Trắc nghiệm Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh (có đáp án) - Cánh diều

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh Ngữ văn lớp 9 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 9.

Trắc nghiệm Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh (có đáp án) - Cánh diều

Tìm hiểu tác giả Trần Quang Khải

Câu 1. Trần Quang Khải sống ở thế kỷ nào

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

A. XII

B. XIII

C. XIV

D. XV

Câu 2. Trần Quang Khải là con trai của vị vua nào?

A. Trần Thái Tông

B. Trần Nhân Tông

C. Trần Thánh Tông

D. Trần Anh Tông

Quảng cáo

Câu 3. Tác giả nổi bật nhất với vai trò gì?

A. Nhà thơ

B. Thầy thuốc

C. Võ tướng

D. Quan văn

Câu 4. Thời đại tác giả sinh sống, nước ta đang bị quân giặc nào quấy nhiễu?

A. Giặc Minh

B. Giặc Pháp

C. Giặc Mông - Nguyên

D. Giặc Thanh

Câu 5. Trần Quang Khải có công lớn trong chiến thắng ở đâu? 

Quảng cáo

A. Sơn Động và Vạn Kiếp

B. Sông Cầu và Phù Ninh

C. Bạch Đằng và Lạng Sơn

D. Hàm Tử và Chương Dương. 

Câu 6. Đâu không phải là sáng tác của Trần Quang Khải?

A. Phúc hưng viên.

B. Tụng giá hoàn kinh sư.

C. Xa ngắm thác núi Lư

D. Xuân nhật hữu cảm.

Tìm hiểu văn bản Phò giá về kinh

Câu 1. Phò giá về kinh là tác phẩm của ai sáng tác?

A. Lý Thường Kiệt

B. Phan Bội Châu

C. Trần Quang Khải

D. Trần Nhân Tông

Quảng cáo

Câu 2. Tác phẩm được viết theo thể loại nào?

A. Thơ thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt

D. Ngũ ngôn

Câu 3. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ Phò giá về kinh được sáng tác lúc tác giả đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương, đúng hay sai?

                                    Đúng                  Sai

Câu 4. Giọng điệu chính của bài thơ Phò giá về kinh là gì?

A. Đanh thép

B. Sảng khoái

C. Sâu sắc

D. Thống thiết

Câu 5. Cảm xúc của tác giả trong bài thơ Phò giá về kinh được thể hiện như thế nào?

A. Hạnh phúc

B. Đau đớn

C. Hân hoan

D. Căm phẫn

Câu 6. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản?

A. Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.

B. Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.

C. Sử dụng chữ Nôm điêu luyện

D. Hình thức diến đạt cô đúc

Câu 7. Hai câu thơ đầu bài thơ diễn tả điều gì?

A. Nói về hào khí chiến thắng của dân tộc trong cuộc chiến chống Mông - Nguyên xâm lược

B. Chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long, góp công vào bảo vệ độc lập dân tộc

C. Chiến thắng quan trọng có công sức của tác giả: chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Cách đưa tin chiến thắng trong hai câu đầu bài thơ có gì đặc biệt?

A. Đảo kết cấu chủ - vị của câu thơ

B. Đảo trật tự thời gian của những chiến thắng

C. Nói tới những chiến thắng trong tương lai

D. Nhắc tới những chiến thắng của các triều đại trước

Câu 9. Chiến thắng Hàm Tử - Chương Dương diễn ra trong trận chiến chống quân giặc nào?

A. Giặc Minh

B. Giặc Pháp

C. Giặc Mông - Nguyên

D. Giặc Thanh

Câu 10. Nội dung của hai câu thơ sau trong bài Phò giá về kinh?

A. Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập

B. Lời khích lệ xây dựng đất nước trong cảnh thái bình

C. Khẳng định sự bền vững, hưng thịnh của đất nước

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Từ “Thái bình” trong câu thơ "Thái bình tu trí lực" chỉ điều gì?

A. Một tỉnh của nước ta

B. Một huyện của nước ta

C. Tên riêng của một người

D. Sự yên bình của đất nước

Câu 12. Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng nhất cho cả hai bài thơ “Phò giá về kinh” và “Sông núi nước Nam”?

A. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước

B. Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc

C. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm

D. Thể hiện khát vọng hòa bình

Câu 13. Nghệ thuật nổi bật trong cả hai bài thơ Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam là gì?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ biểu cảm

B. Sử dụng nhiều yếu tố trùng điệp

C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hòa trộn giữa ý tưởng và cảm xúc

D. Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

Câu 14. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ “trí lực” trong câu thơ Thái bình tu trí lực là một từ Hán Việt, đúng hay sai?

                              Đúng                         Sai

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên