Trắc nghiệm Một thể thơ độc đáo của người Việt (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Một thể thơ độc đáo của người Việt Ngữ văn lớp 9 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 9.

Trắc nghiệm Một thể thơ độc đáo của người Việt (có đáp án) - Kết nối tri thức

Tìm hiểu văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt

Câu 1. Đâu là những tác phẩm đầu tiên sáng tác bằng thể song thất lục bát?

Quảng cáo

A. Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa

B. Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn

C. Hoàng Lê nhất thống chí

D. Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa và Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn

Câu 2. Thể song thất lục bát tương đồng với thể lục bát ở đặc điểm nào?

A. Quy luật dùng thanh điệu.

B. Số câu trong một bài thơ.

C. Cách gieo vần ở cặp câu lục bát và quy luật dùng thanh điệu.

D. Số tiếng trong một dòng.

Quảng cáo

Câu 3. Theo văn bản, thể song thất lục bát và lục bát được người Việt sáng tạo trong khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ XX, xuất hiện trước sau không lâu.

B. Thế kỉ XV – XVI, xuất hiện trước sau không lâu.

C. Thế kỉ XV – XVII, xuất hiện trước sau không lâu.

D. Thế kỉ X – XVI, xuất hiện trước sau không lâu…

Câu 4. Quy định về thanh điệu cố định ở câu lục ở các vị trí tiếng 2, 4 và 6 là gì?

A. Trắc – bằng – trắc

B. Bằng – trắc – bằng

C. Bằng – trắc – trắc

D. Trắc – bằng – bằng

Câu 5. Quy định về thanh điệu cố định ở câu bát ở các vị trí tiếng 2, 4, 6 và 8 là gì?

Quảng cáo

A. Bằng – trắc – bằng – bằng

B. Trắc – bằng – trắc – bằng.

C. Bằng – trắc – trắc – bằng.

D. Trắc – bằng – bằng – bằng.

Câu 6. Vần chân của thể song thất lục bát thường được gieo ở câu nào?

A. Câu lục và câu bát.

B. Câu thất thứ nhất

C. Câu thất thứ hai.

D. Câu bát

Câu 7. Sự khác biệt của thể lục bát và song thất lục bát nằm ở điểm nào?

A. Câu thất thứ nhất.

B. Cặp câu song thất.

C. Câu bát.

D. Cặp câu lục bát.

Quảng cáo

Câu 8. Vần lưng của thể lục bát thường được gieo ở đâu?

A. Tiếng thứ 6 của câu lục.

B. Tiếng thứ 4 của câu bát.

C. Tiếng thứ 5 của câu bát.

D. Tiếng thứ 6 và tiếng thứ 4 của câu bát.

Câu 9. Theo văn bản, thể song thất lục bát có quy định gì về thanh điệu ở cặp câu song thất?

A. Chú trọng quy chuẩn thanh điệu của các tiếng ở vị trí lẻ trong câu thơ.

B. Chú trọng quy chuẩn thanh điệu của các tiếng ở vị trí chẵn trong câu thơ.

C. Chú trọng quy chuẩn thanh điệu của các tiếng trong cả bài thơ.

D. Chú trọng quy chuẩn thanh điệu của các tiếng ở vị trí đầu câu thơ.

Câu 10. Đâu là đặc điểm về vần của thể song thất lục bát?

A. Mỗi câu thất chỉ có vần lưng

B. Mỗi câu thất đều có cả vần chân và vần lưng.

C. Mỗi câu thất chỉ có vần chân.

D. Chỉ sử dụng vần chân cho toàn bài.

Câu 11. Vì sao thể ngâm khúc thường được sáng tác bằng thể song thất lục bát?

A. Vì đây là thể thơ truyền thống của dân tộc.

B. Vì thể thơ này giàu nhạc tính.

C. Vì thể ngâm khúc được quy định phải sáng tác bằng thể song thất lục bát.

D. Vì giai đoạn ngâm khúc ra đời chỉ có thể song thất lục bát.

Câu 12. Thể thơ song thất lục bát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện thể ngâm khúc?

A. Tạo được dấu ấn riêng.

B. Tạo nên giai điệu du dương khi đọc.

C. Biểu hiện những tâm trạng, cảm xúc bi thương của thể ngâm khúc.

D. Khắc sâu nỗi buồn, làm nổi bật lên chất giọng của người ngâm khúc

Câu 13. Vì sao thể song thất lục bát được dùng nhiều trong các thể loại văn học khác (ca trù, văn tế, thơ…)?

A. Vì thể thờ này có khả năng truyền cảm mạnh mẽ và sâu lắng.

B. Vì thể thơ này là thể thơ truyền thống của dân tộc.

C. Vì các thể loại đó đều được quy định phải dùng thể song thất lục bát.

D. Vì thể thơ này có quy định về thanh điệu, vần và nhịp rất đơn giản.

Câu 14. Vì sao đến đầu thế kỉ XX, các nhà thơ hiện đại vẫn tiếp tực sử dụng song thất lục bát trong sáng tác?

A. Vì vẻ đẹp, sức truyền cảm đặc biệt.

B. Vì thể thơ này có quy định về thanh điệu, vần và nhịp rất đơn giản.

C. Vì thể thơ này là thể thơ truyền thống của dân tộc.

D. Vì vẻ đẹp, sức truyền cảm đặc biệt và đồng thời cũng mang hơi thở của thời đại mới, diễn tả được những tâm trạng, cảm xúc mới mẻ.

Câu 15. Tác phẩm nào dưới dây được viết bằng thể song thất lục bát?

A. Thuật hoài.

B. Đoạn trường tân thanh.

C. Tụng giá hoàn kinh sư.

D. Hải hoại huyết thư.

Câu 16. Đâu là nhận xét đúng về đặc điểm của thể ngâm khúc.

A. Là thể loại có nguồn gốc từ Trung Hoa.

B. Chủ yếu sử dụng thể lục bát.

C. Dung lượng tương đối ngắn, chỉ khoảng vài chục câu thơ.

D. Là thể loại trữ tình thuần túy Việt Nam, sử dụng thể thơ song thất lục bát.

Câu 17. Tác phẩm nào dưới đây không viết bằng thể song thất lục bát?

A. Tự tình khúc.

B. Đoạn trường tân thanh.

C. Ai tư vãn.

D. Cung oán ngâm khúc

Câu 18. Vì sao thể thơ song thất lục bát rất phù hợp với việc thể hiện cảm xúc trong thể ngâm khúc?

A. Vì đó là quy ước của thể ngâm khúc.

B. Vì thể thơ này có vần và thanh điệu đơn giản.

C. Vì thể thơ này giàu tính nhạc, phù hợp với việc thể hiện âm điệu buồn, đau đớn thường thấy ở thể ngâm khúc.

D. Vì các nhà thơ muốn sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc.

Câu 19. Giai đoạn 1945 – 1975, đâu là nội dung chủ yếu của các bài thơ viết bằng thể song thất lục bát là gì?

A. Thiên nhiên, cuộc sống.

B. Lịch sử dân tộc, thế sự đời tư.

C. Tình cảm bạn bè, đôi lứa.

D. Sự đổi mới của đất nước.

Câu 20. Thể song thất lục bát xuất hiện trong thơ ca hiện đại ở những bài thơ như thế nào?

A. Hợp thể với các thể loại thơ Đường luật.

B. Thơ tự do và hợp thể.

C. Gần như không xuất hiện.

D. Hợp thể với thơ ngũ ngôn, thất ngôn.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên