt Nam.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên