Top 30 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Tổng hợp các đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ (hay nhất)

Quảng cáo

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 1

Đồng dao mùa xuân là một bài thơ đã phác họa chân dung người lính rất gần gũi và chân thực. Họ là người anh hùng gan dạ, sẵn sàng hi sinh tuổi xuân của mình để bảo vệ độc lập tổ quốc. Nhưng ở họ cũng có những nét rất đời thường. Bởi các anh cũng là những chàng trai mới lớn, chưa một lần yêu ai, vẫn còn mê thả diều, chưa dám uống cốc cà phê đắng ngắt. Cách miêu tả ấy của nhà văn giúp em thêm yêu mến và ngưỡng mộ sự hi sinh to lớn của các anh. Đồng thời cũng càng thêm đau xót, thương tiếc vô cùng trước sự ra khi còn quá trẻ ấy. Mùa xuân của các anh đã thắp nên mùa xuân của đất nước. Sự hi sinh vĩ đại ấy, chúng em sẽ mãi khắc ghi trong lòng, và cố gắng học tập, rèn luyện sao cho xứng đáng với công lao của các anh.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 2

Quảng cáo

Một bài thơ năm chữ mà em rất yêu thích là bài thơ Bắt nạt của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh. Bài thơ với giọng điệu của một cậu học sinh vừa hồn nhiên lại dũng cảm, đã giúp đề tài bài thơ bớt phần căng thẳng. Cậu bé trong bài thơ đã mạnh dạn đứng lên, đối diện với những “kẻ bắt nạt”. Nói cho những kẻ đó bắt nạt là xấu lắm, là không nên chút nào. Cậu còn khuyên nhủ các bạn ấy hãy tìm những việc có ý nghĩa khác để làm. Nếu không thì cứ đến gặp mình, đừng bắt nạt bạn nhỏ yếu đuối. Tinh thần trượng nghĩa ấy khiến em rất ngưỡng mộ và khâm phục bạn nhỏ. Cuối bài thơ, bạn nhỏ khẳng định rằng “bắt nạt rất hôi”. Chính chi tiết đó đã làm cho bài thơ kết thúc nhẹ nhàng, vui vẻ và rất ấn tượng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 3

Gặp lá cơm nếp là một bài thơ năm chữ rất hay của nhà thơ Thanh Thảo. Bài thơ đã khắc họa được dòng cảm xúc của người lính bộ đội cụ Hồ rất sâu sắc và cảm động. Trên đường hành quân ở một nơi xa xôi, người lính đã bắt gặp một hình dáng quen thuộc - chiếc lá cơm nếp. Chiếc lá ấy đã khiến anh nhớ về bao kỉ niệm đẹp bên nắm xôi nếp. Đó chính là những kỉ niệm đẹp đẽ bên người mẹ tần tảo, luôn yêu thương, chịu khó và hi sinh vì con cái. Những hình ảnh ấy, anh ghi khắc trong tim, không bao giờ quên. Chúng là hành trang cũng là cội nguồn của sức mạnh cho anh chiến đấu mỗi ngày. Tình yêu mẹ, yêu quê hương to lớn ấy của người lính khiến em vô cùng xúc động và ngưỡng mộ.

Quảng cáo

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 4

Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bài thơ năm chữ rất đặc biệt. Cả bài thơ là một câu chuyện cổ tích được kể lại bằng điệu thơ, vừa dễ đọc lại dễ nhớ. Theo bài thơ, trẻ em chính là điều đầu tiên xuất hiện trên trái đất này, là cội nguồn, là khởi đàu, là hi vọng của mọi thứ. Vì trẻ em cần nên có cây có ánh sáng, có sắc màu. Vì trẻ không có ai chăm sóc, nên mới có bố mẹ, ông bà, bè bạn. Vì trẻ cần được học tập nên có trường lớp, sách vở, thầy cô. Thật là đặc biệt! Chính từ bài thơ, em hiểu được nỗi lòng của tác giả. Nhà thơ đã gửi cho chúng ta niềm yêu thương và quý trọng đối với những đứa trẻ. Các em chính là tương lai của đất nước. Các em cũng còn quá bé nhỏ và mong manh. Vì vậy, hãy yêu thương, che chở và dạy dỗ các em bằng tình yêu thương xuất phát từ tận trái tim mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 5

Quảng cáo

Một bài thơ năm chữ mà em rất yêu thích là bài thơ Bắt nạt của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh. Bài thơ với giọng điệu của một cậu học sinh vừa hồn nhiên lại dũng cảm, đã giúp đề tài bài thơ bớt phần căng thẳng. Cậu bé trong bài thơ đã mạnh dạn đứng lên, đối diện với những “kẻ bắt nạt”. Nói cho những kẻ đó bắt nạt là xấu lắm, là không nên chút nào. Cậu còn khuyên nhủ các bạn ấy hãy tìm những việc có ý nghĩa khác để làm. Nếu không thì cứ đến gặp mình, đừng bắt nạt bạn nhỏ yếu đuối. Tinh thần trượng nghĩa ấy khiến em rất ngưỡng mộ và khâm phục bạn nhỏ. Cuối bài thơ, bạn nhỏ khẳng định rằng “bắt nạt rất hôi”. Chính chi tiết đó đã làm cho bài thơ kết thúc nhẹ nhàng, vui vẻ và rất ấn tượng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 6

Bài thơ Nắng hồng của tác giả Bảo Ngọc đã khắc họa vẻ đẹp của mùa đông. Khi mùa đông tới, tiết trời trở nên lạnh giá. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa khiến cho các sự vật thiên nhiên trở nên thật sinh động, gần gũi. Mặt trời “trốn đi đâu”, cây cối “khoác tấm áo nâu”, “áo trời xám ngắt”. Các loài vật cũng trở nên lười biếng hơn như sẻ giấu tiếng hát núp trong mái nhà, ngay cả chị ong chăm chỉ cũng không đến vườn hoa. Đặc biệt là hình ảnh người mẹ xuất hiện như làm sáng bừng cảnh vật. Mẹ mặc chiếc áo choàng đỏ được tác giả so sánh với “đốm nắng đang trôi”. Và khi mẹ bước chân đến cửa, mẹ đã mang theo ánh nắng, mang theo vạt nắng hồng trong nụ cười hiền dịu. Bài thơ đã mang đến những cảm xúc tuyệt vời trong lòng người đọc.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 7

Một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ phải kể đến “Mẹ” của Đỗ Trung Lai. Khi đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được đây là lời của người con đang bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình. Tác giả đã sử dụng hình ảnh cây cau vốn gần gũi và quen thuộc, để bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già đi. Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng” đã gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ. Cùng với đó, nhà thơ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” cho thấy sự già nua héo hắt của người mẹ. Trước hiện thực khắc nghiệt đó, người con đã bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Con nâng trên tay/Không cầm được lệ” - đó là nỗi đau đớn, xót xa. Tất cả được dồn nén để rồi người con tự hỏi chính mình: “Ngẩng đầu hỏi giờ/Sao mẹ ta già?”. Câu hỏi không nhận được lời đáp. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Qua bài thơ, người đọc cũng hiểu được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó là hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 8

Bài thơ Nắng hồng của Bảo Ngọc đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc đẹp đẽ. Tác giả đã khắc họa khung cảnh mùa đông hiện lên với những nét đặc trưng, nhưng cũng rất đẹp đẽ. Khi mùa đông tới, tiết trời trở nên lạnh giá. Thiên nhiên cũng trở nên lười biếng hơn. Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để diễn tả sinh động các sự vật như mặt trời “trốn đi đâu”, cây cối “khoác tấm áo nâu”, “áo trời xám ngắt”, chim sẻ “giấu tiếng hát núp trong mái nhà”, ngay cả “chị ong chăm chỉ cũng không đến vườn hoa”. Những cơn mưa phùn, hay màn sương mờ ảo bao trùm lấy xóm làng. Trong khung cảnh đó, hình ảnh người mẹ xuất hiện như làm bừng sáng bức tranh mùa đông. Mẹ trở về sau buổi chợ xa, mặc chiếc áo choàng đỏ được tác giả so sánh với “đốm nắng đang trôi”. Khi bước chân đến cửa, mẹ đã mang theo “nắng hồng” trong nụ cười - gợi ra sự ấm áp, tươi sáng. Và mùa xuân như đến theo nụ cười của mẹ vậy.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 9

Trong số những sáng tác của Huy Cận, bài thơ “Con chim chiền chiện” đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng và cảm xúc. Tác giả đã khắc họa hình ảnh trung tâm của bài thơ - con chim chiền chiện thật chân thực và sáng tạo. Cánh chim bay giữa trời bao la cùng với tiếng hót được so sánh rất độc đáo - giống như cành sương chói, làm xanh thêm bầu trời khiến cho người lòng người thêm bối rối. Tiếng hót còn trong veo như “tiếng ngọc” gửi gắm mong ước về một cuộc sống ấm no, đủ đầy với những năm tháng bình yên tươi đẹp. Có thể thấy, hình ảnh cánh chiền chiện tuy bé nhỏ nhưng không mờ nhạt trước không gian rộng lớn mà trở thành trung tâm của cảnh vật. Tiếng của của con chim như làm bừng sáng mọi vật, khiến lòng người thêm tưng bừng, vui tươi hơn. Bài thơ gửi gắm đến người bạn bài đọc thông điệp con người cần sống giao hòa, gắn bó với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thêm yêu mến, trân trọng thiên nhiên hơn.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 10

Bài thơ Lời của cây do Trần Hữu Thung sáng tác đã gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, tác giả đã khắc họa quá trình phát triển của một mầm cây. Trong khổ thơ đầu, khi cây vẫn còn là hạt mầm, chỉ biết nằm lặng thinh. Nhưng điều kì diệu là khi hạt nảy mầm lại có thể cất tiếng nói thì thầm. Dần dần, hạt phát triển thì chiếc vỏ của hạt lúc này như chiếc nôi xinh xắn ôm ấp mầm cây. Cách miêu tả mà tác giả sử dụng khiến người đọc liên tưởng đến quá trình trưởng thành của một em bé. Và khi mầm cây phát triển, dường như chúng ta còn lắng nghe được tiếng “bập bẹ” của lá. Kết thúc bài thơ là hình ảnh cây đã phát triển, với một ngày mai tràn đầy màu xanh tươi mới của cây gợi lên một sự sống trường tồn, bất diệt. Bài thơ sử dụng những từ ngữ độc đáo, hình ảnh thú vị đã gợi mở cho người đọc cảm xúc thật đẹp đẽ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 11

Vẻ đẹp thiên nhiên lúc chuyển mùa được Hữu Thỉnh khắc họa đầy tinh tế qua bài thơ Sang thu. Nhà thơ đã cảm nhận tín hiệu của mùa thu qua từng giác quan với khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ). Từng câu thơ giúp người đọc hình dung về một sự chuyển biến của vạn vật lúc giao mùa. Dưới mặt đất, dòng chảy của con sông trở nên chậm hơn, không cuồn cuộn như lúc hè về. Trên bầu trời, từng đàn chim sải cánh bay bắt đầu trở nên vội vã, âu lo tìm về phương nam tránh cái lạnh. Ấn tượng nhất phải kể đến chi tiết đám mây “vắt nửa mình sang thu”, dường như đám mây cũng đang phân vân, nửa đang nghiêng về mùa hạ nửa muốn ngả về mùa thu. Đọc đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc của tác giả bắt đầu chuyển sang suy tư, triết lí. Các hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Bài thơ “Sang thu” đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, để lại cho người đọc nhiều cảm xúc.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 12

Bài thơ “Ngàn sao làm việc” của Võ Quảng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhà thơ đã khắc họa khung cảnh bầu trời đẹp lộng lẫy khi về đêm. Những hình ảnh tưởng chừng như rất gần gũi lại được miêu tả sống động, chân thực. Dòng sông ngân hà biết chảy giữa trời lồng lộng, sao Thần Nông biết tỏa rộng chiếc vó lọng vàng, sao Hôm như một ngọn đuốc soi cá, nhóm Đại Hùng tinh biết buông gầu tát nước. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa biến các sự vật trở nên có linh hồn, sức sống. Hình ảnh ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Qua đó, chúng ta nhận ra được bài học về giá trị của lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 13

Võ Quảng là một nhà thơ viết khá nhiều cho thiếu nhi, Ngàn sao làm việc là một trong số đó. Trong bài thơ, bầu trời đêm hiện lên thật mênh mông và thơ mộng trong trí tưởng tượng phong phú của nhân vật trữ tình. Các hình ảnh như dòng sông Ngân Hà chảy giữa trời, sao Thần Nông tỏa rộng một chiếc vó bằng vàng như tôm cua bơi lội, sao Hôm như đuốc đèn soi cá, cả nhóm Đại Hùng Tinh buông gàu bên sông Ngân… được nhân hóa trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn. Muôn ngàn sao đang làm việc, chung sức để làm nên vẻ đẹp của bầu trời lúc đêm xuống. Từ đó, chúng ta cũng nhận ra được bài học về giá trị của lao động, cũng như tinh thần đoàn kết, chung sức để xây dựng mọi thứ trở nên đẹp đẽ hơn.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 14

Bài thơ Lượm là một bài thơ bốn chữ vô cùng ý nghĩa của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé liên lạc nhỏ tuổi, hoạt bát và nhí nhảnh với đôi má ửng hồng. Tuy còn là một đứa trẻ nhưng Lượm lại làm một công việc giao liên nguy hiểm, phải băng qua mưa bom bão đạn. Ấy thế mà, em vẫn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ, hết mình với nhiệm vụ được giao. Cũng chính vì hình ảnh tươi sáng ấy của Lượm, mà khi hay tin em ấy ra đi khi đang làm nhiệm vụ, em đã rất đau lòng và thương tiếc. Em ấy đã hi sinh khi tuổi đời còn quá trẻ, với quá nhiều ước vọng cho tương lai trước mắt. Nhưng sự hi sinh ấy không là vô ích, bởi nhờ những chiến sĩ nhỏ dũng cảm như Lượm, mà đất nước ta mới có thể dành được độc lập như ngày hôm nay. Lượm sẽ sống mãi trong hồn dân tộc, trong trái tim của triệu triệu người dân Việt Nam giống như em.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên