Loại vi trùng quý hiếm - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo
Với tác giả, tác phẩm Loại vi trùng quý hiếm Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Loại vi trùng quý hiếm.
Tác giả - tác phẩm: Loại vi trùng quý hiếm - Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo
I. Tác giả văn bản Loại vi trùng quý hiếm
- A-zít Nê-xin (Aziz Nesin) tên khai sinh là Mehmet Nusret
- Sinh ngày 20 tháng 12 năm 1915, mất ngày 6 tháng 7 năm 1995)
- Ông sinh tại Heybeliada, Istanbul dưới chế độ đế chế Ottoman năm 1915. Sau khi làm viên chức trong vài năm, ông trở thành người biên tập của một loạt tạp chí trào phúng châm biếm nghiêng về chủ nghĩa xã hội.
- Ông là một nhà văn châm biếm được ngưỡng mộ ở Thổ Nhĩ Kỳ và là tác giả của hơn 100 cuốn sách.
II. Tìm hiểu tác phẩm Loại vi trùng quý hiếm
1. Thể loại: Hài kịch
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Tuổi trẻ cười, số ra ngày 11/9/2019
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Loại vi trùng quý hiếm có phương thức biểu đạt là tự sự.
4. Bố cục bài Loại vi trùng quý hiếm
Gồm: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “được đưa đi phân tích” - Phát hiện loại vi trùng quý hiếm.
+ Phần 2: Còn lại – Nghiên cứu và tận hưởng thành quả nghiên cứu.
5. Tóm tắt bài Loại vi trùng quý hiếm
Một vị giáo sư có đầu óc vượt trội trong giới nhãn khoa và khét tiếng nghiêm khắc phát hiện một loài vi trùng quý hiếm trên một bệnh nhân đau mắt. Giáo sư triệu tập tất cả đồng nghiệp và sinh viên đến chiêm ngưỡng thành quả nghiên cứu và nói “loại vi trùng này vào mắt sau bốn tám giờ không chữa trị thì sẽ mù tịt”. Nhưng thứ họ quan tâm lại là con vi trùng quý hiếm kia, chứ không phải anh bệnh nhân nếu không được chữa trị trong hai tư giờ nữa thì sẽ mù hẳn. Cuộc triển lãm diễn ra với sự tấp nập của những nhà khoa học tầm cỡ, giáo sư và đoàn tùy tùng làm việc quên ăn quên ngủ. Khi hỏi đến bệnh nhân, biết tin anh ta hết đầu và mù hẳn thì giáo sư cười rạng rỡ và tự hào với thành quả nghiên cứu của bản thân.
6. Giá trị nội dung:
- Phê phán, châm biếm phát minh và sự tự mãn của vị giáo sư. Vì đã là vi trùng gây đau mắt và có thể gây mất thị giác cho người bệnh thì nó là vi trùng có hại. Việc phát hiện ra con vi trùng khiến ông vui mừng đến nỗi không để tâm việc chữa trị cho bệnh nhân trong khi trọng trách lớn nhất của người bác sĩ là cứu người, những điều nên là thì bác sĩ lại quên.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng chi tiết trào phúng trong đoạn trích.
- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Loại vi trùng quý hiếm
1. Nhan đề “Loại vi trùng quý hiếm”
- Mục đích: Châm biếm chứ không phải ca ngợi phát minh vĩ đại.
- Nguyên nhân: Đã là vi trùng gây đau mắt và có thể gây mất thị giác cho người bệnh thì nó là vi trùng có hại. Điều này hoàn toàn là châm biếm vị giáo sư tự mãn này. Việc phát hiện ra con vi trùng khiến ông vui mừng đến nỗi không để tâm việc chữa trị cho bệnh nhân trong khi trọng trách lớn nhất của người bác sĩ là cứu người, những điều nên là thì bác sĩ lại quên. Khi bệnh nhân đã bị mù thì ông ta lại tươi cười rạng rỡ khẳng định mình đã nói đúng về con vi trùng.
= > Tình huống trào phúng
2. Quá trình và thành quả nghiên cứu
- Quá trình nghiên cứu:
+ Loại vi trùng quý hiếm bắt nguồn từ “gỉ mắt của con bệnh” khi anh ta đau cả hai mắt còn kêu nhức đầu liên tục.
+ Soi dưới kính hiển vi, phát hiện nó “là loại vi trùng quý hiếm, độc đáo vô song mà bao nhiêu bác sĩ nhãn khoa chưa được trông thấy”
- Thành quả nghiên cứu:
+ Cái thứ vi trùng gây bệnh cứ phải hàng triệu bệnh nhân mới có một trường hợp may mắn thế này.
+ Đây là lần thứ hai trong đời tôi thấy được loại vi trùng quý hiếm này.
+ Loại vi trùng quý hiếm này khi lọt vào mắt, sau bốn mươi tám giờ mà không chưa trị thì sẽ mù tịt.
- Thái độ của giáo sư và đoàn tùy tùng:
+ Vị giáo sư khư khư giữ con vi trùng ấy không chỉ như một bảo vật mà còn là một kì tích cho sự phát hiện vĩ đại.
+ Giáo sư đi như bay lượn, nói cười thân ái. Bài giảng của ngài lập tức thu hút nhiều học giả trong và ngoài nước đến dự.
+ Giáo sư lập tức thông báo mọi người đến chiêm bái thành quả khoa học mới toanh này và trong cơn phấn khích, ngài cho biết ngài quyết định viết một cuốn chuyên khảo về loại vi trùng quý hiếm này.
+ Khi biết bệnh nhân bị mù: “Vị giáo sư nở nụ cười hết cỡ: “Tuyệt vời! Đúng như tôi đã nói, sau bốn mươi tám giờ nếu không vô hiệu hóa được vi trùng thì bệnh nhân tất nhiên sẽ mù và đơn đau sẽ cứt.
= > Nhận xét chung:
- Quên mất nhiệm vụ của người bác sĩ là phải cứu người, cứu bệnh nhân.
- Tình huống trào phúng thể hiện sự châm biếm, phê phán tới những con người trong xã hội chỉ biết ham hư vinh với những thứ lạ, quý hiếm mà quên mất đi bản chất công việc.
Học tốt bài Loại vi trùng quý hiếm
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Loại vi trùng quý hiếm Ngữ văn lớp 8 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả - tác phẩm Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST