Top 30 Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm

Tổng hợp các bài văn Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm (hay nhất)

Quảng cáo

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm - mẫu 1

Mỗi chúng ta sinh ra đều là một cá thể riêng biệt, mỗi người sẽ có một chính kiến, tính cách và thói quen khác nhau, dù là trẻ con cũng cần nhận được sự lắng nghe, thấu hiểu của người lớn. Vậy người lớn đã thực sự lắng nghe và thấu hiểu trẻ con hay chưa? 

Với trẻ con, người lớn thường có tâm lý bao bọc, muốn con thực hiện theo định hướng của mình và nghĩ rằng định hướng mình lựa chọn là tốt nhất cho con. Nếu trẻ con bày tỏ quan điểm thì thường bị cho là “trứng khôn hơn vịt”, “măng cao hơn tre”, “ông cụ non”. Chính sự thờ ơ của người lớn đã vô tình khiến trẻ em nảy sinh tâm lý tiêu cực hoặc làm trẻ tự ti, không mạnh dạn trình bày quan điểm bởi người lớn nghe xong rồi lại “để đấy”. 

Trên thực tế, khi cha mẹ có thể thấu hiểu và lắng nghe con cái, đứa con của họ sẽ có một tâm hồn lành mạnh, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngược lại, nếu không xây dựng được tiếng nói chung và mối quan hệ thân thiết với cha mẹ, trẻ em khó có thể tìm thấy sự hạnh phúc. Trong cuốn “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương”, tác giả Sara Imas đã chỉ ra rằng: Đến năm 12 tuổi, nếu trẻ không xây dựng được mối quan hệ thân thiết với cha mẹ thì quãng thời gian tiếp theo của cuộc đời, trẻ sẽ cảm thấy mất an toàn và khó tìm thấy hạnh phúc trong các mối quan hệ khi trưởng thành. Một đứa trẻ có năng khiếu về nghệ thuật, ước mơ đứng trên sân khấu cất tiếng hát của mình lại bị gò bởi sách vở, bài tập sẽ vô tình kìm hãm ước mơ của trẻ. Hay một đứa trẻ thích chơi thể thao, bố mẹ cũng không thể bắt trẻ từ bỏ ước mơ của mình vì định kiến bản thân chơi thể thao sẽ không học tập tốt những môn văn hóa. Nếu như không lắng nghe, không trò chuyện và tôn trọng ý kiến của trẻ em, người lớn sẽ không hiểu được tâm sự, nguyện vọng của trẻ em và cứ như thế trong một thời gian dài sẽ vô tình làm cho mối quan hệ của hai bên dần xuất hiện những khoảng cách. 

Quảng cáo

Để có thể lắng nghe, thấu hiểu trẻ em, người lớn cần giữ cho mình một tâm lý thoải mái, sẵn sàng chia sẻ những vấn đề với trẻ em bằng giọng điệu gần gũi, những hành động yêu thương: cùng tham gia chơi thể thao, cùng đọc sách,… Tuy nhiên, do gánh nặng mưu sinh mà người lớn có thể nhãng đi sự quan tâm, chăm sóc, vậy nên trẻ em cũng cần tự chủ động trò chuyện với người lớn để giúp họ giảm thiểu áp lực công việc và hiểu được suy nghĩ của mình.

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm - mẫu 2

Người lớn đã từng là trẻ em, nhưng trẻ em thì chưa từng làm người lớn”, dù là trong sinh hoạt hằng ngày, học tập, vui chơi hay đời sống tinh thần, thì con trẻ cũng rất cần nhận được sự lắng nghe và chia sẻ từ bố mẹ. Thực tế cho thấy rất nhiều ông bố, bà mẹ vẫn chưa thực sự lắng nghe con, vẫn chưa thực sự thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của con trẻ.

Quảng cáo

Bản thân mỗi đứa trẻ khi sinh ra đã là một cá thể riêng biệt, mỗi con sẽ có những tính cách và thói quen, tố chất khác nhau. Bởi vậy, cách dạy dỗ đối vói mỗi đứa trẻ cũng khác nhau. Bố mẹ không thể áp sở thích, đường hướng học tập của trẻ này lên trẻ khác. Bó mẹ cũng không thể để một đứa trẻ thích vận động ngồi một chỗ làm thơ, hay bắt một đứa trẻ có năng khiếu nghệ thuật phải học tốt về các con số. Nếu như không lắng nghe, không trò chuyện với con, thì vô tình cha mẹ đang kìm hãm những ước mơ của con. Khi cha mẹ thật sự lắng nghe thì trẻ em sẽ dần dần học được cách chia sẻ những khúc mắc, hy vọng và mong muốn của mình với cha mẹ. Dù cha mẹ có trò chuyện tán gẫu với con về bất cứ vấn đề gì thì đó cũng là một cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ đối với trẻ. Kỳ thực, con trẻ suy nghĩ vô cùng đơn giản, chúng chỉ muốn hằng ngày cha mẹ quan tâm tới mình nhiều hơn, trò chuyện với mình nhiều hơn. Cho dù đó chỉ là một số chuyện vặt.

Quảng cáo

Tuy nhiên, cũng có những lúc vì gánh nặng mưu sinh mà cha mẹ lại sao nhãng đi việc trò chuyện thấu hiểu với chúng ta. Những lúc như vậy, thay vì trách cứ cha mẹ chúng ta hãy tiến lại gần trò chuyện, tâm tình với cha mẹ. Điều đó vừa giúp cha mẹ giải tỏa bớt áp lục, đồng thời cũng giúp họ hiểu được suy nghĩa của chúng ta hơn.

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm - mẫu 3

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Chính vì vậy việc giáo dục, quan tâm chăm sóc trẻ em luôn là những vấn đề cấp thiết được nhà nước quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, trong cuộc sống hằng ngày ta vẫn bắt gặp những cảnh tượng trẻ em bị bạo hành gây bức xúc trong dư luận và xã hội. Có thể nói đây là 1 vấn đề nhức nhối cần phải được sớm loại bỏ để trẻ em được phát triển trong môi trường tốt nhất.

Vậy thế nào là bạo hành? Bạo hành là những hành động và lời nói có tính chất vũ phu, ngang ngược, đôi khi vô cùng độc ác. Cụ thể như xúc phạm, chà đạp, đay nghiến, tra tấn đánh đập bất chấp luân thường đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác. Bạo hành trẻ em là vấn nạn lên án những hành động vô nhân tính, độc ác đối với những đứa trẻ.

Trên thế giới và ở Việt Nam những năm gần đây đã thống kê hàng loạt vụ bạo hành trẻ em, xảy ra ở nhiều địa phương, nhiều môi trường sống, bao gồm những nơi văn minh như: trường học, quán ăn...thậm chí là trong chính gia đình. Dư luận Trung Quốc từng rúng động trước lời bộc bạch của một học sinh về sự thật cái chết của bạn cùng bàn. Nữ sinh lớp 7 bị bệnh tim nhưng thành tích học tập luôn đứng thứ hạng cao. Do bệnh lý cơ thể nên cô bé thường ngủ nhiều trong giờ học, giáo viên môn Anh Văn biết nhưng luôn đay nghiến, làm khó dễ, thậm chí dùng tay đánh thật mạnh vào lưng cô bé khi em đang ngủ. Kết quả em lên cơn co giật và qua đời.

Trong năm 2020, Việt Nam có rất nhiều vụ bạo hành gây phẫn nộ. Đầu năm, dư luận xôn xao vụ việc một người đàn ông ở xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trói và đánh đập tàn nhẫn con gái 6 tuổi. Và còn rất rất nhiều những sự việc đau lòng khác về nạn bạo hành trẻ em vẫn đang tiếp diễn hằng ngày.

Không những đánh đập tàn nhẫn, bạo hành trẻ em còn biểu hiện qua việc xúc phạm nhân phẩm, mắng nhiếc, dọa nạt khủng bố tinh thần các em. Hành động này không để lại dấu vết, không nhìn thấy bằng mắt nhưng vẫn đã và đang diễn ra hàng ngày trên đất nước ta.

Hậu quả của vấn nạn nhức nhối xã hội này có thể làm hỏng cả một thế hệ tương lai. Những đứa trẻ bị bạo hành có thể bị trầm cảm, rối loạn hành vi ứng xử. Khi trẻ sống trong môi trường bị cha mẹ đánh đập, xúc phạm, trẻ dễ có suy nghĩ tiêu cực và hình thành tư tưởng sai trái, dễ trở thành kẻ bạo lực, thậm chí tội phạm nguy hiểm của xã hội.

Nhân cách của trẻ bắt đầu hình thành từ những ngày nhỏ nhất, trách nhiệm bảo vệ yêu thương để trẻ phát triển bình thường là của cả xã hội. Hãy chung tay vì tương lai tươi sáng của những mầm non, những chủ nhân thế hệ mới của đất nước.

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm - mẫu 4

Việc học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt là đối với trẻ em, những mầm non tương lai của đất nước. Vậy thế nào là học tập? Học tập là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kĩ năng, giá trị. Học giúp chúng ta nâng cao hiểu biết của bản thân, vận dụng tri thức vào thực tiễn để làm việc hiệu quả. Tri thức là phương tiện hữu hiệu giúp chúng ta vươn tới thành công, khẳng định chính mình trong cuộc sống. Nhờ có vốn hiểu biết mà chúng ta biết phân biệt tốt, xấu, sai trái để hoàn thiện bản thân, bảo vệ chính mình và mọi người. Học tập giúp chúng ta tự tin hơn trong cuộc sống. Học tập là chìa khoá vạn năng để mỗi chúng ta có thể mở cửa tương lai chính mình, xây dựng nước nhà.

Trẻ em hiện nay được nhà nước tạo điều kiện đến trường, được gia đình chăm lo để phát triển toàn diện. Trẻ em có cơ hội nhiều hơn đề tiếp xúc với ngoại ngữ, tin học,... những tri thức cần thiết trong thời đại hội nhập. Rất nhiều học sinh đang nỗ lực, cố gắng học tập từng ngày để nâng cao tri thức.

Tuy nhiên, mình thấy vẫn còn đâu đây nhiều bạn chưa hiểu hết vai trò của việc học, còn ham chơi, lười biếng mà bỏ bê việc học. Mình thấy rất buồn vì điều đó.

Các bạn ạ, mình biết chúng ta còn là những cô cậu bé, ham chơi là điều dễ hiểu. Nhưng mình nghĩ chúng ta nên cân bằng giữa việc chơi và việc học, sắp xếp thời gian biểu hợp lí để có thể trau dồi tri thức cho bản thân. Chúng ta có thể học tập bằng nhiều hình thức như: tự học, học theo nhóm nhỏ, tìm hiểu tri thức qua internet,...Mình tin rằng nếu các bạn có cho mình phương pháp học tập hợp lí, đúng đắn thì sẽ không bao giờ thấy nhàm chán với việc học. Vì tương lai bản thân, vì niềm tự hào của gia đình, chúng ta cùng cố gắng nhé!

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm - mẫu 5

“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”

(Hồ Chí Minh)

Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi vậy mà những vấn đề liên quan đến trẻ em luôn được quan tâm. Một trong những vấn nóng hổi hiện nay là nạn bạo hành trẻ em.

Đầu tiên “bạo hành” là khi con người có những lời nói hoặc hành động có tính chất lăng mạ, xúc phạm hay tấn công, đánh đập một cách dã man, bất chấp vi phạm đạo đức, pháp luật. Tuy xã hội ngày càng phát triển, nhưng ở nhiều nơi, trình độ dân trí vẫn chưa có. Vì vậy, phụ nữ và trẻ em là những đối tượng dễ bị bạo hành nhất.

Người xưa có câu: “Yêu cho roi, cho vọt/Ghét cho ngọt cho bùi”. Suy nghĩ đó dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của con người, khiến cho việc đánh con cái đã trở thành một thói quen của các bậc phụ huynh, với lí do là có yêu thương mới làm như vậy. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng đứa con do mình sinh ra, mình có quyền dạy dỗ - dù là theo tiêu cực nhất. Họ dùng đòn roi để trừng phạt, dạy dỗ một đứa trẻ. Không chỉ trong gia đình, nạn bạo hành còn có thể diễn ra ở trong nhà trường diễn ra với muôn hình vạn trạng. Chắc hẳn ai cũng từng biết đến vụ việc một cô giáo nọ phạt học sinh bắt học sinh quỳ xuống để các bạn trong lớp tát liên tiếp vào mặt. Nhiều học sinh dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn cá nhân…

Trẻ em bị bạo hành không chỉ về thể xác mà còn bạo hành về tinh thần. Việc mắng nhiếc, dọa dẫm đã khiến cho các em cảm thấy sợ hãi, đôi khi còn tạo ra những ám ảnh trong tinh thần ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Cũng như dễ dẫn đến gặp phải chướng ngại tâm lý, trầm cảm... Việc bạo hành như vậy tuy không để lại dấu vết, không nhìn thấy bằng mắt, sờ được bằng tay nhưng để lại hậu khôn lường. Bởi những vết thương về thể xác có thể sẽ lành theo thời gian. Vết thương tinh thần sẽ khó chữa lành hơn rất nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến các hành vi bạo hành không chỉ đến từ trình độ dân trí kém, suy nghĩ cổ hủ đã ăn sâu vào tiềm thức. Mà còn xuất phát từ việc Nhà nước chưa có hệ thống pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh để xử lí các hành vi bạo hành trẻ em. Từ đó, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn hành vi bạo hành trẻ em. Đầu tiên, Nhà nước cần ban hành các luật quy định bảo vệ quyền lợi của trẻ em hay xử lí nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em. Tiếp đến, xã hội cần chung tay lên tiếng phê phán, cha mẹ cần thay đổi suy nghĩ cổ hủ…

Trẻ em cần được bảo vệ, yêu thương. Hãy xây dựng một xã hội văn minh để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên