Trắc nghiệm Nắng mới (có đáp án) - Cánh diều
Với 23 câu hỏi trắc nghiệm Nắng mới Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 8.
Trắc nghiệm Nắng mới (có đáp án) - Cánh diều
Tìm hiểu tác giả Lưu Trọng Lư
Câu 1. Đâu là năm sinh, năm mất cùa nhà thơ Lưu Trọng Lư?
A. 1912 – 1990
B. 1912 – 1991
C. 1911 – 1990
D. 1911 – 1991
Câu 2. Lưu Trọng Lư quê gốc ở đâu?
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Quảng Trị
D. Quảng Bình
Câu 3. Lưu Trọng Lư sinh ra trong một gia đình như thế nào?
A. Qúy tộc
B. Tri thức nghèo
C. Quan lại
D. Nông dân
Câu 4. Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào nào?
A. Chủ nghĩa cổ điển Pháp
B. Thơ mới
C. Văn học hiện thực phê phán
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5. Ông chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế vào thời gian nào?
A. 1933 – 1934
B. 1932 – 1933
C. 1931 – 1932
D. 1930 – 1931
Câu 6. Ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam năm bao nhiêu?
A. 1939
B. 1940
C. 1941
D. 1942
Câu 7. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở đâu?
A. Huế
B. Sài Gòn
C. Nam Định
D. Hà Nội
Câu 8. Lưu Trọng Lư được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?
A. 1996
B. 1997
C. 1998
D. 2000
Tìm hiểu bài thơ Nắng mới
Câu 1. Nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ?
A. Lo lắng cho người mẹ
B. Thương nhớ người mẹ
C. Yêu quý người mẹ
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ thất ngôn
B. Thơ bảy chữ
C. Thơ tự do
D. Thơ bốn chữ
Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 4. Câu thơ nào không miêu tả hình ảnh người mẹ trong văn bản?
A. Áo đỏ người đưa trước giậu phơi
B. Hình dáng me tôi chửa xóa mờ
C. Nét cười đen nhánh sau tay áo
D. Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Câu 5. Kí ức về mẹ trong tâm tưởng của nhân vật “tôi” gắn liền với hình ảnh nào?
A. Mẹ đi ra ngoài đồng làm việc trong buổi nắng sớm
B. Nắng chiếu qua song cửa
C. Gà trưa gáy não nùng
D. Mẹ đưa áo ra giậu phơi mỗi khi có nắng mới về
Câu 6. “Bên song cửa ngập tràn “nắng mới”, vào khoảnh khắc yên ắng, tĩnh lặng của một buổi trưa buồn, bất chợt nhìn ra giậu thưa, nhà thơ bắt gặp hình ảnh quen thuộc của…”
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. Người mẹ lúc còn sống
B. Chính bản thân mình ngày còn bé
C. Buổi trưa nhiều năm trước
D. Tất cả đáp án trên
Câu 7. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 8. Nội dung chính của bài thơ là?
A. Miêu tả lại hình ảnh người mẹ trước mắt tác giả
B. Miêu tả buổi trưa ở quê nhà
C. Dòng hồi tưởng về mẹ và tình cảm của tác giả
D. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương
Câu 9. Qua bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ như thế nào?
A. Có những điểm mạnh mẽ, tân tiến của người phụ nữ hiện đại
B. Là một người phụ nữ lam lũ, khổ sở, nhưng tràn đầy niềm tin về cuộc sống
C. Có đầy đủ nét duyên dáng, hiền từ của người phụ nữ Việt Nam thuở xưa
D. Tất cả đáp án trên
Câu 10. Màu đỏ của chiếc áo đã làm cho hình ảnh người mẹ phơi áo trở thành một điểm son trong … của nhân vật “tôi”.
Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống.
A. Khát khao cháy bỏng của tuổi trẻ
B. Những dự cảm mờ mịt về tương lai
C. Nỗi nhớ về tuổi thơ
D. Tất cả đáp án trên
Câu 11. Hình ảnh người mẹ trong bài thơ có đặc điểm gì?
A. Người mẹ hiện tại đang sống cùng nhà thơ
B. Người mẹ đã khuất, hiện lên trong trí nhớ của nhà thơ
C. Người mẹ đang vắng nhà và tác giả hồi tưởng lại
D. Người mẹ được tạo ra bằng trí tưởng tượng của nhà thơ
Câu 12. Những kí ức thân thương về mẹ sống dậy trong tâm tưởng của nhà thơ từ hình dáng thấp sau chiếc “áo đỏ” đến ….
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. “Nét cười đen nhánh sau tay áo”
B. “Ánh trưa hè”
C. Hình ảnh vẫn còn thương nhớ
D. Hình ảnh mà tôi vẫn luôn mường tượng
Câu 13. Em hiểu như thế nào về nội dung của câu thơ: “Nét cười đen nhánh sau tay áo”?
A. Mẹ nhai trầu nên răng bị nhuộm đen
B. Thể hiện sự bí hiểm, đen tối, khó lường của người mẹ
C. Trời nắng làm cho nét cười của mẹ không tự nhiên
D. Thể hiện sự đau khổ, mệt mỏi nhưng mẹ vẫn cười để che giấu đi sự buồn bã và khó khăn của cuộc sống
Câu 14. Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của dân tộc ta?
A. Uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận
B. Tôn sư trọng đạo
C. Tình yêu thương con người
D. Lòng nhân hậu
Câu 15. Nhận xét về hình ảnh “nắng mới” trong việc thể thiện cảm xúc thơ?
A. Không gian gợi mở những cảm xúc trữ tình của nhà thơ về mẹ
B. Hình bóng của mẹ hiện lên trong nỗi nhớ thật tươi tắn, ấm áp và sâu đậm hơn trong nhà thơ
C. Giúp cho bài thơ thêm gam màu tươi sáng, cho thấy sức sống của thiên nhiên làng quê
D. A và B đúng
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều