Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 47 (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 47 Ngữ văn lớp 9 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 9.
Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 47 (có đáp án) - Kết nối tri thức
Tìm hiểu biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần
Câu 1. Điệp thanh là gì?
A. Là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng những âm tiết có vần giống nhau nhằm tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính nhạc để biểu đạt cảm xúc của người viết (người nói), đồng thời gây ấn tượng thẩm mĩ cho người đọc (người nghe).
B. Là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến là một hoặc nhiều người tham gia giao tiếp trực tiếp.
C. Là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (hoặc thanh trắc) để tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả diễn đạt cho câu thơ
D. Là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến không phải là người tham gia đối thoại trực tiếp.
Câu 2. Trường hợp nào không sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh?
A. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
B. Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
C. Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít. Chắt dồn lâu hóa nhiều
Vươn mình trong gió tre đu
D. Lơ thơ tơ liễu buông mành.
Con oanh học nói trên cành mỉa mai
Câu 3. Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh gì?
Lam nhung ô! màu lưng chừng trời;
Xanh nhung ô! Màu phơi nơi nơi.
Vàng phai nằm im ôm non gầy;
Chim yên neo mình ôm xương cây.
(Hoàng Hoa – Bích Khê)
A. Điệp thanh ngang.
B. Điệp thanh bằng
C. Điệp thanh trắc.
D. Điệp cả thanh bằng lẫn thanh trắc.
Câu 4. Tác dụng của điệp thanh là gì?
A. Tăng tính nhạc
B. Nâng cao hiệu quả diễn đạt cho câu thơ
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 5. Nêu tác dụng của biện pháp điệp thanh trong câu thơ sau:
“Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống”
A. Tạo tính nhạc, giúp người đọc cảm nhận những giọt mưa đang rơi mau ở khắp chốn
B. Tạo tính liên kết, tính nhạc cho câu thơ
C.Nhấn mạnh sự não nề, ảm đạm của cơn mưa
D. Như tiếng lòng của thi nhân muốn dịu lại, vơi đi những nỗi sầu
Câu 6. Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh gì?
Ô trời hôm nay sao mà xanh!
Ngọc trăng xây vàng trên muôn cành,
Nhung mây tê ngời sao kim cương,
Dạ lan tê ngời say men hương;
(Nghê thường – Bích Khê)
A. Điệp thanh ngang
B. Điệp thanh bằng
C. Điệp thanh trắc
D. Điệp cả thanh bằng lẫn thanh trắc
Câu 7. Biện pháp tu từ điệp vần có thể xuất hiện ở đâu trong bài thơ?
A. Âm tiết cuối cùng của câu thơ.
B. Âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ.
C. Âm tiết nằm ở đâu câu thơ.
D. Âm tiết cuối cùng và âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ.
Câu 8. Biện pháp tu từ điệp vần xuất hiện ở âm tiết cuối cùng của câu thơ gọi là gì?
A. Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần cách
D. Vần liền
Câu 9. Biện pháp tu từ điệp vần xuất hiện ở âm tiết nằm ở khoảng giữa của câu thơ gọi là gì?
A. Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần cách
D. Vần liền
Câu 10. Hai câu thơ dưới đây điệp vần gì?
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
A. Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần cách
D. Vần liền
Câu 11. Tác dụng của phép điệp vần trong đoạn thơ dưới đây là gì?
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
(Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa)
A. Tạo cho câu thơ sự cân đối, nhịp nhàng, giúp người đọc liên tưởng đến một vùng quê yên bình sau cơn mưa, vạn vật đã tràn đầy sức sống
B. Tạo cho câu thơ những nhịp nhanh, dồn dập để diễn tả cơn mưa rào
C. Tạo không khi sâu lắng, có phần ảm đạm trong cơn mưa
D. Tạo cho câu thơ sự hài hòa về mặt thanh điệu
Câu 12. Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì? Nêu tác dụng:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta.
(Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa)
A. Điệp vần lưng “ta” – “xa”: nhấn mạnh truyền thống kể chuyện cổ tích của dân tộc Việt Nam
B. Điệp vần chân “ta” – “xa”: nhấn mạnh những nét văn hóa truyền thống của dân tộc và vẻ đẹp tâm hồn toát lên từ mỗi con người Việt Nam
C. Điệp vần chân “thương” – “thương”: nhấn mạnh tình yêu thương, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau của con người Việt Nam
D. Điệp vần chân “tôi” – “tôi”: như một lời khẳng định chắc nịch về tình yêu nước và niềm tự hào về những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam
Câu 13. Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì? Nêu tác dụng:
Bè chiều đi thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim.
A. Điệp vần chân “lim” – “dim” tạo âm hưởng nhẹ nhàng, thư thái
B. Điệp vần lưng “lim” – “dim” tạo âm hưởng nhẹ nhàng, thư thái
C. Điệp vần ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần “lim” – “dim”: diễn tả trạng thái của những bè gỗ trôi sát nhau trên dòng nước hết sức nhẹ nhàng, tạo nên sự yên ả, thanh bình
D. Điệp vần ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần “lim” – “dim”: diễn tả sự tĩnh lặng của không gian qua hình ảnh bầy trâu đầm mình dưới dòng nước, tạo nên sự yên ả, thanh bình
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Tiếng đàn mưa
- Trắc nghiệm Một thể thơ độc đáo của người Việt
- Trắc nghiệm Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)
- Trắc nghiệm Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)
- Trắc nghiệm Củng cố, mở rộng trang 59
- Trắc nghiệm Nỗi sầu oán của người cung nữ
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT