Top 30 Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa (tiện ích và tác hại)

Tổng hợp trên 50 bài văn Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 50 Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa (tiện ích và tác hại) (hay nhất)

Quảng cáo

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 1

Rác thải nhựa hay còn được gọi là "Ô nhiễm trắng" là hiểm họa đang rình rập và sẵn sàng giết chết môi trường toàn cầu. Còn gì đáng sợ hơn khi các đồ nhựa được ưa chuộng, được ưu tiên sử dụng thế nhưng khi không còn sử dụng nữa chúng lại đeo bám trong môi trường sống của chúng ta hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm. Vấn đề rác thải nhựa cho đến bây giờ vẫn chưa thể giải quyết được, và cũng có thể mất rất lâu nữa để có thể giải quyết triệt để. Mỗi người cần phải nhìn nhận thật rõ về bản chất của nhựa và tác hại của chúng đến môi trường, sức khỏe của chính mình.

Quảng cáo

Rác thải nhựa là gì? Chúng từ đâu mà có? Các sản phẩm làm từ nhựa khi còn đang sử dụng thì được gọi là sản phẩm nhựa nhưng đến khi sản phẩm nhựa đó không còn sử dụng được nữa và phải bỏ đi thì đó chính là rác thải nhựa. Giống như việc bạn uống nước trong chai nhựa, khi bạn uống hết nước và bỏ chai đi thì lúc đó chai nhựa đựng nước lại thành rác thải nhựa. Việc sử dụng chế phẩm từ nhựa đồng nghĩa với việc thải ra rác nhựa, ngoài chai nhựa còn có nhiều loại như túi nilon, ca cốc nhựa, ống hút nhựa,... đều là những vật dụng quá quen thuộc gần như không thể thiếu của chúng ta. Rác thải nhựa trở thành vấn đề nan giải chính bởi tính chất khó phân hủy, chúng ta dễ dàng tạo ra nhựa nhưng để nhựa tự phân hủy thì phải mất hàng trăm, nghìn năm. Rác thải nhựa còn có khả năng phát tán vi nhựa ra môi trường. Các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang rất đau đầu về tình trạng gia tăng rác thải nhựa và vấn đề xử lý cũng như tái chế rác thải nhựa. Nhu cầu sử dụng càng lớn, nhựa sản xuất ra càng nhiều dẫn đến không thể kiểm soát rác thải nhựa. Trên thế giới mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ thì ở Việt Nam một gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, hàng năm có đến 8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường.

Quảng cáo

Bất cứ đâu có hoạt động sống của con người thì đều có rác thải nhựa, rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi, rất bừa bãi và không được phân loại rõ ràng. Bởi ở nước ta hiện nay cũng như đa số người dân trên thế giới không có thói quen phân loại rác, rác thải nhựa, có đến 4,8 - 12,7 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra các đại dương mỗi năm. Ở Việt Nam lĩnh vực tái chế rác thải nhựa chưa phát triển và công nghệ tái chế chậm tiến bộ, xử lý rác thải nhựa chủ yếu vẫn là chôn lấp nhưng vẫn gây ô nhiễm. Đa số các công ty xử lý rác thải nhựa là công ty nhỏ, công nghệ lỗi thời, không thể xử lý trên quy mô lớn. Hậu quả đến từ rác thải nhựa là rất nghiêm trọng, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến các môi trường khác như môi trường đất, môi trường nước. Ví dụ như túi nilon trong đất làm cho đất không giữ được nước, ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất của cây cối; túi nilon vứt xuống ao hồ làm tắc nghẽn, ứ đọng sinh ra nhiều vi khuẩn. Môi trường đất nước ô nhiễm bởi túi nilon ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nếu đem túi nilon để đốt chúng sẽ sinh ra chất khí độc dioxin và furan rất có hại cho con người khi hít phải như ảnh hưởng tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch. Hàng ngày, hàng giờ rác thải vẫn đang được thải ra, đe dọa đến sinh thái, sức khỏe con người và xa hơn là sự phát triển bền vững trên toàn cầu. Rác thải nhựa tồn tại hàng trăm nghìn năm nếu không xử lý kịp thời Trái Đất sẽ ngập trong rác thải nhựa, mọi môi trường đều bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa và con người không thể sinh sống được.

Quảng cáo

Để giải quyết được vấn đề rác thải nhựa, chúng ta phải đi từ căn nguyên, khởi đầu của rác thải nhựa, nếu không dùng các sản phẩm từ nhựa nữa thì chắc chắn sẽ không thải ra rác thải nhựa. Vì thế mọi người cần thay đổi thói quen sử dụng chế phẩm từ nhựa đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần, thay vào đó hãy dùng sản phẩm từ thủy tinh, sứ, gốm, hợp kim,... Bên cạnh đó nhất định phải phân loại rác thải nhựa với các loại rác thải khác để giúp cho quá trình xử lý rác được tốt hơn. Cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục nhận thức về nguy hại của rác thải nhựa, lên án những hành vi xử lý rác thải nhựa không đúng cách, ví dụ như phát động những chiến dịch thu gom rác thải nhựa trên bờ biển. Nhìn ra xa chúng ta cần phải tìm ra được vật liệu thay thế nhựa, có thể là nhựa từ sinh học thay cho nhựa plastic như bây giờ.

Cần chung tay hành động vì một môi trường sống trong lành, bảo vệ môi trường trái đất tránh khỏi những ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Vấn đề rác thải nhựa có thể giải quyết được hay không tùy thuộc vào ý thức, hành vi và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa của bạn. Hãy dừng lại ngay việc sử dụng sản phẩm nhựa một lần, hãy lan tỏa thông điệp này đến bạn bè ở trường lớp, những người xung quanh để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

Top 30 Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa (tiện ích và tác hại)

Dàn ý Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại

I. Mở bài:

Nêu vấn đề: Nhựa là một trong những chất liệu tiện dụng nhất mà con người từng phát minh. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa từ chính thứ chất liệu này gây nên.

II. Thân bài:

1. Giải thích khái niệm:

- Vật liệu, đặc tính, màu sắc, tác dụng, lịch sử sản xuất,…

+ Nhựa plastic (hay chất dẻo) là các hợp chất cao phân tử, thành phần chủ yếu là các polyme hữu cơ.

+ Trong lịch sử, chất liệu nhựa nhân tạo đầu tiên được sản xuất chính là vinyl clorua năm 1838.

+ Với tính bền, nhẹ, khó vỡ, tiện dụng và màu sắc đa dạng, nhựa được dùng làm túi nilon, chai lọ, ống nước,… len lỏi vào khắp nơi của cuộc sống hiện đại.

+ Khi mới xuất hiện, nhiều người coi đây là một phát minh quan trọng cho cuộc sống. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng đã gây ra hàng loạt tác hại lâu dài đối với môi trường và sức khỏe con người.

2. Hiện trạng và hậu quả:

- Lượng tiêu thụ rất lớn.

- Rác thải nhựa đang bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi khắp nơi trên thế giới, cả trên đất liền và trên biển, đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường.

- Câu hỏi được đặt ra là, vậy phần lớn rác thải từ nhựa sẽ đi đâu? (tái chế, đốt hay nằm trong những bãi rác hoặc bị vứt bừa bãi khắp Trái đất, cả trên đất liền và trên biển).

- Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh.

- Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi. Điều này đang đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường, đe dọa biến Trái đất trở thành “Trái nhựa” theo đúng nghĩa đen.

- Ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và sinh vật.

- Rác thải từ nhựa đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, trên đất liền và cả trong lòng đại dương.

- Ngoài ra, do thời gian phân hủy rất lâu nên khi rơi xuống biển, rác thải nhựa phủ lên bề mặt và giết chết các quần thể san hô, gây biến dạng hệ sinh thái dưới đáy biển.

- Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động xấu tới sức khỏe con người.

- Làm nghiêm trọng hơn tình trạng nóng lên của Trái Đất.

- Nhựa rất khó phân hủy và tái chế, dù là đốt hay chôn dưới lòng đất.

3. Giải pháp:

Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần.

- Tại các nước Châu Âu, người ta tự mang túi của mình và sử dụng lại túi vải khi đi siêu thị để giảm thiểu lượng túi nilon không cần thiết.

- Tái chế: Thay vì vứt chúng ra bãi rác, chúng ta có thể tái tạo không ít thứ thành vật dụng trong nhà. Hoặc tối thiểu, bạn hãy chú ý đến việc phân loại rác để thuận tiện cho việc tái chế chúng tại các cơ sở sau này.

- Nhằm khuyến khích người dân gom nhựa lại để tái chế, tại Thổ Nhĩ Kì, rác thải nhựa có thể dùng để đổi lấy vé tàu.

- Vật liệu thay thế: Đầu tư vào nhựa sinh học để thay thế cho nhựa plastic cũng đang là một hướng đi mới của con người, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững,

- Ngoài ra, nhà nước cũng có thể ban hành các đạo luật nhằm hạn chế việc sử dụng nhựa của người dân như áp thuế cao hoặc ban hành lệnh cấm sản xuất, sử dụng nhựa plastic, đặc biệt là các sản phẩm dùng một lần.

4. Liên hệ với thực tế.

III. Kết bài:

Chúng ta phải quan tâm hơn đến hành tinh này trước khi mọi thứ trở nên quá muộn. Hãy cùng chung tay hành động, bởi “Việc thay đổi không đơn giản dựa vào một vài cá nhân. Số ít không thể tạo ra sự khác biệt nhưng khi 100 triệu người quyết định cùng hành động, đó mới thực sự mang đến những tác động mạnh mẽ” (Chris Jordan).

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 2

Chúng ta vẫn luôn được giáo dục rằng: “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta”. Đúng như vậy, môi trường có trong lành, sạch đẹp thì sức khỏe của con người mới có thể được bảo vệ, cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần; trái lại, khi môi trường ô nhiễm, con người cũng sẽ phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Mặc dù chúng ta gần như đều biết điều đó, nhưng dường như con người vẫn chưa ý thức được hết sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường khi rác thải vẫn đang là một vấn đề gây nhức nhối.

Rác thải hiểu một cách đơn giản là những thứ đã qua sử dụng, không còn nhiều giá trị nên bị bỏ đi. Ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới, vấn đề rác thải vẫn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Trung bình một người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải mỗi năm. Chúng ta có thể bắt gặp rác thải bị vứt bừa bãi ở khắp nơi, đặc biệt là sau các sự kiện, lễ hội, đoàn người ra về thường xuyên để lại một “chiến trường” rác thải, hơn nữa đó thường là các loại rác thải nhựa cần đến hàng nghìn năm để phân hủy hoàn toàn. Ngay cả ở những nơi linh thiêng như đền chùa, miếu mạo, vẫn có những người ngang nhiên xả rác bừa bãi. Nghiêm trọng nhất là rác thải từ các nhà máy, xí nghiệp không qua xử lí mà xả thải trực tiếp ra môi trường.

Tiện tay vứt rác không đúng nơi quy định, vì lợi ích kinh tế mà xả rác ra môi trường, những hành động tưởng chừng nhỏ ấy lại gây ra hậu quả khôn lường. Rác thải làm xấu đi rất nhiều bộ mặt đô thị, gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Môi trường sống không sạch sẽ là nguyên nhân gây ra và lây truyền hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, ung thư,…. Rác không qua xử lí xả trực tiếp vào môi trường làm suy giảm nhanh chóng chất lượng đất, nước, không khí. Thật đau lòng khi thấy cảnh tượng thủy hải sản chết hàng loạt, những cơn mưa axit,… do rác thải gây ra. Vấn đề rác thải cũng tiêu tốn hàng trăm tỉ từ ngân sách nhà nước mỗi năm nhằm xử lí rác, cải tạo môi trường.

Nguyên nhân do đâu mà rác thải lại trở thành một vấn đề lớn? Trước hết, đó là do ý thức của người dân còn kém, nhận thức về môi trường chưa cao. Cùng với đó là do công tác tuyên truyền, giáo dục vẫn chưa diễn ra hiệu quả. Không những thế, không ít những doanh nghiệp, công ti sẵn sàng đánh đổi môi trường lấy kinh tế, trực tiếp xả thải các rác công nghiệp vào môi trường nhằm mục đích tiết kiệm, tăng lời. Những con người ấy đang làm cho vấn đề rác thải ngày càng trở nên trầm trọng và gây ra những tác động vô cùng tiêu cực lên môi trường sống của chúng ta, không chỉ hủy hoại tự nhiên mà còn là hủy hoại chính sự sống của con người.

Môi trường là nơi cho ta sự sống. Đã đến lúc con người phải thay đổi, chung tay xử lí vấn đề rác thải nói riêng và tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung. Để giải quyết tình trạng này, cần có sự đồng lòng, cùng nhau hành động từ tất cả mọi người, từ những cơ quan chức năng có thẩm quyền đến những người dân bình thường. Chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra và những hậu quả mà nó để lại, có những biện pháp răn đe, trừng phạt cứng rắn hơn nữa đối với các cá nhân, tổ chức cố tình xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm, tăng cường các hoạt động tái chế rác thải; bản thân mỗi người cũng cần tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, tích cực tham gia các hoạt động tập thể của các tổ chức bảo vệ môi trường,… Chúng ta mạnh mẽ lên án, phê phán những con người vô tâm, vị kỉ, không biết tôn trọng tự nhiên, xả rác tùy tiện, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cả cộng đồng.

Hãy rèn cho mình một lối sống đẹp, chan hòa với thiên nhiên. Đừng để rác thải hủy hoại cuộc sống của chúng ta và tương lai con cháu của chúng ta sau này, bạn nhé!

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 3

Hiện nay, rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu. Những sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm do rác thải nhựa đã đạt tới những con số đáng báo động. Vậy, chúng ta phải làm gì để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ hành tinh xanh - sạch - đẹp.

Các sản phẩm, dụng cụ làm từ nhựa rất đa dạng. Gồm có ly nhựa, túi nilon, hạt nhựa, chai, hộp nhựa, hộp đựng thức ăn, ống hút … Bởi tính tiện dụng, giá thành rẻ, dễ gia công, dễ sử dụng và khả năng tái chế cao, các sản phẩm từ nhựa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.

Loại rác thải từ nhựa có tuổi thọ rất cao, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một chiếc túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng vài phút rồi vứt đi. Nhưng thật ra, chúng có thể tồn tại từ 20 năm, 50 năm lên đến 10 thế kỷ. Kinh khủng nhất là chúng không bị loại trừ hoàn toàn khỏi môi trường.

Bên cạnh đó, chất thải nhựa khi đốt bên ngoài môi trường sẽ tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan. Đây là những chất kịch độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.

Sự ra đời của nhựa và các sản phẩm từ nhựa mang lại nhiều lợi ích. Nhưng nhựa cũng chính là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường tự nhiên. Lượng rác thải từ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và từ các điểm du lịch ngày càng nhiều. Rác thải nhựa đã và đang trở thành vấn nạn lớn của xã hội.

Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Đây là những con số vô cùng khủng khiếp, báo động khẩn cấp đến tất cả mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Hậu quả mà rác thải nhựa để lại vô cùng khôn lường. Tất nhiên, hiểm hoạ đại dương do rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi.

Vậy nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng tăng cao là do đâu? Đâu tiên chính là thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần. Năng lực quản lý yếu kém: Lượng rác thải nhựa quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Điều này càng làm tăng gánh nặng cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Công tác phân loại rác, xử lý rác thải còn hạn chế. Ý thức người dân còn kém: người dân có ý thức kém, chưa nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm rác thải nhựa đối với môi trường, đặc biệt là môi trường biển.

Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, hãy hạn chế sử dụng những đồ nhựa dùng một lần và túi nilon. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người dân về vấn đề rác thải. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh - sạch - đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 4

Báo cáo của Liên hợp quốc cho thấy, mỗi năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ chai nhựa, hơn 500 tỷ túi ni-lông. Lượng rác thải nhựa đủ để phủ kín gấp bốn lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó 13 triệu tấn rác nhựa thải ra đại dương. Việc lạm dụng sử dụng túi ni-lông khó phân hủy, các sản phẩm nhựa, nhất là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường với môi trường.

Theo một số nghiên cứu, trung bình để phân hủy hoàn toàn các chất thải từ nhựa và nilon phải mất hàng trăm năm. Chất thải nhựa nilon khi đốt sẽ tạo ra khí thải tồn tại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe con người; rác thải nhựa nằm rất nhiều dưới đáy đại dương và sẽ trở thành một phần thức ăn đầu độc các sinh vật biển.

Đáng lo ngại, ô nhiễm nhựa gây thiệt hại to lớn cho môi trường và hệ sinh thái như rác thải nhựa bóp nghẹt dòng chảy của các dòng sông, gây phá hủy, hoặc suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều loại sinh vật bị chết do vướng vào lưới đánh cá bị mất, hoặc bị bỏ lại trên các đại dương, cũng như ăn nhầm nhựa do nhầm lẫn với thức ăn. Các hạt vi nhựa có lẫn trong nước biển có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có sẵn trong nước biển và trầm tích biển. Các hạt này theo chuỗi thức ăn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý cho các loài sinh vật bậc cao hơn, bao gồm cả con người. Việt Nam đang đứng thứ 17 trong số 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa ra đại dương nhiều nhất thế giới.

Bên cạnh việc phải giải quyết những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, thì rác thải nhựa, ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà con người phải đối mặt. Vì vậy, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn (tuần thứ ba tháng 9 hằng năm) năm 2019, được Liên hợp quốc tập trung vào vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa bằng việc khuyến khích tất cả các quốc gia và địa phương cùng nhau hành động chống ô nhiễm rác thải nhựa.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa, túi ni-lông đối với kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe con người; xây dựng các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm tiêu thụ, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa đến cộng đồng và người dân. Các doanh nghiệp, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường, từng bước giảm đến mức thấp nhất, hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần, khó phân hủy; tổ chức sản xuất các sản phẩm thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường bảo đảm chất lượng, kỹ thuật và quy định của pháp luật...

Mỗi người dân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động cụ thể, thiết thực. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu; lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng…

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 5

Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”. Lượng rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.

Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắng".

Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.

Để giải quyết những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilon, năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những hành động cụ thể để giảm thiểu và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường. Đồng thời, tăng cường tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải nhựa.

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 6

Mỗi người ai cũng muốn làm đẹp cho mình. Những tòa nhà, thành phố hay đất nước cũng vậy. Nhưng vô hình chung, chúng ta đang làm xấu đi hình ảnh của chính những con đường, khu phố và đất nước mình đang ở bằng những rác thải hằng ngày. Rác thải đã trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của xã hội hiện nay.

Rác thải có thể hiểu đơn giản là những thứ không còn dùng đến nữa được người ta bỏ đi. Ai cũng có thể định nghĩa được về rác nhưng về những cách phân loại rác thì không phải ai cũng biết. Tùy theo những tiêu chí khác nhau sẽ có các loại rác khác nhau: như chia theo nguồn gốc phát sinh có: rác thải rắn sinh hoạt, dịch vụ, rác xây dựng, rác thải dịch vụ và rác thải y tế; chia theo thành phần có rác thải vô cơ và hữu cơ, tái chế. Đây là những cách phân loại phổ biến trong cuộc sống.

Thực trạng xử lí rác thải đang là vấn đề đáng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo những số liệu được công bố năm 1900, đã có khoảng 220 triệu người sống ở các thành phố, phát sinh ra ít nhất 300.000 tấn chất thải rắn, bao gồm rác thực phẩm, bao bì và các vật dụng gia đình khác. Một trăm năm sau, hơn 2,9 tỷ người sống ở các thành phố và tạo ra hơn 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày. Hiệp hội Chất thải rắn quốc tế (ISWA) báo cáo nêu bật “tình trạng khẩn cấp toàn cầu” đối với số lượng rác thải ra ảnh hưởng đến cuộc sống.

Trong tình trạng chung của thế giới, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tình trạng rác thải đáng lo ngại nhất. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới trên 109 quốc gia chỉ ra rằng Việt Nam đứng thứ 17 trên bảng "thành tích" về rác thải nhựa. Không cần những con số ấy ta vẫn có thể nhận thấy qua hình ảnh rác ở Việt Nam. Khi bạn ra đường, rất khó để có thể không nhìn thấy bãi rác nào ở trên đường: những bao rác thải ngay cạnh những khu dân cư đông người, những bệnh viện, công trình; những bãi rác ngay bên chợ và cả những nơi ngập rác chưa được xử lí tại một khu xử lí rác cách đó chẳng bao xa. Ở những khu vui chơi, những lon nước ngọt, những vỏ bánh kẹo vứt la liệt ở mọi nơi, ngay cả gần thùng rác. Rồi ở gần Tháp Rùa, chẳng thấy cụ rùa đâu mà chỉ toàn rác ngập nước. Đó là ở đất liền, ra đến ngoài biển, người ta đã quen với cảnh biển đầy nhựa thay vì cá. Những rác thải sinh hoạt từ người du lịch, dân cư gần đó, những tàu đi đánh bắt cùng với rác thải của những khu công nghiệp xả thẳng ra biển mà chưa qua xử lí giờ không đủ để người dân bất ngờ mà chỉ lắc đầu ngán ngẩm. Rác tràn lan ở khắp mọi nơi: từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền ra biển. Nó được xử lí hoặc không, nếu được xử lí cũng chỉ là đốt hoặc chôn xuống đất- những cách làm chỉ gia tăng thêm sự ô nhiễm. Có thể thấy người dân hiện nay vẫn chưa nhận thức được việc vứt rác và xử lí rác sao cho hợp lí.

Hậu quả của việc vứt rác không đúng chỗ, xử lí rác không theo quy định, không phải tìm đâu xa, mọi người dân đều nhận thức được. Cảnh quan nhà cửa, đường phố hẳn không thể đẹp khi có những bãi rác bẩn thỉu, hôi thối. Nhất là với một đất nước du lịch như Việt Nam, việc giữ gìn mĩ quan lại càng cần thiết. Ta đã thấy rõ những con số về người du lịch giảm đi vì môi trường ô nhiễm ở những vùng biển Vũng Tàu, Sầm Sơn, … Việc rác thải lâu ngày không được xử lí sẽ phát sinh ra nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh, dễ gây những bệnh hô hấp cho con người. Thực tế chỉ ra, những nơi không có hệ thống vệ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh về da, hô hấp cao hơn những nơi còn lại. Và rác thải- một thách thức lớn không kém gì biến đổi khí hậu. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm khi rác không được xử lí đúng: những chất không phân hủy được chôn xuống đất gây ô nhiễm đất, nguồn nước, khi đốt lại gây ra khí độc làm ô nhiễm không khí và hại cho sức khỏe. Biển đã bị biến đổi, sinh vật biển không thể sống bởi hàng tấn rác thải trên mặt nước. Việc thủy, hải sản chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ đến những người chăn nuôi, đánh bắt. Việc thu gom và xử lí rác đã chiếm một khoản không nhỏ trong ngân sách địa phương và quốc gia nhưng vẫn không có hiệu quả gì.

Không khó để chúng ta đưa ra những nguyên nhân của vấn đề này. Đầu tiên, phải nói về ý thức của người dân. Sự thiếu ý thức của người dân về việc vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác cũng như chưa ý thức được tác hại của sự việc. Mặt khác, họ rất ít khi được phổ biến hay giáo dục về những cách phân loại rác ở các cơ quan hay nơi mình ở. Thụy Điển trở thành một quốc gia sạch nhất thế giới, thậm chí phải nhập khẩu … rác là nhờ ngay trong gia đình, họ cũng có ý thức phân loại rác thành các phần: có thể và không thể tái chế để giúp ích cho quá trình xử lí và tái chế rác. Ở nước ta, vẫn chưa có những nhà máy xử lí và tái chế rác, hình thức xử lí vẫn còn đơn sơ vừa gây hại môi trường, vừa rất lãng phí. Những hoạt động tuyên truyền vẫn chưa phổ biến, chưa tác động trực tiếp tới người dân.

Đã đến lúc chúng ta phải giải cứu cho môi trường, cho chính cuộc sống chúng ta! Một vài giây để vứt rác đúng chỗ, một phút để rác đúng phân loại của nó và một lời nhắc nhở dành cho mọi người để vứt rác đúng chỗ. Những thói quen tốt được hình thành từ những điều nhỏ nhặt ấy. Thay vì phải bỏ ra hàng tỉ đồng để dọn rác và xử lí ô nhiễm, chính phủ có thể tăng mạnh biện pháp tuyên truyền ý thức và xử phạt với những người, tổ chức thiếu ý thức. Một chiếc thùng rác xinh xắn với dòng chữ “Hãy cho tôi rác” đặt thường xuyên trên hè phố, trong các tòa nhà sẽ gây được sự chú ý. Những việc ấy, không có gì là khó cả.

Các cụ thường dạy: “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Sống trong một môi trường sạch đẹp, thoáng mát vẫn tốt hơn, phải không nào?

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 7

Xã hội ngày càng phát triển nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Cuộc sống của con người được trợ giúp nhiều hơn nhờ các loại máy móc tân tiến. Tuy nhiên, kéo theo đó là một số hệ lụy mà chúng ta không thể coi thường. Và một trong số đó là vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường. Có thể nói, hiện nay, đây là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên, không phải ai cũng có những hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường và hạn chế những vấn đề rác thải.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đang thải ra ngoài môi trường rất nhiều loại rác thải. Nếu như tất cả các loại rác thải ấy được để hết vào thùng rác để đưa về nhà máy rác xử lí thì môi trường của chúng ta đã bớt ô nhiễm. Nhưng thực trạng cho thấy, trong rất nhiều tình huống hàng ngày, chúng ta đang vô tình hoặc cố tình xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường.

Ở Bờ Hồ, trên bờ và cả dưới nước đều có rất nhiều vỏ chai, vỏ lon và túi ni lông mặc dù xung quanh có các thùng rác. Rác thải đặc biệt là rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối. Có rất nhiều người có thể vô tình, hoặc cố tình xả rác ngay tại chỗ, vì lười đi ra thùng rác. Nhưng dù sao, đó cũng là những hành động vô ý thức, gây mất mĩ quan và ô nhiễm môi trường. Ở Bờ Hồ, đã có rất nhiều lần cụ rùa phải ngoi lên vì khó thở. Việc làm ô nhiễm môi trường sẽ làm cho môi trường sinh thái cũng bị ảnh hưởng theo. Ngay cả ở các khu du lịch, có rất nhiều các thùng rác, biển cấm xả rác, nhưng vẫn có những người khách du lịch có vẻ vẫn không quan tâm đến việc này cho lắm. Họ vẫn “tiện tay” vứt rác khắp mọi nơi, khiến cho những nơi đang đẹp đẽ lại trở nên xấu đi bởi sự điểm xuyết của túi ni lông, của vỏ chai. Việt Nam chúng ta có rất nhiều những khu du lịch đẹp, thế nhưng đang bị tàn phá dần dần bởi sự vô ý thức của một số người khách tham quan.

Trong các trường học, hiện tượng xả rác bừa bãi cũng rất phổ biến. Các bạn học sinh thản nhiên vứt những tờ giấy không dùng đến hay vỏ hộp đồ ăn vào ngăn bàn mà không chịu đem ra thùng rác vứt. Có nhiều bạn thậm chí còn để đồ ăn thừa vào trong ngăn bàn. Và chỉ một vài ngày sau, đồ ăn đó bị hỏng, mốc, sẽ bốc mùi gây ảnh hưởng đến không khí của cả phòng học. Bài học vứt rác đúng nơi quy định là một bài học mà mỗi chúng ta đều được học từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, và được thầy cô, người lớn nhắc nhở rất nhiều. Vậy mà vẫn còn rất nhiều bạn làm không đúng, dẫn đến rất nhiều rác thải trong môi trường học tập của lớp.

Ngay cả ở nông thôn, nơi mà vẫn được chúng ta vẫn coi là một nơi có bầu không khí rất trong lành. Tuy nhiên, càng ngày, vùng nông thôn lại càng bị ô nhiễm nặng nề. Một phần do ở nông thôn, mọi người vẫn chưa có nhiều ý thức bảo vệ môi trường. Rác thải thường chỉ được đổ tập trung tại một nơi gần nhà, hoặc vứt bừa ra đường chứ chưa có nhiều thùng rác. Hơn nữa, ở nông thôn, còn có rất nhiều các loại rác thải hóa học. Người nông dân sau khi sử dụng phân bón hóa học xong không vứt bao bì, chai lọ đựng phân bón ra ngay bờ ruộng chứ không vứt vào thùng rác. Lâu dần, những mảnh chai lọ có thể gây bị thương cho người khác, chất hóa học dư thừa sẽ ngấm vào đất gây ra những tác hại rất lớn như ngấm vào gây ô nhiễm nguồn nước.

Nguyên nhân của tình trạng rác thải bị xả bừa bãi hiện nay là gì? Thứ nhất, đó là do ý thức của người dân chưa tốt. Mọi người thường có tâm lí rằng, vứt một chút rác ra đường thì đâu có sao. Thế nhưng, họ không biết rằng, mỗi người một chút, hơn bảy tỉ người trên thế giới, sẽ khiến Trái đất của chúng ta trở thành hành tinh rác nếu như đống rác thải ấy không được xử lí kịp thời. Thứ hai, đó là do người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Đây cũng là hậu quả của việc các cơ quan có thẩm quyền chưa tuyên truyền, giáo dục đúng cách. Vì thế, đa số người dân vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường, cũng như chưa quan tâm đến việc bỏ rác vào đúng nơi quy định. Hơn nữa, hệ thống xử lí rác thải của nước ta còn lạc hậu, nên chưa xử lí được triệt để rác thải.

Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể hạn chế được việc thải rác ra môi trường, cũng như hạn chế việc mọi người xả rác vô ý thức?

Đầu tiên, phải nâng cao ý thức của mỗi người dân. Người dân có ý thức thì sẽ hạn chế được việc vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Hơn nữa, chúng ta cần khuyến khích việc tái sử dụng túi nilon, sử dụng nhiều các túi hữu cơ để có thể bảo vệ môi trường. Túi nilon khi không được xử lí trong các nhà máy mà chỉ bị chôn xuống đất thì sẽ rất khó phân hủy, và gây hại cho đất. Các cơ quan có thẩm quyền cũng cần thắt chặt và xử phạt thật nặng đối với những đối tượng vi phạm. Chỉ có như thế, vấn đề rác thải mới có thể giảm được phần nào.

Rác thải đang càng ngày càng nhiều, việc tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân cũng được thực hiện ngày một tốt hơn. Đó là một dấu hiệu rất tốt. Mỗi người chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và bảo vệ chính cuộc sống của mình. Rác thải - một ngày nào đó sẽ trở thành vấn nạn gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta. Hãy ý thức hơn, để Trái đất trở lại thành hành tinh xanh nhưng cái tên của nó.

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 8

Con người đang phụ thuộc rất lớn vào nhựa. Năm 1950, sản lượng nhựa toàn cầu chỉ khoảng 2 triệu tấn mỗi năm, còn hiện tại, con số ấy đã tăng lên 330 triệu tấn. Rác thải nhựa đang bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi khắp nơi trên thế giới, cả trên đất liền và trên biển, đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường. Câu hỏi được đặt ra là, vậy phần lớn rác thải từ nhựa sẽ đi đâu? Theo các số liệu, đến năm 2015, đã có khoảng 6.300 triệu tấn chất thải nhựa được con người tạo ra.

Tuy nhiên, chỉ 9% trong số đó có thể tái chế, 12% bị đốt và 79% nằm trong những bãi rác hoặc bị vứt bừa bãi khắp Trái đất, cả trên đất liền và trên biển. Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, làm thay đổi tính chất vật lí của đất, gây xói mòn, làm cho đất không giữ được nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Bên cạnh đó, rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh.Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi.

Theo các chuyên gia ước tính, hiện nay, 33,5 triệu tấn rác thải nhựa đang lênh đênh trên đại dương, và mỗi một dặm vuông (khoảng 2,6 km vuông) nước biển có khoảng 46.000 phế phẩm từ nhựa trôi nổi. Con số này vẫn đang gia tăng một cách đáng sợ. Chỉ tính riêng dòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương trong 40 năm qua, lượng phế thải nhựa gia tăng tới 100 lần. Theo thống kê của Liên hợp quốc, ước tính đến năm 2050, nhựa trong đại dương sẽ nhiều hơn cả cá. Và nếu nối tất cả rác thải từ nhựa được con người vứt bừa bãi trong một năm thành một sợi dây thì độ dài của sợi dây ấy có thể quấn quanh Trái đất tới 4 vòng.

Cũng theo báo cáo của Liên hiệp quốc, Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới. Điều này đang đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường, đe dọa biến Trái đất trở thành “Trái nhựa” theo đúng nghĩa đen.Rác thải từ nhựa cũng đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, trên đất liền và cả trong lòng đại dương. Chúng không phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rác thải từ nhựa. Xác một con cá nhà táng vừa được phát hiện tại Indonesia, trong dạ dày nó có chứa: 115 ly nhựa, 25 chiếc túi nhựa, 4 chai nhựa, 4 đôi dép kẹp và hơn 1000 mảnh nhựa. Không khó để tìm kiếm những hình ảnh sinh vật chết do ăn phải nhựa hoặc bị mắc kẹt vào nhựa dẫn đến biến dạng cơ thể trên internet. Ngoài ra, do thời gian phân hủy rất lâu nên khi rơi xuống biển, rác thải nhựa phủ lên bề mặt và giết chết các quần thể san hô, gây biến dạng hệ sinh thái dưới đáy biển.

Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động xấu tới sức khỏe con người. Nhựa phân rã thành vi nhựa, và những vi nhựa này được hấp thụ bởi các loài khác nhau, ví dụ như sinh vật phù du, các loài cá và các loài chim… Con người nằm ở đỉnh chuỗi thức ăn này. Đại diện thường trực của Na Uy tại Liên Hợp Quốc Mari Skare phát biểu: “Cá ăn nhựa và con người ăn cá, vì vậy chúng ta có một vấn đề”. Bạn có biết: Nếu bạn ăn cá mỗi bữa cơm thì số lượng hạt vi nhựa bạn ăn vào người là 11.500 hạt / năm; nếu bạn thích ăn nghêu / hàu - thì mỗi con chứa tối thiểu 8 hạt vi nhựa trong phần thịt; ở cấp tế bào, mỗi một tế bào trong lòng đại dương chứa khoảng 8 phân tử nhựa; độc tố từ nhựa được nhiễm vào mô mỡ của các loài động vật mà chúng ta ăn hàng ngày, và đương nhiên con người cũng chịu ảnh hưởng tương tự.

Tuy vậy, làm sao để để xóa sổ toàn bộ số lượng nhựa, túi nilon khổng lồ này lại là điều không hề dễ dàng. Thời gian phân rã của các phế phẩm từ nhựa luôn xếp top đầu trong số các loại rác thải, khoảng 350 - 1.000 năm nếu chôn dưới lòng đất. Cần phân biệt rõ, phân rã và phân hủy là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Phân hủy là quá trình vi sinh vật tiêu hóa và biến nó thành các phân tử hữu cơ, phục vụ cho sự sống mới. Trong khi đó, phân rã là quá trình chia vật lớn thành những vật nhỏ hơn. Các vi khuẩn rất khó để ăn được nhựa. Cơ bản nhựa không bị tiêu hủy mà chỉ bị cắt nhỏ, những mảnh nhựa lớn sẽ bị rã ra thành vi nhựa theo thời gian.Chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được tác hại của rác thải trên đất liền, ngoài đại dương và khắp mọi nơi.

Con người đang đánh đổi sự tiện lợi trước mắt lấy những thiệt hại lâu dài về môi trường cũng như tương lai Trái đất. Chưa bao giờ, việc loại bỏ vật dụng này khỏi cuộc sống lại cấp thiết như hiện nay. Với những con số đáng báo động, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức và hành động của cả cộng đồng và cá nhân để đối phó với vấn đề này. Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.

Để giải quyết những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilông, năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những hành động cụ thể để giảm thiểu và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường. Đồng thời, tăng cường tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải nhựa.

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 9

Hành tinh xanh của chúng ta đang phải chống chọi với rất nhiều vấn nạn mà chúng ta đang không thể nào giải quyết được. Rác thải và đặc biệt là rác thải nhựa đang lại một vấn nạn mà chưa quốc gia nào có cách giải quyết. Chúng ta ngày nào cũng phải nghe những thông tin rất nhiều rác thải nhựa được vứt ngoài bãi biển, khiến cho các loài động vật dưới biển ăn phải. Hàng ngày chúng ta gặp không biết bao nhiêu người sử dụng những túi ni lông, cốc nhiệt, các chai lọ,... Đất nước càng phát triển khiến cho con người ta luôn tìm đến những thứ gì đó tiện lợi mà những vật dụng khác thì sẽ tìm và không có nhiều như đồ nhựa. Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một ví dụ điển hình là chai nhựa đựng nước bạn uống hằng ngày chẳng hạn, chúng có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ. Và khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu và tiếp tục phá hủy đại dương từng chút một. Những mối hại như vậy, cần cả nhân loại chung tay góp sức để giảm thiểu chúng, đây không phải là trách nhiệm của một ai, một tổ chức nào mà là tất cả mỗi chúng ta. Trả lại một hành tinh xanh, sạch, đẹp.

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 10

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai. Đặc biệt là đối với rác thải nhựa,với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni-lông, hộp đựng đồ ăn, cốc…) cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới.

Túi nilon đã trở thành vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Nó gắn với thói quen cố hữu của không ít người dân. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn.

   Hiện nay con người đang quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng một lần, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.

Nếu túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,…

   Để giảm thiểu tối đa tác hại của túi nilon nguời sử dụng cần hạn chế sử dụng túi nilon thông thuờng bằng cách sử dụng túi dùng nhiều lần và có khả năng phân huỷ sinh học khi đi mua hàng; không nên dùng túi nilon rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng, có vị chua. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy định

Mỗi người dân nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động cụ thể, thiết thực. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu; lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng…

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 11

Nhựa là một chất liệu đánh dấu sự phát triển quan trọng của cuộc sống hiện đại. Nó nhanh chóng len lỏi vào các ngành sản xuất và cho ra đời rất nhiều đồ dùng làm bằng nhựa được sử dụng rộng rãi. Kéo theo đó, là những tranh cãi về lợi ích và tác hại của chúng.

Trước hết, chính là những tiện ích mà đồ dùng bằng nhựa mang lại. Đó là một điều hết sức hiển nhiên mà ai cũng nhận ra và công nhận. Các đồ dùng được làm bằng nhựa luôn rất đa dạng về màu sắc, với đủ tông màu, mức độ đậm nhạt tùy thích. Hơn nữa, chất liệu nhựa còn rất dễ xử lí và tạo hình nên có thể cho ra đời rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho cùng một món đồ. Chúng cũng có một ưu thế hơn so với các đồ dùng làm từ kim loại, là rất nhẹ, nên dễ sử dụng và di chuyển. Đồ dùng bằng nhựa còn khá bền, không bị hen rỉ khi để ở ngoài trời hay môi trường nước lâu ngày. Quan trọng nhất là các món đồ dùng làm từ nhựa luôn có giá thành rẻ hơn nhiều so với các món đồ làm từ chất liệu khác như gỗ, sắt, thép, đồng… Với tất cả những ưu điểm vượt trội đó, đồ dùng bằng nhựa đem đến rất nhiều tiện ích trong cuộc sống. Vì vậy, nó đã len lỏi và có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, cùng với những tiện ích đó, đồ dùng bằng nhựa cũng đem đến những tác hại khiến người ta phải đau đầu. Đó là đồ dùng bằng nhựa không thể chịu được nhiệt độ cao, nên khi bị sử dụng để đựng các đồ còn nóng như thức ăn, canh, trà… dễ gây bệnh cho người sử dụng. Nhưng do giá thành rẻ lại đa dạng mẫu mã, nên nhiều quán ăn vẫn sử dụng đồ làm từ nhựa để đựng thực phẩm nóng. Không chỉ vậy, đồ dùng bằng nhựa còn rất khó để phân hủy. Nó cũng như túi nilon có thể tồn tại rất lâu trong môi trường, dẫn đến ô nhiễm môi trường. Hiện nay, dù là trong đất, nước, không khí, trong cơ thể động vật đều có xuất hiện nhựa. Đó là một hiện trạng hết sức đáng buồn. Vì vậy, đã có nhiều phong trào vì bảo vệ môi trường đã đứng lên kêu gọi ngưng sử dụng các loại đồ dùng làm từ nhựa dùng một lần.

Đồ dùng bằng nhựa vừa đem lại nhiều tiện ích nhưng cũng ẩn chứa nhiều tác hại. Hai yếu tố đó tồn tại song song với nhau. Hiện nay, vẫn chưa có một chất liệu nào có thể thay thế được nhựa, vì vậy chúng ta khó mà từ bỏ các đồ dùng làm từ chất liệu này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và môi trường bằng các biện pháp tích cực. Như không dùng đồ làm từ nhựa để đựng thực phẩm nóng. Hạn chế sử dụng đồ dùng làm từ nhựa một lần, mà ưu tiên các loại có thể tái chế được. Khi không sử dụng nữa, thì đem phân loại, vứt đúng nơi quy định để chúng được đưa đến nhà máy xử lí. Như vậy, thì các đồ dùng làm từ nhựa sẽ giảm đi phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta.

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 12

Cuộc sống hiện đại đòi hỏi nhịp sống của con người cần phải diễn ra nhanh hơn. Cũng chính vì lẽ đó, nhiều sản phẩm hữu ích, tiện lợi cũng được ra đời. Đồ dùng bằng nhựa cũng là một trong số những sản phẩm như thế. Chúng ta sử dụng đồ dùng bằng nhựa thường xuyên trong đời sống của mình, vậy, cần nhìn nhận về tiện ích và tác hại của chúng ra sao để sử dụng cho hợp lí là một câu hỏi cần thiết phải được làm sáng tỏ.

Hầu hết trong mọi gia đình đồ dùng bằng nhựa là thứ không thể thiếu, vậy chúng ta có biết nhựa là gì không? Nhựa hay còn có tên gọi tiếng anh quen thuộc đó là plastic. Đây là một vật liệu chất dẻo vô cùng linh hoạt, là một chuỗi các hạt phân tử được liên kết lại với nhau và được gọi là các polymers. Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều cách để phân loại nhựa và theo mỗi cách khác nhau, nhựa cũng được phân thành các loại khác nhau. Chính vì sự đa dạng trong cách phân loại đó mà nhựa được ứng dụng rất nhiều trong các đồ dùng sinh hoạt, bao bì sản phẩm, trong mọi lĩnh vực khác nhau. Thứ gần gũi nhất ta được thấy đều làm từ nhựa như vỏ chai nước, cốc nhựa, túi nilon,…Ngoài ra, những đồ dùng được làm bằng nhựa có mức giá rẻ, phải chăng nên được con người sử dụng vô cùng phổ biến. Chắc hẳn chúng ta đến những cửa hàng tiện lợi hay tạp hoá để mua hàng hoá đều được đựng trong túi nilon, hay ngay cả những sản phẩm chúng ta tiêu dùng hàng ngày đều được đóng gói bằng bao bì nhựa. Đặc biệt, cuộc sống hiện đại càng ngày càng ưu tiên những thứ tiện dụng, nhanh gọn và những sản phẩm từ nhựa đã làm tốt những yêu cầu đó như cốc nhựa, bát, đĩa, đũa dùng một lần. Có thể nói, nhựa là một chất liệu khó có thể thay thế trong cuộc sống của con người.

  Có thể ta đã biết, trên thế giới này, không có gì là hoàn toàn lí tưởng, mọi vấn đề đều tồn tại hai mặt tốt và xấu. Trước tiên, ta phải kể đến những lợi ích mà sản phẩm từ nhựa mang lại. Không thể phủ nhận rằng đồ dùng bằng nhựa rất dễ dàng sử dụng và tiện lợi. Sự ra đời của đồ nhựa dùng một lần được xem như là một giải pháp giúp tiết kiệm thời gian cho con người. Sau những buổi tiệc tùng nhiều bát đũa, thay vì mất thời gian và công sức để làm sạch, giờ đây ta có thể thay thế chúng bằng những bát, đũa, cốc dùng một lần. Hơn nữa, loại nhựa có độ bền cơ học cao, chịu được nhiệt độ cao nên nhiều gia đình đã lựa chọn những hộp đựng thức ăn bẳng nhựa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Bên cạnh đó, vì giá thành rẻ nên nó là lựa chọn hàng đầu cho các cửa hàng buôn bán kinh doanh. Giá cho một chiếc túi nhựa sẽ không quá 1.000 đồng, rẻ hơn rất nhiều so với việc dùng túi vải hay túi giấy có thể tái sử dụng. Và khi mua túi nilon với số lượng lớn còn giúp người buôn bán tiết kiệm được một số tiền vô cùng lớn. Đó là những lợi ích mà đồ dùng bằng nhựa đem lại.

Trái với những lợi ích trên, những đồ dùng bằng nhựa lại có những tác hại vô cùng lớn đến môi trường và sức khoẻ của con người. Ta có thể thấy những đồ dùng bằng nhựa ở khắp mọi nơi như trong các quán ăn, trên đường phố,… con người chỉ biết sử dụng chúng nhưng lại chưa biết cách để sử dụng một cách có hiệu quả. Việc gia tăng tình trạng sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong những năm gần đây đã khiến lượng rác thải nhựa thải ra ngoài môi trường tăng lên với con số đáng báo động. Con người sẵn sàng vứt những túi nilon bừa bãi trên đường phố, vỉa hè mà việc thu gom, xử lí rác thải của nước ta hiện nay vẫn chưa được nâng cao, chú trọng. Cách phổ biến để xử lí rác thải ở nước ta là đốt chúng, tuy nhiên điều đó sẽ làm sinh ra nhiều loại khí độc hại cho môi trường và chính cuộc sống của chúng ta. Khí dioxin và furan là những chất cực độc có khả năng làm suy giảm khả năng miễn dịch, gây khó thở và lâu dần nó sẽ có nguy cơ gây ra ung thư. Không những thế, những đồ dùng bằng nhựa có đặc tính lâu phân huỷ. Theo các nhà nghiên cứu, phải mất đến hàng trăm năm thì những túi nilon mới có thể phân huỷ được trong môi trường tự nhiên. Trong khi đó lượng rác thải nhựa thải ra ngoài môi trường vô cùng lớn và không được thu gom, xử lí sẽ khiến ảnh hưởng đến môi trường và là điều kiện lí tưởng để dịch bệnh sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, khi sử dụng những loại nhựa kém chất lượng có thể thôi nhiễm vào thức ăn và hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng gây ảnh hưởng nặng nề về sức khoẻ.

Qua đó, ta có thể thấy đồ dùng bằng nhựa mang lại cả lợi ích lẫn tác hại tới cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, lợi ích sẽ lớn hơn nếu chúng ta biết sử dụng và xử lí chúng đúng cách. Sau khi chúng ta sử dụng xong những túi nilon nên vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường vì điều đó sẽ khó khăn cho quá trình thu gom rác. Và sẽ hiệu quả hơn nữa nếu chúng ta biết cách phân loại rác thải giúp các nhà máy xử lí rác thải đỡ tốn công sức, tránh gây ô nhiễm khi đốt rác. Để xử lí rác thải tốt hơn, nước ta nên tập trung chú trọng ứng dụng những công nghệ để xử lí rác thải nhựa một cách tốt hơn và có hiệu quả hơn. Hơn nữa, tái sử dụng cũng là một cách tốt cho việc hạn chế thải một lượng lớn rác thải nhựa ra môi trường. Với một số những chai, lọ nhựa có thể tái sử dụng như để trồng cây, trồng hoa, trang trí,…

Tóm lại, lợi ích hay tác hại đều phụ thuộc hết vào cách chúng ta sử dụng. Ta cần biết tìm ra những giải pháp để hạn chế những tác hại và tận dụng được những lợi ích. Đồ dùng bằng nhựa dần trở thành thứ không thể thay thế trong cuộc sống thường ngày của con người. Vậy nên, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức khi sử dụng để bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 13

Nhựa là một loại chất liệu mới trong xã hội hiện đại có sức phổ biến vô cùng rộng rãi, Cùng với sự “thống lĩnh mạnh mẽ” của loại vật liệu này, trong xã hội bắt đầu dấy lên những bàn tán xung quanh vấn đề lợi ích và tác hại của nhựa.

Trước hết là lợi ích của nhựa. Thật hiển nhiên, yếu tố đầu tiên làm nên sự phổ biến rộng rãi của loại chất liệu này, chính là giá thành rẻ. Các đồ dùng làm từ nhựa không chỉ rẻ hơn các chất liệu khác, mà còn nhẹ nên dễ sử dụng. Đã vậy lại còn có màu sắc và kiểu dáng đa dạng vô cùng. Nhờ vậy, mà nhựa được sử dụng vô cùng rộng rãi, xuất hiện ở mọi nơi, mọi ngành hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, loại vật liệu này cũng có rất nhiều tác hại đi cùng. Trước hết là nhựa rất khó để phân hủy, vì vậy khi bị thải ra môi trường nó sẽ tồn tại mãi, gây nguy hiểm cho các loài động vật, ô nhiễm môi trường. Cùng với đó, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, nhựa sẽ sản sinh ra các chất gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa tìm được một loại chất liệu nào có nhiều ưu điểm như nhựa. Nên thay vì tẩy chay nó, chúng ta nên có các biện pháp phù hợp để hạn chế tối đa tác hại của nó. Chẳng hạn như không sử dụng đồ dùng làm từ nhựa để đựng thực phẩm, nước nóng. Vứt các đồ vật làm từ nhựa đúng nơi quy định để bên thu gom phân loại và tái chế nó.

Như vậy, nhựa có hại hay có lợi, đều là do ý thức sử dụng của con người quyết định. Chỉ cần chúng ta là những người tiêu dùng thông minh và có ý thức, thì mặt lợi ích của nhựa sẽ luôn lớn hơn rất nhiều so với tác hại của nó.

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 14

Trong thời đại hiện nay, vấn đề rác thải nhựa đang trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường toàn cầu. Mặc dù những sản phẩm nhựa mang lại sự thuận tiện, nhưng chúng cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và sức khỏe con người. Tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa đang đạt đến mức đáng lo ngại, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu rác thải nhựa, nhằm bảo vệ hành tinh xanh, sạch và đẹp.

Danh sách sản phẩm và dụng cụ làm từ nhựa ngày càng đa dạng, bao gồm ly nhựa, túi nilon, hạt nhựa, chai, hộp nhựa, hộp đựng thức ăn, ống hút, và nhiều loại khác. Với tính tiện dụng, giá thành rẻ, dễ gia công, sử dụng và tái chế, các sản phẩm nhựa được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong cuộc sống và sản xuất.

Rác thải nhựa có tuổi thọ rất cao, lên đến gấp 10 lần so với thời gian sử dụng của chúng. Những sản phẩm như túi nilon, ống hút, ly nhựa, được sản xuất nhanh chóng, sử dụng chỉ trong vài phút, nhưng có thể tồn tại trong môi trường từ 20 năm, 50 năm đến 10 thế kỷ. Đặc biệt đáng lo ngại là chúng không bị phân hủy hoàn toàn khỏi môi trường.

Không chỉ vậy, khi chất thải nhựa được đốt cháy ngoài môi trường, chúng tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan, những chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Mặc dù nhựa mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó cũng là nguồn gốc của nhiều vấn đề độc hại đối với sức khỏe và môi trường. Lượng rác thải nhựa từ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và từ các điểm du lịch đang gia tăng, biến rác thải nhựa thành một vấn nạn lớn trong xã hội.

Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam ước tính có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Con số này đặt ra một cảnh báo cấp bách đến tất cả mọi người trên thế giới. Hậu quả của rác thải nhựa là không thể đo lường được, đặc biệt là hiểm họa mà chúng tạo ra cho đại dương.

Sự gia tăng của vấn đề rác thải nhựa có nguồn gốc từ nhiều yếu tố. Thói quen lạm dụng nhựa sử dụng một lần là một trong những nguyên nhân chính. Năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, khiến cho lượng rác thải nhựa quá lớn so với khả năng xử lý. Sự phân loại và xử lý rác thải còn thiếu sót, đồng thời ý thức của người dân về nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa cũng chưa cao.

Để xây dựng một cuộc sống phát triển văn minh và hiện đại, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa. Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa một lần và túi nilon, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về vấn đề rác thải là những bước quan trọng. Chúng ta cần sống theo tinh thần "Mình vì mọi người, mọi người vì mình," để môi trường sống trở nên xanh, sạch, đẹp, và Trái Đất thực sự trở thành ngôi nhà chung của tất cả chúng ta.

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 15

Chúng ta luôn được nhắc nhở về sự quan trọng của việc "Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta." Môi trường trong lành và sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cả về thể chất và tinh thần của con người. Ngược lại, môi trường ô nhiễm sẽ mang lại những hậu quả nặng nề cho con người. Mặc dù chúng ta đã nhận thức về điều này, nhưng vấn đề rác thải vẫn là một thách thức lớn.

Rác thải có thể đơn giản được hiểu là những đồ đã qua sử dụng và không còn giá trị nên bị loại bỏ. Tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới, rác thải vẫn là một trong những vấn đề hàng đầu. Mỗi người Việt Nam trung bình thải ra khoảng 200kg rác mỗi năm. Chúng ta thường thấy rác thải bị vứt lung tung ở mọi nơi, đặc biệt sau các sự kiện lớn, lễ hội, tạo nên những "chiến trường" rác thải. Điều đáng nói là nhiều loại rác thải nhựa có thể mất hàng nghìn năm để phân hủy hoàn toàn. Ngay cả ở những nơi linh thiêng như đền chùa, miếu mạo, cũng có những người xả rác một cách không có tâm hồn. Nghiêm trọng hơn, rác thải từ các nhà máy, xí nghiệp thường được xả thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý.

Những hành động nhỏ như việc tiện tay vứt rác không đúng nơi, hoặc xả thải công nghiệp không đúng quy trình, mặc dù có vẻ nhỏ, nhưng lại gây ra hậu quả lớn. Rác thải làm xấu đi diện mạo của các thành phố, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, ung thư, và nhiều căn bệnh khác. Rác thải không qua xử lý còn gây suy giảm nhanh chóng chất lượng đất, nước, và không khí. Cảnh tượng thủy hải sản chết hàng loạt và cơn mưa axit do rác thải gây ra làm đau lòng. Hơn nữa, vấn đề rác thải tiêu tốn hàng trăm tỷ từ ngân sách nhà nước mỗi năm để xử lý và cải tạo môi trường.

Vấn đề rác thải trở nên lớn lên do nhiều nguyên nhân. Trước hết, đó là do ý thức của người dân vẫn chưa cao, và công tác tuyên truyền, giáo dục chưa đạt hiệu quả. Ngoài ra, một số doanh nghiệp, công ty còn hi sinh môi trường để lợi ích kinh tế, xả thải mà không quan tâm đến hậu quả. Những hành động này làm tăng trầm trọng vấn đề rác thải và tác động tiêu cực đến môi trường sống. Điều quan trọng là chúng ta cần phải đoàn kết hành động để giải quyết vấn đề này. Tuyên truyền, giáo dục cần được thực hiện mạnh mẽ để nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường và hậu quả của rác thải. Cần có biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với những người xả rác bừa bãi và tăng cường hoạt động tái chế. Mỗi người cũng cần tự ý thức trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Đến lúc phải thay đổi để chung tay xử lý vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường. Đòi hỏi sự đồng lòng và hành động cụ thể từ tất cả mọi người, từ các cơ quan chức năng đến người dân bình thường. Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường và hậu quả của rác thải. Chúng ta cần phải lên án những hành động vô tâm, vị kỉ, làm hại tự nhiên và tác động xấu đến cuộc sống của cộng đồng. Hãy xây dựng cho mình một lối sống hài hòa với thiên nhiên. Hãy ngừng để rác thải phá hủy cuộc sống của chúng ta và của thế hệ tương lai.

Nghị luận Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại - mẫu 16

"Ô nhiễm trắng," hay còn gọi là rác thải nhựa, đang trở thành một đe dọa lớn đối với môi trường toàn cầu, một hiểm họa không ngừng làm suy giảm chất lượng cuộc sống của chúng ta. Sự kết hợp giữa sự phổ biến và ưu tiên sử dụng sản phẩm nhựa khiến cho rác thải nhựa trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Điều đáng sợ hơn nữa là khi những sản phẩm nhựa này không còn hữu ích, chúng tiếp tục tồn tại trong môi trường sống của chúng ta suốt hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Vấn đề này vẫn đang là một thách thức lớn, và việc giải quyết nó có thể mất rất nhiều thời gian và nỗ lực.

Rác thải nhựa, hay còn được biết đến như thế nào? Sản phẩm nhựa khi còn trong quá trình sử dụng thì được xem là sản phẩm nhựa, nhưng khi chúng trở thành không còn hữu ích và phải được loại bỏ, chúng trở thành rác thải nhựa. Chẳng hạn, khi bạn uống hết nước trong một chai nhựa và bỏ chai đó đi, chai nhựa đó sẽ trở thành rác thải nhựa. Sự sử dụng rộng rãi của các sản phẩm như túi nilon, ca cốc nhựa, ống hút nhựa, và nhiều sản phẩm khác làm cho vấn đề rác thải nhựa trở nên phức tạp hơn. Sự khó phân hủy của nhựa là một trong những nguyên nhân chính khiến cho việc giải quyết vấn đề này trở nên khó khăn. Rác thải nhựa cũng có khả năng lan truyền vi nhựa ra môi trường, đặt ra thách thức lớn cho các quốc gia trên khắp thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Hiện nay, tình trạng gia tăng rác thải nhựa và vấn đề xử lý rác thải nhựa đang khiến nhiều quốc gia đau đầu. Mỗi phút, trên thế giới, có 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ, và ở Việt Nam, mỗi gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon mỗi tháng, dẫn đến việc thải ra môi trường khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa hàng năm. Rác thải nhựa trải đều ở mọi nơi, từ thành phố đến vùng quê, và vấn đề không phân loại rác thải đang làm cho tình trạng này trở nên hỗn độn. Việc chôn lấp rác thải nhựa vẫn là phương pháp chính để xử lý, nhưng nó gây ô nhiễm môi trường và còn thiếu công nghệ tái chế hiện đại.

Hậu quả của rác thải nhựa là nghiêm trọng, tác động đến môi trường đất và nước. Túi nilon, ví dụ, có thể làm cho đất mất khả năng giữ nước và ngăn cản sự hấp thụ dưỡng chất của cây cỏ. Việc vứt túi nilon vào ao hồ cũng gây tắc nghẽn, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn. Tác động của rác thải nhựa không chỉ giới hạn ở mức độ môi trường, mà còn đe dọa sức khỏe của con người. Đốt cháy rác thải nhựa có thể tạo ra chất khí độc hại như dioxin và furan, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, chúng ta cần phải tập trung vào nguồn gốc của vấn đề. Việc từ chối sử dụng sản phẩm nhựa và chuyển sang sử dụng các sản phẩm từ thủy tinh, sứ, gốm, hợp kim là một bước quan trọng. Cũng quan trọng là việc phân loại rác thải nhựa và thúc đẩy quy trình tái chế. Ngoài ra, công dân cần được tăng cường ý thức về nguy hại của rác thải nhựa và tham gia vào các chiến dịch thu gom rác thải nhựa, đặc biệt là tại các khu vực bờ biển.

Chúng ta cần phải đoàn kết hành động để bảo vệ môi trường sống của mình khỏi ô nhiễm gây ra bởi rác thải nhựa. Vấn đề này có thể giải quyết được nếu chúng ta cùng nhau thay đổi thói quen và hành vi sử dụng sản phẩm nhựa. Hãy chia sẻ thông điệp này và thuyết phục người xung quanh chúng ta tham gia vào cuộc chiến để bảo vệ môi trường.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên