Top 20 Ý kiến về một vấn đề xã hội: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh

Tổng hợp trên 20 bài văn Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Ý kiến về một vấn đề xã hội: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh

Quảng cáo

Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh - mẫu 1

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng mắc phải sai lầm, vậy các bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó? Các bạn sẽ dũng cảm đối diện với sự thật và nhận lỗi hay trở thành một kẻ hèn nhát đổ tội cho người khác vì không muốn mọi người phán xét mình? Mình nghĩ rằng tất cả các bạn ngồi đây đã hơn một lần tự biến mình thành kẻ hèn nhát. Mình cũng giống như các bạn, đã từng trở nên nhu nhược như thế.

“Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người khi gây ra lỗi lầm không biết sửa chữa, nhận lỗi về mình; lại có những người vì lợi ích của bản thân mà cố ý gây ra lỗi lầm, tổn thương cho người khác,… những người này đáng bị chỉ trích. Thay vì chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân, họ luôn đùn đẩy đổ thừa cho hoàn cảnh và những người xung quanh, không dám đứng ra nhận lỗi. Câu cửa miệng của họ mỗi khi bị người khác hỏi về lỗi lầm phạm phải là “Tại vì…”, tại thế nọ, tại thế kia. Đó chính là sự tôn trọng với bản thân cũng như thiếu sự tôn trọng đối với người khác.

Quảng cáo

Vậy các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao bản thân cũng biết đó là sai nhưng lại sẵn sàng nói dối, đổ lỗi cho người khác để bao biện cho hành động của mình hay chưa? Theo mình, nguyên nhân xuất phát từ việc mỗi người không thể tìm được phương án giải quyết cho các vấn đềcủa bản thân mắc phải.

Chúng ta sẵn sàng phủi bỏ trách nhiệm và đùn đẩy cho người khác để không phải gánh vác và xử lí vấn đề xảy ra. Ngoài ra, nó còn cho thấy ý thức kém về bản thân cũng như khả năng đối mặt với sự thật và mọi người xung quanh.

Lâu dần, chúng ta sẽ hình thành một thói quen xấu là đổ lỗi cho người khác, tự tạo ra một thói quen xấu để bảo vệ cho cái “tôi” mỏng manh của chính mình. Đổ lỗi cho người khác một cách thường xuyên sẽ khiến bạn đánh mất đi khả năng chịu trách nhiệm trong mọi vấn đề, có cái nhìn xấu trong mắt người khác; không thể trưởng thành, học hỏi từ những vấp ngã, sai lầm trong cuộc sống.

Quảng cáo

Đó là lý do vì sao chúng ta phải học hỏi, trau dồi thay đổi mỗi ngày. Khi dám thay đổi, đúng ra nhận lỗi, bạn sẽ có một tâm thế thoải mái, giải thoát bản thân khỏi những lo lắng hoặc những ánh mắt không tốt của mọi người.

Hơn nữa, bạn sẽ nhìn nhận được khả năng xử lí tình huống của bản thân đối với hoàn cảnh hiện tại và trong những tình huống sắp tới. Phát huy được những điều này, bạn sẽ dần từ bỏ được thói quen đổ lỗi cho người khác vì hành động của mình.

Mình mong rằng các bạn ngồi đây sẽ có được những nhận thức đúng đắn về hậu quả của mọi vấn đề khi đổ lỗi cho người khác. Hãy tự hoàn thiện bản thân, sửa đổi, rèn luyện mình mỗi ngày. Chỉ khi làm được điều đó, cuộc sống của chúng ta mới trở nên tươi đẹp, tràn đầy ý nghĩa, niềm vui và sự thương yêu trong cuộc sống!

Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh - mẫu 2

Quảng cáo

Không ai có thể đi đến thành công mà không qua những sai lầm. Sai lầm, lỗi lầm là điều tất yếu trong cuộc sống. Thế nhưng, khi xảy ra lỗi lầm, nhiều người không dám nhận lấy lỗi để sửa chữa, khắc phục mà thường đổ lỗi lỗi cho người khác.

“Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lý do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.

Hiện tượng này xảy ra ở mọi môi trường, mọi lứa tuổi và là biểu hiện của thói vô trách nhiệm, ích kỷ. Có nhiều người thất bại trong cuộc sống, nhiều người đổ lỗi do hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó mà quên mất rằng cũng nhiều người nhờ nỗ lực không ngừng mà làm giàu từ hai bàn tay trắng. Hay những học sinh lười biếng, không chăm chỉ học tập đạt kết quả kém lại đổ lỗi cho chương trình sách giáo khoa nặng nề…

Tất cả là do sự lười nhác, không cống hiến mà chỉ mong thụ hưởng của nhiều người. Khi nhìn thấy sai lầm của người khác hoặc bản thân gây ra sai lầm, họ vẫn vô tâm, không tích cực ngăn chặn hoặc khác phục để hạn chế tổn hại. Do con người hèn nhát, không dám đối mặt với lỗi lầm của mình. Nhiều người chỉ vì quá hèn nhát, sợ hãi khi xảy ra sai lầm, họ đã trốn tránh, thoái thác trách nhiệm, đổ lối cho người khác khiến cho hậu quả của hành động ấy còn lớn hơn hậu quả do sai làm ấy gây ra. Do con người ích kỉ, thiếu trách nhiệm, chỉ muốn đùn đẩy phần khó khăn cho người khác. Nhiều người chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình, không quan tâm đến người khác. Khi sai lầm xảy ra, họ chỉ cố sức bảo vệ mình, bỏ mặc người khác dù hậu quả có thế nào đi chăng nữa. Những kẻ vô tâm ấy thường gây nên những tổn thất rất lớn cho xã hội.

Hiện tượng đổ lỗi gây mất đoàn kết trong tập thể, khi không ai nhận trách nhiệm về mình cứ cứ đùn đẩy cho người khác. Hiện tượng đổ lỗi không giúp khắc phục hậu quả gây ra, mà trái lại càng làm việc khắc phục hậu quả thêm trì trệ, khiến hậu quả càng nghiêm trọng. Hiện tượng đổ lỗi khiến chúng ta trở thành kẻ vô trách nhiệm, tự huyễn hoặc bản thân rằng mình không bao giờ sai, từ đó không thể tiến bộ, hoàn thiện mình. Nếu xã hội ai cũng chỉ biết đổ lỗi mà không có tinh thần trách nhiệm, khắc phục sai lầm, thì xã hội đó sẽ trở nên trì trệ, chậm phát triển.

Vì thế, mỗi cá nhân cần biết tự ý thức, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi. Gia đình, nhà trường giáo dục con em hình thành ý thức nhận lỗi; người lớn phải làm gương cho trẻ em, không ngần ngại nói “Xin lỗi” khi mình mắc sai lầm và có cách thức cụ thể, thiết thực để sửa chữa lỗi lầm. Ngoài ra, mọi người cũng nên khoan dung tạo điều kiện cho người mắc sai lầm sửa sai. Dám nhận lỗi là một hành động dũng cảm, là sống có trách nhiệm đối với công việc, bản thân và người khác.

Không có lỗi lầm sẽ không có thành công. Mỗi lỗi lầm sẽ giúp bạn trưởng thành hơn. Hãy dũng cảm nhận lỗi, tích cực khắc phục sai lầm càng nhanh càng tốt để làm giảm bớt những tổn hại do hành động nhút nhát của chúng ta gây ra.

Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh - mẫu 3

Giữa dòng chảy của cuộc đời, xã hội, có rất nhiều điều tiêu cực mà con người khó tránh khỏi. Nói về sự lây lan và ảnh hưởng nhanh chóng của thói xấu đến con người, có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính”.

Quả thật trong bất cứ chế độ nào, bất kì thời kì nào đều tồn tại những điều xấu. Đó là những lề thói, những đức tính không tốt, có hại cho bản thân, cho mọi người xung quanh và cao hơn nữa là cho cả cộng đồng. Nếu những điều xấu ấy được tồn tại, phát triển lâu dần sẽ thành thói xấu, khó mà thay đổi được.

“Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường”. Con người ta sinh ra vốn trong sáng, thánh thiện, không mắc phải tội tình gì cả. Những tiêu cực ấy đến với ta một cách vô tình và bất ngờ, không gì báo hiệu sự xuất hiện của kẻ xa lạ ấy. Cũng không ai nghi ngờ về nó. Một học trò ngoan ngoãn, lễ phép được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc sẽ thấy lạ lẫm với những thói xấu của xã hội, học đường: ma túy, trộm cắp, nghiện ngập. Ban đầu đó chỉ là sự tiếp xúc cho biết, sau đó ngày càng lún sâu, ảnh hưởng. Đúng là nếu như một con người bản chất nhân hậu, lương thiện khó mà nghĩ được những chuyện đó và càng không nghĩ tới biện pháp đề phòng, loại bỏ “người khách lạ” nguy hiểm đó. Dù thế điều tất yếu sẽ đến: “Sau trở thành người bạn thân ở chung nhà”. Từ người khách bâng quơ, không quen biết nó đã trở thành “người bạn thân”. Nghĩa là từng giờ, từng phút, từng khoảnh khắc con người sẽ chịu sự tác động lớn của thói xấu. Nó đánh vào điểm yếu của người đó, hiểu thấu và len lỏi vào trong suy nghĩ, hành động của họ. Nó trở thành kẻ song hành đáng ghét mà chủ nhân không nhận ra. Bạn thân là một phần con người ta, chia sẻ, thấu hiểu mình. Ngược lại, bản ta mình cũng yêu mến, sẵn sàng hi sinh vì bạn. Cũng vậy, một khi thói xấu là bạn thân thì ta sẽ làm nhiều việc để thỏa mãn thói xấu đó. Dần dần con người sẽ bị tha hóa, xấu xa.

Nhưng đó chưa phải là điều nguy hiểm nhất. Từ lúc cái xấu bắt rễ đến lúc nó ngự trong tâm hồn ta là một quá trình dễ dàng, nhanh chóng. Qua những bước ban đầu, nó trở thành kẻ chi phối hoàn toàn, tác oai tác quái ghê gớm. Lúc ấy con người chỉ như một kẻ nô lệ, phụ thuộc chuyên hành động những việc bị xã hội và mọi người lên án. Con người ta sẽ chỉ là kẻ phục tùng, không có khả năng chống cự hoặc chống lại rất yếu ớt vì nó đã “kết cục là thành ông chủ khó tính”.

Người khách qua đường, tới người bạn thân và cuối cùng là ông chủ khó tính. Đó là quá trình bao chiếm và xâm nhập của cái xấu. Tưởng không thể mà có thể, tưởng khó mà dễ. Một khi con người không giữ được thiên lương, nhân phẩm trước sự cám dỗ của vật chất, hưởng thụ… thì rất dễ mất đi nhân phẩm. Thói xấu như kẻ xảo quyệt, ranh ma đội lốt người khách để thực hiện ý đồ của mình. Đó là sứ giả của ác quỷ, của bóng tối, của những tiêu cực đi ngược lại với con người, xã hội. Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp như vậy. Một sinh viên đại học có tương lai sáng sủa, có tất cả các điều kiện để trở thành công dân tốt. Nhưng vì bị cám dỗ, mê hoặc mà dính vào ma tuý, nghiện ngập. Ban đầu thấy xa lạ, bình thường nhưng càng ngày càng gắn bó, thân thiết với nó. Bị chi phối, trở thành kẻ trộm cắp, luôn có suy nghĩ xấu trong đầu. Tồn tại song hành với con người đó là những mưu toan, tâm tính để thỏa mãn nhu cầu của mình. Cuối cùng, người ấy trở nên là kẻ nhẫn tâm, mang tâm tính của kẻ thú tính. Ấy là khi thói xấu trở thành “ông chủ khó tính” – kẻ sai khiến tàn nhẫn.

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam cũng từng có những câu thể hiện sự tác động của hoàn cảnh tới nhân phẩm: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”.

Và thêm một lần câu nói trên khẳng định đúng đắn về sức mạnh ghê gớm của cái ác, cái đê tiện, một thứ virut có sức lây lan khủng khiếp. Nhưng qua đó, tác giả cũng mang đến cho ta những bài học phải có sự lựa chọn, lập trường chín chắn trước hoàn cảnh. Không ai trong đời là không gặp cái xấu, vấn đề là bản thân con người phải tìm cho mình một con đường sống, đề phòng và loại bỏ suy nghĩ xấu. Làm được vậy con người sẽ thấy thanh thản.

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là bất cứ ai cũng bị tác oai, tác quái bởi cái xấu. Ông cha ta từng nói: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Giữa những bỉ ổi, đê tiện của quân địch, những chiến sĩ của ta vẫn kiên trung sống trong lòng địch và khẳng định sáng ngời phẩm chất trung thành, tốt đẹp, hướng đến nhân dân, Tổ quốc.

Tố Hữu từng ngợi ca những chiến sĩ giải phóng sáng ngời tâm hồn:

Chúng muốn ta hóa thành tro bụi

Ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm

Một con người biết chiến thắng hoàn cảnh là con người có lập trường. Con người đó sẽ không để thói xấu thành người bạn thân và ông chủ nhà.

Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh - mẫu 4

Bên cạnh thói quen tốt, con người có khá nhiều thói quen xấu Một trong số đó có thể kể đến hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.

Trước tiên, đổ lỗi là hành vi cố tình bỏ qua lỗi lầm, hoặc viện ra lí do khách quan để che đậy lỗi lầm của bản thân hoặc đổ cho người khác lỗi lầm đó. Việc đổ lỗi xuất hiện trong cuộc sống khá phổ biến.

Nguyên nhân xuất phát từ sự lười nhác, không chịu cống hiến mà chỉ muốn hưởng thụ của nhiều người. Khi nhìn thấy sai lầm của người khác hoặc bản thân gây ra sai lầm, họ thờ ơ, không chịu khắc phục hay thay đổi. Cùng với đó, nhiều người có cách sống hèn nhát, ích kỷ và thiếu trách nhiệm, chỉ muốn đùn đẩy phần khó khăn cho người khác. Có người lại chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình, không quan tâm đến người khác. Khi sai lầm xảy ra, họ chỉ cố sức bảo vệ mình, bỏ mặc người khác dù hậu quả có thế nào đi chăng nữa.

Việc đổ lỗi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong một tập thể, việc đổ lỗi sẽ gây mất đoàn kết. Đối với mỗi người, đổ lỗi không giúp khắc phục hậu quả gây ra, mà trái lại càng làm việc khắc phục hậu quả thêm trì trệ, khiến hậu quả càng nghiêm trọng. Con người dần trở nên thiếu trách nhiệm, sống ích kỉ và ngày càng xấu xí hơn nếu chỉ biết đổ lỗi, không dám nhận lỗi về bản thân để sửa đổi.

Mỗi người cần phải rèn luyện bản thân, tránh tâm lí đổ lỗi cho mọi người xung quanh. Trước mỗi vấn đề xảy ra, chúng ta cần tự nhìn nhận lại bản thân - “tiên trách kỉ, hậu trách nhân”. Bản thân nhìn nhận ra hạn chế để thay đổi, không nên đổ lỗi cho khách quan hay mọi người xung quanh. Có như vậy, chúng ta mới tự hoàn thiện chính mình, trở nên hoàn hảo hơn.

Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh - mẫu 5

Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên xấu xí trong mắt người khác.

Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ không thể khá lên được. Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa.

Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh - mẫu 6

Trong cuộc sống hiện đại, một trong những thói hư tật xấu cần tránh đó là hay đổ lỗi cho người khác.

Đổ lỗi là hành vi cố tình bỏ qua lỗi lầm, hoặc viện ra lí do khách quan để che đậy lỗi lầm của bản thân hoặc đổ cho người khác lỗi lầm đó. Ví dụ như học sinh đổ lỗi khi quen làm bài tập về nhà, nhân viên đổ lỗi khi không hoàn thành công việc, nhà máy xí nghiệp đổ lỗi khi làm ra sản phẩm kém chất lượng,...

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thói hư tật xấu này. Đầu tiên, nhiều người sống hèn nhát, ích kỷ và thiếu trách nhiệm. Họ không dám nhận lỗi lầm về mình, nên tìm mọi cách để đổ lỗi cho những người xung quanh. Bên cạnh đó, cũng có người chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình, không quan tâm đến người khác. Khi gặp phải vấn đề, họ tìm cách bào chữa cho bản thân, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác mà không nghĩ đến việc sửa chữa, khắc phục.

Hành vi đổ lỗi sẽ gây ra nhiều hậu quả như khiến cho bản thân người đó trở nên xấu hơn, sống ích kỉ và không nghĩ đến người khác. Không chịu sửa lỗi có thì bản thân sẽ mãi giậm chân tại chỗ, không thể thành công trong cuộc sống. Trong một tập thể, chúng ta cứ đổ lỗi sẽ khiến cho tập thể mất đoàn kết.

Mỗi người cần hiểu được rằng cần nhận ra sai lầm, khắc phục để mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Với một học sinh thì việc rèn luyện bản thân, tránh xa những thói hư tật xấu như hay đổ lỗi cho người khác là vô cùng quan trọng.

Hãy tích cực hoàn thiện bản thân, để hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thành công chỉ đến với những người biết nhận ra lỗi lầm và tích cực sửa chữa.

Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh - mẫu 7

Thói quen xấu là những hành vi, cách ứng xử tiêu cực được nảy sinh trong cuộc sống con người. Những thói quen không tốt này nếu như không kịp thời nhận thức và khắc phục nó sẽ ăn sâu bám rễ và có thể chi phối đến những hành vi, tính cách của con người. Bàn về tác hại và khả năng lây lan của những thói quen xấu, có ý kiến cho rằng “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.

Thói quen là những hành vi, cách ứng xử quen thuộc được lặp đi lặp lại nhiều lần. Bên cạnh những thói quen tốt vẫn tồn tại rất nhiều những thói quen không tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Thói quen xấu có khả năng tác động mạnh mẽ và lây lan nhanh chóng để từ một thói quen lạ dần trở thành thói quen cố hữu và cuối cùng bám rễ trong đời sống của con người.

“Thói xấu ban đầu là người khách qua đường” những thói quen xấu ban đầu được thực hiện một cách vô tình, nó là những hành vi, lời nói hoàn toàn xa lạ mà chúng ta chưa từng thực hiện, bởi vậy mà thói xấu là người khách qua đường, người dưng không quen biết và không có bất cứ mối quan hệ nào với con người. “Sau trở nên người bạn thân ở chung nhà” những thói quen xấu khi được thực hiện thường xuyên sẽ trở nên thân thuộc, dần trở thành phản xạ tự nhiên trước những sự vật, sự việc và trong chính cuộc sống của con người. Khi ấy những thói quen xấu đã trở thành thói quen cố hữu, thân thiết như người bạn thân thiết.

“Kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” Khi đã quá quen thuộc với những thói quen xấu, con người khó có thể từ bỏ, thậm chí những thói quen xấu ấy còn có khả năng tác động, chi phối đến cuộc sống của con người, buộc con người phải phụ thuộc vào những thói quen xấu ấy. Chẳng hạn, một người không có thói quen xả rác bừa bãi nhưng vì nhìn thấy có nhiều người có hành vi ấy nên cũng bắt chước, thực hiện theo. Nếu không ý thức được hậu quả của hành vi thiếu trách nhiệm ấy, con người sẽ xả rác thường xuyên, quen thuộc và trở thành quen tay. Lâu dài hành vi xả rác bừa bãi ấy sẽ trở thành thói quen khó bỏ, thậm chí nó còn chi phối đến tính cách hàng ngày khiến chúng ta trở nên bừa bãi, vô kỉ luật.

Trong mỗi người đều có những mặt tốt và xấu, chính sự dễ dãi, buông thả, thiếu bản lĩnh là môi trường lí tưởng cho những thói quen xấu hình thành và phát triển. Nếu như không nhận thức được sự nguy hiểm của những thói quen xấu ấy, con người sẽ dần quen với thói quen xấu ấy và bị nó chi phối. Để loại bỏ những thói quen xấu, con người cần tỉnh táo để nhận thức những hành động, lời nói của mình, có ý thức duy trì những thói quen tốt. Cần có sự nghiêm khắc với bản thân trong việc lựa chọn lối sống trong sạch, tốt đẹp; đừng buông xuôi, dễ dãi để sa vào những lối sống tiêu cực.

Câu nói “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” đã chỉ ra bản chất của những thói quen xấu, từ đó giúp con người nhận thức hậu quả của những thói quen xấu để nhận thức và thay đổi.

Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh - mẫu 8

Trong cuộc sống, không ai tránh khỏi việc mắc phải những sai lầm. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải biết chấp nhận lỗi và sửa chữa, thay vì đổ lỗi cho người khác. Đổ lỗi là một thói quen xấu mà chúng ta cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù lớn hay nhỏ, điều quan trọng là tự xem xét và tự đánh giá bản thân. Những sai lầm trong cuộc sống thường bắt nguồn từ chính chúng ta, do đó chúng ta phải có khả năng nhận lỗi và sửa chữa để trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Việc đổ lỗi là kết tập của nhiều thói quen xấu khác nhau. Chúng ta cần nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ để nhận ra sai lầm của mình. Nếu chúng ta chỉ biết đổ lỗi, chúng ta sẽ không bao giờ tiến bộ. Hãy tưởng tượng một người suốt đời chỉ biết trách phạt người khác, liệu họ có thể trở nên kiên cường và vững chắc trước những khó khăn của cuộc sống? Nếu chỉ biết đổ lỗi, chúng ta sẽ không thể phát triển và không ai muốn ở bên cạnh một người luôn tránh trách nhiệm. Khi chúng ta biết chấp nhận lỗi, cuộc sống trở nên yên bình hơn rất nhiều, không gây phiền toái hay căng thẳng cho người khác trong giao tiếp.

Người thường đổ lỗi là những người không nhìn thấy điểm yếu của bản thân, luôn cho rằng mình đúng và đổ lỗi cho người khác sau mỗi thất bại. Một lời xin lỗi không làm chúng ta trở nên yếu đuối, mà ngược lại, nó thể hiện sự trưởng thành. Việc nhận lỗi và sửa chữa không làm chúng ta suy yếu, mà ngược lại, nó giúp chúng ta hoàn thiện và trở nên tốt hơn.

“Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp” - Benjamin Franklin. Hãy luôn cố gắng nhận lỗi và sửa chữa, để chúng ta ngày càng hoàn thiện và trở nên tốt đẹp hơn. Điều này không chỉ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn, mà còn mang lại sự hoàn thiện cho bản thân, để cuộc sống trở nên tốt hơn và thuận lợi hơn.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên