Khóc Dương Khuê - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Cánh diều

Với tác giả, tác phẩm Khóc Dương Khuê Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Khóc Dương Khuê.

Tác giả - Tác phẩm: Khóc Dương Khuê - Ngữ văn lớp 9 Cánh diều

Quảng cáo

I. Tác giả văn bản Khóc Dương Khuê

- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng.

- Sinh ra tại quê ngoại – xã Hoàng Xá (nay là xã Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

- Lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội – làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

- Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.

- Năm 1864, ông đỗ đầu kì thi Hương. Mấy kì sau thi tiếp lại trượt, đến năm 1871, ông đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình. ⇒ Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

- Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.

- Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

- Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

- Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Quảng cáo

- Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau.

- Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương.

- Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình.

- Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

Khóc Dương Khuê - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Cánh diều

II. Tìm hiểu văn bản Khóc Dương Khuê

1. Thể loại

- Văn bản Khóc Dương Khuê thuộc thể loại song thất lục bát.

Quảng cáo

2. Xuất xứ

- Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, Dương Khuê sinh năm 1839. Hai người kết bạn từ thuở thi đậu, Nguyễn Khuyến bỏ quan về quê, Dương Khuê vẫn làm quan nhưng cả hai vẫn giữ tình bạn gắn bó khăng khít.

- Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Đoạn 1 (Hai câu thơ đầu): Nỗi đau đột ngột khi mất bạn.

- Đoạn 2 (Từ câu 3 đến câu 22): Những kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng của nhà thơ.

- Đoạn 3 (Còn lại): Nỗi đau tắc nghẹn, hụt hẫng, chơi vơi khi đối diện với hiện thực phũ phàng (mất người tri âm, tri kỉ).

5. Giá trị nội dung

- Bài thơ Khóc Dương Khuê là một bài thơ cảm động, đã thể hiện một tình bạn tri âm, tri kỉ của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê.

Quảng cáo

6. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu.

- Sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật: nói giảm nói tránh, các câu hỏi tu từ, điệp từ,...

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Khóc Dương Khuê

1. Nỗi đau đớn bàng hoàng khi nghe tin bạn mất

- Cách xưng hô với bạn (gọi bạn là bác) thể hiện tình cảm gần gũi, yêu mến, kính trọng bạn của nhà thơ.

- Cụm từ thôi đã thôi rồi để cực tả tâm trạng đau đớn, bàng hoàng của nhà thơ trước sự ra đi của bạn.

- Câu thơ cảm thán, giọng thơ ai oán, gợi tả nỗi đau như thấm vào cảnh vật, thấm vào lòng người .

2. Dòng hồi tưởng về những ngày gắn bó

- Nhà thơ hồi tưởng lại những kỉ niệm một thời gắn bó của nhà thơ và bạn: cùng đi thi, cùng làm quan, cùng làm thơ – uống rượu và cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc đời…

- Điệp từ cũng có lúc... có khicho ta thấy kỉ niệm hiện về dồn dập, sống động chân thực, khó phai mờ. 

- Kỉ niệm được nhắc lại theo dòng thời gian từ xa đến gần; giọng thơ trầm đều… → Kỉ niệm giữa nhà thơ với bạn càng chồng chất.

⇒ Một tình bạn keo sơn, gắn bó, chân thành, sâu sắc.

3. Nỗi đau đớn khi không còn bạn

- Cách nói giảm nói tránh nhưng không cân bằng được tâm trạng sửng sốt, bàng hoàng: làm sao,chợt nghe. Dường như nỗi đau tinh thần quá lớn, đã vượt qua nỗi đau thể xác: chân tay rụng rời.

→ Trở lại thực tại mất bạn, giọng thơ từ hoài niệm chuyển sang đau đớn.

- Câu hỏi tu từ cũng là lời trách của Nguyễn Khuyến đối với bạn diễn tả nỗi đau đớn, bơ vơ trong lòng tác giả(vội vã lên tiên).

- Điệp ngữ trùng điệp: không, ai, viết diễn tả nỗi trống vắng cô đơn tột cùng, không gì bù đắp nổi.

- Bốn câu thơ cuối dồn tụ bao nỗi đau, thương bạn, chỉ còn nỗi nhớ ở lại, dường như nước mắt lặn vào trong, vào trái tim đang run lên những cung bậc cảm xúc nghẹn ngào, chua xót.

- Cách dùng điển cố để diễn tả tâm trạng bơ vơ trống vắng khi bạn khi bạn không còn nữa.

Học tốt bài Khóc Dương Khuê

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Khóc Dương Khuê Ngữ văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên