Top 20 kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng (hay nhất)

Tổng hợp các bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng (hay nhất)

Quảng cáo

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 1

Trong những trang sử vàng chói lọi của nước ta, có rất nhiều những anh hùng kiệt xuất đã đứng lên vì độc lập tự do của tổ quốc. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến Hai Bà Trưng.

Hai bà là người đứng đầu của vùng đất Mê Linh trong bối cảnh nước ta bị giặc phương Bắc đô hộ. Với tài mưu lược và binh đao hơn người, cùng lòng yêu nước mãnh liệt, hai bà trở thành cái gai trong mắt kẻ thù. Thế là chúng lập mưu giết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách. Hành động ấy đã châm một ngòi nổ lớn, khiến hai bà quyết tâm đứng dậy, giết giặc trả thù nhà và nợ nước.

Quân đội của Hai Bà Trưng được nhân dân và các thế lực khác trong nước ủng hộ mạnh mẽ, nên ngày càng lớn mạnh. Thế như chẻ tre khiến quân giặc hoảng sợ, bỏ chạy về nước. Thế là, Hai Bà Trưng đã đem lại độc lập cho dân tộc ta, tự hào xiết bao. Tuy nhiên, hơn hai tháng sau, giặc phương Bắc đã trở lại với lực lượng mạnh mẽ hơn, toàn lực tấn công khiến quân đội ta không chống trả được. Dù vậy, Hai Bà Trưng vẫn chiến đấu đến giây phút cuối cùng. Và lựa chọn nhảy vực tự sát chứ quyết không để rơi vào tay giặc.

Quảng cáo

Tinh thần ấy của Hai Bà Trưng khiến nhân dân ta muôn đời kính nể và ngưỡng vọng. Hai bà là hai tượng đài sáng rọi vĩnh cửu trong trang sử hào hùng của dân tộc ta.

Dàn ý Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng

- Mở bài

+ Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại

+ Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan

- Thân bài

Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện

+ Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện

+ Dấu tích liên quan

Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử

+ Bắt đầu - diễn biến - kết thúc

+ Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,...); kết hợp kể chuyện với miêu tả

Quảng cáo

Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử

- Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 2

Nói đến những người phụ nữ Việt Nam anh hùng, em liền nghĩ ngay đến Hai bà Trưng - hai người phụ nữ vô cùng tài giỏi và mạnh mẽ.

Hai Bà Trưng là hai chị em tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Là phận nữ nhi, nhưng cả hai bà đều giỏi việc binh đao, chiến sự. Vốn hai bà là người cai quản vùng đất Mê Linh rộng lớn, lại có lòng căm thù giặc nên khiến chúng e sợ, lập mưu giết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách. Hành động này chẳng khác gì đổ dầu vào lửa, khiến lòng căm thù giặc của hai bà bùng lên dữ dội. Thế là hai bà quyết vũng lên, lãnh đạo nhân dân đánh đuổi kẻ thù. Nhờ tài thao lược và sự tài giỏi của mình, đội quân của Hai Bà Trưng ngày càng lớn mạnh nhờ sự ủng hộ và tham gia của nhiều thế lực khác. Đội quân của Hai Bà Trưng thế như chẻ tre, nhanh chóng đuổi sạch quân thù, dành lại độc lập cho dân tộc. Chiến thắng vang dội ấy như một đòn đánh mạnh vào kẻ địch. Tuy chính quyền độc lập không tồn tại lâu, bởi quân giặc phương Bắc lại lần nữa trở về với lực lượng hùng mạnh hơn. Dù vậy, Hai Bà Trưng vẫn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và quyết nhảy vực tự vẫn chứ không để rơi vào tay giặc.

Quảng cáo

Hai Bà Trưng là hai nữ anh hùng vĩ đại của lịch sử nước ta. Chính hai bà đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước và niềm tin chiến đấu mãnh liệt cho biết bao người dân. Từ đó, tạo nên làn sóng khởi nghĩa mạnh mẽ của nhân dân ta, cho đến khi hòa bình lần nữa được lập lại.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 3

“Bà Trưng quê ở Châu Phong,

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.

Chị em nặng một lời nguyền,

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.”

Là con dân đất Việt, chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe danh tiếng của Bà Trưng được nhắc đến trong câu thơ. Hai Bà Trưng là hai nữ anh hùng bất khuất, gan dạ trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.

Em đã được học câu chuyện về Hai Bà Trưng. Hai bà là hai chị em ruột, người chị tên là Trưng Trắc, người em tên là Trưng Nhị. Hai bà quê ở huyện Mê Linh, từ nhỏ đã nổi tiếng là hai người con gái tài giỏi. Cha hai bà mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ.

Thuở ấy, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Chúng đàn áp dân lành hết sức tàn bạo. Chúng thẳng tay chém giết dân ta, cướp hết ruộng đất của dân. Nhân dân ta mang lòng oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp để vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng mang trong mình chí hướng giành lại non sông. Tướng giặc là Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách.

Nhận được tin không lành, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Hai Bà Trưng mặc giáp phục lộng lẫy, bước lên vành voi đầy uy nghi. Đoàn quân hùng hồn lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của hai bà. Đi đến đâu, tiếng trống đồng của quân ta dội vàng đất trời tới đó. Cuối cùng, thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới đoàn quân khởi nghĩa. Tướng giặc sợ hãi, ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.

Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử đất nước ta. Để tưởng nhớ công ơn hai bà, dân ta đã lập đền thờ Hai Bà Trưng. Hằng năm, cứ độ xuân về, vùng Mê Linh lại rộn ràng tiếng chiêng, tiếng trống đón hội. Hai bà quả thực là những vị nữ tướng dũng cảm, anh hùng, đáng cảm phục.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 4

Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, bóc lột nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa quyết tâm bắt quân giặc phải đền nợ nước, trả thù nhà. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 5

Giặc phong kiến phương Bắc ngang nhiên sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, độc ác và giày xéo lên cuộc sống của những người dân vô tội. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Chứng kiến tội ác dã man của chúng, lòng dân oán hận vô cùng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là những người tài giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. Trước cảnh nước mất nhà tan, Hai Bà chờ thời cơ để phất cờ khởi nghĩa. Nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, người dân khắp nơi cũng xin đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn. Giành lại được non sông, hai vị nữ anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi của Hai Bà Trưng còn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 6

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc đấu tranh để giữ nước và đòi lại độc lập chủ quyền. Chính vì vậy nước ta có rất nhiều vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân của họ từ chính những người dân bình thường. Hai Bà Trưng cũng vậy. Họ ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Hán (40 - 43). Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man, bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị chống lại kẻ thù. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:

“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”

Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, Hai Bà thua trận và đã tự tử tại sông Hát Giang. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng đã góp phần không nhỏ vào việc chống giặc ngoại xâm. Hai bà mãi là những vị tướng tài của dân tộc, cả dân tộc không quên công lao to lớn ấy của hai bà.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 7

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, chúng ta có thể kể đến rất nhiều cái tên tiêu biểu. Nhưng em cảm thấy khâm phục nhất là Hai Bà Trưng. Đó là Trưng Trắc và Trưng Nhị, là hai chị em ruột. Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man. Nợ nước, thù nhà khiến cho quyết tâm của hai bà càng cao. Trưng Trắc và Trưng Nhị đã quyết định nổi binh chống lại quân Hán. Cuộc khởi nghĩa nhận được sự hưởng ứng của nhân dân khắp nơi, sau đó giành được chiến thắng. Không lâu sau, quân giặc xâm lược trở lại. Hai Bà kiên cường chống trả nhưng do quân địch quá mạnh nên đã thua trận. Theo người xưa kể lại, sau khi thua trận, hai bà đã nhảy xuống sông Hát Giang tử tử để giữ trọn khí tiết. Hai Bà Trưng chính là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 8

Đất nước Việt Nam đã trải qua một nghìn năm Bắc thuộc. Trong suốt giai đoạn đó, nhiều vị anh hùng đã đứng lên đấu tranh, bảo vệ đất nước. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất với Hai Bà Trưng - những vị nữ anh hùng dũng cảm. Hai Bà Trưng là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị. Trưng Trắc và Trưng Nhị nổi tiếng là xinh đẹp, tài giỏi. Thuở ấy khi nước ta bị nhà Hán đô hộ, chúng bóc lột nhân dân ta vô cùng dã man. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng mang trong mình chí hướng giành lại non sông. Tướng giặc là Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Sau khi nghe tin, Hai Bà liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Hai Bà Trưng mặc giáp phục lộng lẫy, bước lên vành voi đầy uy nghi. Đoàn quân hùng hồn lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của hai bà. Đi đến đâu, tiếng trống đồng của quân ta dội vang đất trời tới đó. Cuối cùng giặc cũng nhận phải kết cục thất bại. Hai Bà Trưng là những vị anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Họ còn là những nữ anh hùng đầu tiên, đó chính là điều khiến em cảm thấy vô cùng khâm phục.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 9

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dưới sự xâm lược của triều đại phong kiến phương Bắc. Nhiều vị anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù. Trong đó em ngưỡng mộ nhất là Hai Bà Trưng. Hai bà là hai chị em ruột, người chị tên là Trưng Trắc, người em tên là Trưng Nhị. Hai bà quê ở huyện Mê Linh, từ nhỏ đã nổi tiếng là hai người con gái tài giỏi. Cha hai bà mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ. Thuở ấy, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Chúng đàn áp dân lành hết sức tàn bạo. Chúng thẳng tay chém giết dân ta, cướp hết ruộng đất của dân. Nhân dân ta mang lòng oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp để vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng mang trong mình chí hướng giành lại non sông. Tướng giặc là Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Khi nghe tin chồng bị giặc giết chết, Bà Trưng Trắc đã cùng với em gái mình là Trưng Nhị lãnh đạo nghĩa quân đến thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Đi đến đâu, tiếng trống đồng của quân ta dội vàng đất trời tới đó. Cuối cùng, thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới đoàn quân khởi nghĩa. Tướng giặc sợ hãi, ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Em rất ngưỡng mộ Hai Bà Trưng.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 10

Một trong những vị anh hùng dân tộc mà em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ là Hai Bà Trưng. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Ông là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa để trả nợ nước, đền thù nhà. Nghĩa quân đi đến đâu, giặc tan đến đó. Cuối cùng hai bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Đến năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đến đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, hai bà liền nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Tấm gương của Hai Bà Trưng vẫn sáng ngời cho đến tận bây giờ.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 11

Hai Bà Trưng là những vị anh hùng mà em vô cùng ngưỡng mộ. Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em. Lúc bấy giờ, nhà Hán sang xâm lược nước ta. Nhân dân rơi vào cảnh sống lầm than. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, nuôi chí lớn tiêu diệt kẻ thù nhưng bị tướng giặc là Tô Định giết chết. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng lãnh đạo nghĩa quân khởi nghĩa. Nghĩa quân đi đến đâu, thắng lợi đến đó. Tướng giặc Tô Định phải tháo chạy về nước. Sau khi giành thắng lợi, bà Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương . Tuy sau đó, quân giặc tiến đến xâm lược một lần nữa. Nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng thế giặc quá mạnh nên thất bại. Nhưng Hai Bà Trưng vẫn là những tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước. Đặc biệt khi họ là những người phụ nữ đã lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 12

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn. Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn luôn đánh bại kẻ nhiều kẻ thù xâm lược. Và em cảm thấy rất ngưỡng mộ Hai Bà Trưng. Đó là hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Bấy giờ, chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách nuôi chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù nhưng bị tướng giặc là Tô Định giết chết. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng lãnh đạo nghĩa quân đánh bại kẻ thù. Tướng giặc Tô Định phải tháo chạy về nước. Sau khi giành thắng lợi, bà Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương . Hai Bà Trưng là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 13

Hai Bà Trưng dùng để gọi Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ là những người phụ nữ đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị tướng giặc là Tô Định giết chết. Thù nước nợ nhà, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh bại kẻ thù xâm lược. Tướng giặc Tô Định thua trận phải tháo chạy về nước. Sau khi giành thắng lợi, bà Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương . Hai Bà Trưng chính là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 14

Dân tộc Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng nổi tiếng. Trong đó, em rất ngưỡng mộ nhất hai bà là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Lúc bấy giờ, nhà Hán ở phương Bắc sang xâm lược nước ta. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách nuôi chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Nhưng ông bị tướng giặc là Tô Định giết chết. Nợ nước thù nhà, bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã lãnh đạo nhân dân, đánh bại kẻ thù. Tướng giặc Tô Định phải tháo chạy về nước. Hai Bà Trưng chính là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 15

Em rất ngưỡng mộ hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ là những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Khi đó, nhà Hán ở phương Bắc đem quân sang xâm lược nước ta. Chúng áp bức, bóc lột nhân dân ta vô cùng dã man. Chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sắc có chí lớn muốn tiêu diệt kẻ thù. Nhưng ông đã bị tướng giặc Tô Định bày mưu giết chết. Trước mối nợ nước thù nhà, bà Trưng Trắc đã cùng với Trưng Nhị khởi nghĩa, đánh bại quân giặc. Nghĩa quân của bà đi đến đâu cũng được hưởng ứng. Hai Bà Trưng chính là tấm gương để em học tập, noi theo.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 16

Hai Bai Trưng là cách gọi bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị. Họ là những vị anh hùng của dân tộc Việt Nam. Lúc bấy giờ, quân Hán ở phương Bắc sang xâm lược nước ta. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị tướng giặc Tô Định giết. Nợ nước cùng với thù nhà, bà Trưng Trắc đã cùng với Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, đánh bại kẻ thù. Tướng giặc Tô Định thua trận phải tháo chạy về nước. Em rất ngưỡng mộ hai vị nữ anh hùng này.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 17

Lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn một năm Bắc thuộc. Từ xưa đến nay, nhiều vị anh hùng đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù. Nhưng em cảm thấy ngưỡng mộ nhất đó là Hai Bà Trưng gồm Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ là những người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đất nước dám đứng lên khởi nghĩa chống lại kẻ thù. Lúc bấy giờ, quân Hán sang xâm lược nước ta. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị tướng giặc là Tô Định giết chết. Nợ nước cộng thêm thù nhà, bà Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị phát cờ khởi nghĩa. Quân giặc thua trận, Tô Định tháo chạy về nước, quân ta giành chiến thắng. Như vậy, Hai Bà Trưng chính là tấm gương đáng ngưỡng mộ.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 18

Đất nước Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng. Trong đó, em rất kính trọng bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Bởi vì, họ là những người phụ nữ đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược. Chuyện kể rằng, quân Hán ở phương Bắc sang xâm lược nước ta. Chúng làm nhiều điều ngang ngược, độc ác. Chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách tham gia chống lại quân giặc. Ông đã bị tướng giặc là Tô Định giết chết. Thù nước nợ nhà, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa khiến cho tướng giặc Tô Định thua trận phải tháo chạy về nước. Sau khi giành thắng lợi, bà Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương . Có thể nói rằng, bà Trưng Trắc và Trưng Nhị chính là những người phụ nữ dũng cảm, bất khuất.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 19

Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Quân Hán ở phương Bắc sang xâm lược nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược. Khi ấy, chồng bà Trưng Trắc bị tướng giặc giết chết. Nợ nước thù nhà, bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, đất nước được độc lập. Tinh thần cùng sự dũng cảm của bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã trở thành tấm gương cho mỗi người dân Việt Nam.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 20

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dưới sự xâm lược của triều đại phong kiến phương Bắc. Nhiều vị anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù, trong đó phải kể đến Hai Bà Trưng.

Đầu thế kỉ I, nhà Hán sang xâm lược nước ta. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ vốn là chị em, lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan nên có lòng căm thù giặc sâu sắc. T rưng Trắc đã cùng chồng là Thi Sách liên kết với các thủ lĩnh khác để chuẩn bị cho cùng nổi dậy chống kẻ thù. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định hại chết.

Nợ nước thù nhà, bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây). Cuộc khởi nghĩa thu hút được hào kiệt khắp nơi. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ được Mê Linh, rồi từ đây tiến đánh Cổ Loa và Lụy Châu. Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải (Quảng Đông - Trung Quốc). Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.

Như vậy, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã giành lại nền độc lập cho đất nước. Hai Bà Trưng đã trở thành những vị anh hùng của dân tộc.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 21

Dân tộc Việt Nam với truyền thống yêu nước lâu đời. Bất cứ thời đại nào cũng đều có các vị anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược. Hai Bà Trưng được coi là những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

Trước hết, Hai Bà Trưng gồm có bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị. Họ là hai chị em ruột, là con gái của một Lạc tướng ở huyện Mê Linh. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội). Gia đình Thi Sách vốn là một gia đình yêu nước, có thế lực ở đất Chu Diên.

Quân Đông Hán ở phương Bắc sang xâm lược nước ta. Chúng đã gây ra biết bao khổ cực cho nhân dân. Khi đó, Thi Sách đã tham gia chống lại quân giặc. Nhưng Thái thú Tô Định đã sát hại Thi Sách. Nợ nước nay thêm thù nhà, vì vậy, bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội).

Khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, hào kiệt và nhân dân khắp nơi đều xin gia nhập. Chẳng mấy chốc, nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. Quan Thái thú Tô Định bỏ thành, phải chạy trốn về Nam Hải. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Sau đó, bà Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.

Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quân miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, làm thêm đường sá và tích trữ lương thực để chuẩn bị sang đàn áp. Đến tháng 4 năm 42, Mã Viện - một viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán giao chỉ huy đội quân tinh nhuệ gồm hai vạn quân tấn công, chiếm Hợp Phố. Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm hai đạo thủy bộ tiến vào Giao Chỉ. Hai Bà Trưng đến nghênh chiến ở Lãng Bạc. Cuộc chiến diễn ra vô cùng quyết liệt. Do thế giặc mạnh, quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện tiếp tục truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ xóm làng Cuối tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh. Khởi nghĩa tiếp tục đến tháng 11 năm 43. Mùa thu năm 44, Mã Viễn đưa quân về nước.

Có thể khẳng định rằng, Hai Bà Trưng là một tấm gương lớn về lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước. Tôi cảm thấy vô cùng yêu mến và kính trọng Hai Bà Trưng.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 22

Hai Bà Trưng được biết đến là những vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Vào đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Hai chị em là Trưng Trắc, Trưng Nhị sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, nên sớm có lòng căm thù giặc. Bấy giờ, Trưng Trắc cùng chồng của mình là Thi Sách đã liên kết với các thủ lĩnh khác để chuẩn bị cho cùng nổi dậy. Ngay lúc này, Thi Sách lại bị Tô Định bắt và giết hại. Hai Bà Trưng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng gồm có hai giai đoạn. Lần một vào năm 40, cuộc khởi nghĩa thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải (Quảng Đông, Trung Quốc). Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

Đến năm 42, nhà Hán tiếp tục trở lại xâm lược, cử Mã Viện chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại. Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành hai đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc. Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lãng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê. Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt. Dù thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vẫn có ý nghĩa to lớn.

Có thể khẳng định rằng, Hai Bà Trưng chính là tấm gương về sự dũng cảm, tấm lòng yêu nước để thế hệ sau noi theo.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 23

Đất nước Việt Nam có nhiều anh hùng. Trong đó, chúng ta có thể kể đến Hai Bà Trưng - những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

Hai Bà Trưng ý chỉ Trưng Trắc và Trưng Nhị, vốn là chị em ruột, con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh. Trưng Trắc có chồng Thi Sách, con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội). Gia đình Thi Sách là một gia đình yêu nước, có thế lực ở đất Chu Diên.

Đầu thế kỉ I, nhà Hán sang xâm lược nước ta. Chúng gây ra nhiều điều bạo ngược khiến nhân dân khốn khổ. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị giàu lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. T rưng Trắc đã cùng chồng là Thi Sách liên kết với các thủ lĩnh khác để chuẩn bị cho cùng nổi dậy chống kẻ thù. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định hại chết.

Nợ nước thù nhà, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây). Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:

“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này

Cuộc khởi nghĩa diễn ra được nhân dân hưởng ứng. Hào kiệt khắp nơi xin tham gia. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ được Mê Linh, rồi từ đây tiến đánh Cổ Loa và Lụy Châu. Lúc này, thái thú Tô Định phải bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải (Quảng Đông - Trung Quốc). Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.

Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã trở thành tấm gương cho mỗi người dân Việt Nam. Tôi cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ và yêu mến hai vị nữ anh hùng của dân tộc.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng - mẫu 24

Để làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ta, không chỉ có những chàng trai mạnh mẽ, oai phong, mà còn có cả những nữ tướng tài giỏi. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến Hai Bà Trưng.

Hai Bà Trưng là tên gọi của hai nữ vương Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ vốn là hai chị em ruột sinh sống lúc nước ta đang nằm dưới sự đô hộ của giặc phương Bắc. Hai bà nổi tiếng với tài thao lược, giỏi binh pháp dù là phận nữ nhi. Đã vậy, hai bà còn đặc biệt được nhân dân yêu mến, tin cậy. Thấy được điều đó, lũ giặc phương Bắc vô cùng lo ngại, nên đã tìm cách hãm hại và giết chết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách. Cứ ngỡ sẽ đe dọa và đập tan được ý chí của bà nhưng chúng không ngờ rằng, hành động đó lại phản tác dụng. Lòng hận thù ngùn ngụt trong lòng hai bà sau sự kiện đó bùng cháy dữ dội. Để trả thù nước và rửa sạch nợ nhà, hai bà đã đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa, quyết đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nghĩa quân của hai bà ngày càng lớn mạnh nhanh chóng. Khi ra trận, hai bà mặc giáp oai phong, cưỡi voi hùng dũng chẳng thua kém bậc danh tướng nào. Sức mạnh áp đảo của nghĩa quân khiến giặc phương Bắc hoảng sợ, tháo chạy về nước. Nhờ vậy, nước ta dành được độc lập sau bao nhiêu năm sống dưới đêm trường nô lệ. Tuy nhiên, ít lâu sau, lũ giặc phương Bắc đã trở lại với đội quân tinh nhuệ nên nghĩa quân bị đánh bại. Để bảo vệ danh dự, hai bà đã nhảy núi tự vẫn chứ quyết không để bản thân rơi vào tay giặc.

Tuy thời gian độc lập dành được khá ngắn ngủi, nhưng những gì mà Hai Bà Trưng đem đến cho đất nước ta lại vô cùng to lớn. Hai bà đem đến khát khao tự do, vực dậy sức sống mới cho dân tộc ta. Từ đó thổi bùng lên phong trào khởi nghĩa mãnh liệt trên khắp cả nước. Thật tự hào biết bao khi đất nước ta có hai nữ anh hùng như thế.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên