Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 100 - Kết nối tri thức
Với soạn bài Thực hành tiếng Việt: Cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu trang 100, 101 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 100 - Kết nối tri thức
* Cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu
Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong hai cách trích dẫn tài liệu sau, cách nào đúng quy định? Dựa vào đâu em xác định như vậy?
a.
- Cách 1: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích.
- Cách 2: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như Hơ-bớt Mác-kiu-dơ (Herbert Marcuse) đã nói.
(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc)
b.
- Cách 1: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).
(Theo Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)
- Cách 2: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Trả lời:
a. Cách 2 là cách trích dẫn tài liệu đúng quy định.
=> Dựa vào: câu nói của Herbert Marcuse được đặt trong dấu ngoặc kép và là lời dẫn trực tiếp.
b. Cách 1 là cách trích dẫn tài liệu đúng quy định.
=> Dựa vào: câu nói của Nguyễn Bá Học được đặt trong dấu ngoặc kép và là lời dẫn trực tiếp.
Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Dấu hiệu nào trong các đoạn trích sau cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn? Từ đó, em rút ra bài học gì trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu?
a. Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ hiện ra “ở giữa dòng mà nói vọng vào: “ - […] thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ảo ảnh chập chờn và mau chóng tan biến. Chia li là vĩnh viễn. Người chết chẳng thể nào sống lại: “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.
(Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người)
b. Sau này, tâm hồn thi sĩ, ngòi bút tài hoa của Hoàng Cầm cũng khiến ta chẳng thế nào quên nụ cười của những cô gái miền quê Kinh Bắc:
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng.
(Bên kia sông Đuống)
(Lê Quang Hưng, “Nắng mới” - sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng)
c. Từ hơn nửa thế kỉ trước đây, Nguyễn Tuân đã sớm cảm thấy cái sức truyền cảm tuy kín đáo nhưng khó cưỡng lại ấy trong văn chương của Thạch Lam khi viết một câu văn đúng và đẹp lạ lùng: “Đọc ‘Hai đứa trẻ”, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín” (Nguyễn Tuân, “Thạch Lam”, trích lại trong “Thạch Lam, văn và đời”)
(Đỗ Kim Hồi, Thạch Lam - Đôi điều cảm nhận)
Trả lời:
a. Dấu hiệu: người viết đặt lời nói trực tiếp của Vũ Nương và lời dẫn truyện của Nguyễn Dữ vào dấu ngoặc kép
b. Dấu hiệu: người viết tuân thủ quy tắc trích thơ (trước khi trích thơ có dấu hai chấm, đảm bảo cách xuống dòng giống như nguyên tác bài thơ).
c. Dấu hiệu: người viết chọn đúng tài liệu liên quan đến lời nhận xét của Nguyễn Tuân về Thạch Lam, lời của Nguyễn Tuân được đặt trong dấu ngoặc kép, cuối lời trích dẫn có nêu tên và nguồn trích dẫn).
* Bài học rút ra: Khi tham khảo tài liệu, cần tìm đúng nguồn tin tham khảo bằng cách chọn lọc sách, báo uy tín. Khi trích dẫn, cần đảm bảo đúng thông tin được trích dẫn, đặt câu trích dẫn trong dấu ngoặc kép hoặc tôn trọng cách trình bày của tác giả bản thân đang tham khảo, ghi rõ nguồn tham khảo ở cuối câu.
Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong tạo lập văn bản, việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác và việc trích dẫn theo cách gián tiếp khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý người khác |
Việc trích dẫn theo cách gián tiếp |
- Không thể hiện sự tôn trọng với tác giả. Thông tin trích dẫn trở thành không đáng tin cậy. - Bài làm sẽ bị tính là đạo văn do người đọc không tìm thấy xuất xứ tài liệu. |
- Thể hiện sự tôn trọng với tác giả. Thông tin trích dẫn tin cậy hơn do có nguồn gốc rõ ràng. - Bài làm sẽ không bị tính là đạo văn. |
Bài giảng: Thực hành tiếng Việt trang 100 - Cô Nguyễn Thị Hoa (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT