Soạn bài Nhớ đồng - Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Nhớ đồng trang 15, 16, 17 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.
Soạn bài Nhớ đồng - Chân trời sáng tạo
Soạn bài: Nhớ đồng - Cô Thu Hà (Giáo viên VietJack)
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?
Trả lời:
- Vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình của vùng đất Tây Bắc và sự thân thiện, hiếu khách của con người nơi đây đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận: Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Em dựa vào đâu em xác định như vậy?
- Cảm xúc của tác giả ở khổ này là nỗi nhớ thương, dựa vào điệp từ “đâu” được lặp đi lặp lại 4 lần.
2. Suy luận: Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?
- Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của tác giả đối với mảnh đất và con người nơi đây.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của tác giả. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.
Trả lời:
- Thể thơ 7 chữ
- Trong khổ thơ thứ 2 tác giả sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 cùng cách gieo vần “ui”: mùi – vui-bùi.
Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.
Trả lời:
- “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quanh bên trong một tiếng hò”
→ Lặp đi lặp lại 2 lần, có tác dụng: Thể hiện nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Điệp từ “đâu”
→ Lặp đi lặp lại 11 lần, có tác dụng:
+ Gây được sức ám ảnh lớn, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ của quê hương và cuộc sống bên ngoài.
+ Khắc sâu nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù.
+ Khiến toàn bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của người tù.
Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
- Cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ:
Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “rất thiệt thà): Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với cuộc sống bên ngoài
+ Phần 2 (tiếp đến “bát ngát trời): Nhớ chính bản thân khi chưa bị giam nơi ngục tù
+ Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại
- Sự vận động tâm trạng của tác giả trong bài thơ:
Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do.
=> Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà logic. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.
Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?
Trả lời:
- Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng.
- Căn cứ vào tiếng hò trong bài thơ để xác định.
→ Tiếng hò được lặp lại nhiều lần: Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa → nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh.
Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?
Trả lời:
- Chủ đề của bài thơ: Lẽ sống, lí tưởng và tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.
- Hình thức nghệ thuật: thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
Câu 6 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?
Trả lời:
- Qua bài thơ Nhớ đồng tác giả muốn gửi đến thông điệp: Phải luôn biết yêu thương, trân quý những gì đang có, yêu thương cuộc sống, con người và tất cả cảnh vật xung quanh ta. Yêu quê hương và biết ơn những bậc cha anh đã hi sinh vất vả để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống tươi đẹp.
Câu 7 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong bài thơ Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?
Trả lời:
- Bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong bài thơ Nhớ đồng:
Những hình ảnh tưởng tượng đó giúp ta nhìn nhận rõ nét hơn vẻ đẹp của cảnh vật và con người nơi đây đồng thời khi đọc văn bản chúng ta sẽ dễ dàng tiếp nhận và xác định thông tin văn bản, hình dung được tâm tư tình cảm của tác giả khi truyền tải thông qua các hình ảnh đó.
Bài giảng: Nhớ đồng - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST